Bạn nghĩ sao về việc Bộ trưởng bộ thông tin và truyền thông đề suất Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam?
tiếng anh
,giáo dục
Mình nghĩ nên cân nhắc để đánh giá lợi ích và tác hại của tiếng Anh tác động vào từng lĩnh vực cụ thể. Theo bài báo, mục đích công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai là vì để "start up Việt vươn ra thế giới". Giả sử tiếng Anh được công nhận là ngôn ngữ thứ 2 => tiếng Anh phổ biến và người dân tăng khả năng tiếng Anh => vươn ra thế giới.
"Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai" không đảm bảo chuyện "start-up Việt vươn ra thế giới." Có khả năng nói tiếng Anh tốt, start-up hội nhập thế giới tốt (giao tiếp lưu loát và hiệu quả). Một start-up thành công đòi hỏi nhiều yếu tố. Start-up mang màu sắc khu vực nơi mà start up được sinh ra vì start-up được ra đời là để giải quyết vấn đề còn tồn tại của cộng đồng đó.
Grab được sinh ra là vì mơ ước của cô gái người Malay nhận thấy đất nước mình sinh ra và lớn lên dịch vụ taxi quá tệ dù nhu cầu sử dụng lớn và cô muốn cải thiện nó. Facebook được sinh ra là để kết nối những người bạn tạo nên cộng đồng thuận tiện liên lạc của Mark Zukerberg tại Harvard. Tại sao những start-up này có thể vươn ra thế giới? Một chút may mắn, những vấn đề trên cũng là vấn đề của người dân thế giới.
Start-up có vươn ra thế giới được hay không còn phải xét mục đích có trùng với thế giới không đã nhưng quan trọng vẫn là giải quyết được bài toán trong khu vực.
Mình muốn chia sẻ mặt tiêu cực của "tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai tại Việt Nam". Tương tự khi VN gia nhập APEC, sự cạnh tranh của người lao động Việt bây giờ không còn là người TPHCM với người Vũng Tàu mà là người Việt với người của các nước thành viên. Mọi người đều có cơ hội như nhau và hơn thua nhau ở năng lực làm việc. Khi tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai đồng nghĩa tiếng Anh phổ biến và người ta dùng tiếng Anh trong giao tiếp hàng ngày, trong công việc,... nhiều chỉ sau tiếng Việt. Người dân của các nước sử dụng tiếng Anh thuần thục sẽ thấy cơ hội việc làm tại đây. Liệu người Việt đã sẵn sàng và đủ năng lực cạnh tranh với các nước nói tiếng Anh còn lại hay chưa?
Nhìn một cách thực tế, phương án cần triển khai chắc chắn sẽ có dùng ngân sách. Con số "khủng" được chi lần này là bao nhiêu và làm thế nào để biết nó có thực sự hiệu quả để không lãng phí nguồn ngân sách eo hẹp? Trong bối cảnh nhà nước còn nợ nghìn tỷ đồng từ các dự án cầu đường và thất thoát hàng nghìn tỷ đồng khác vì tham nhũng, chất lượng đời sống người dân chưa đảm bảo thì ngân sách được chi để phổ cập tiếng Anh lúc này có phù hợp?
Trang Thục Văn
Mình nghĩ nên cân nhắc để đánh giá lợi ích và tác hại của tiếng Anh tác động vào từng lĩnh vực cụ thể. Theo bài báo, mục đích công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai là vì để "start up Việt vươn ra thế giới". Giả sử tiếng Anh được công nhận là ngôn ngữ thứ 2 => tiếng Anh phổ biến và người dân tăng khả năng tiếng Anh => vươn ra thế giới.
"Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai" không đảm bảo chuyện "start-up Việt vươn ra thế giới." Có khả năng nói tiếng Anh tốt, start-up hội nhập thế giới tốt (giao tiếp lưu loát và hiệu quả). Một start-up thành công đòi hỏi nhiều yếu tố. Start-up mang màu sắc khu vực nơi mà start up được sinh ra vì start-up được ra đời là để giải quyết vấn đề còn tồn tại của cộng đồng đó.
Grab được sinh ra là vì mơ ước của cô gái người Malay nhận thấy đất nước mình sinh ra và lớn lên dịch vụ taxi quá tệ dù nhu cầu sử dụng lớn và cô muốn cải thiện nó. Facebook được sinh ra là để kết nối những người bạn tạo nên cộng đồng thuận tiện liên lạc của Mark Zukerberg tại Harvard. Tại sao những start-up này có thể vươn ra thế giới? Một chút may mắn, những vấn đề trên cũng là vấn đề của người dân thế giới.
Start-up có vươn ra thế giới được hay không còn phải xét mục đích có trùng với thế giới không đã nhưng quan trọng vẫn là giải quyết được bài toán trong khu vực.
Mình muốn chia sẻ mặt tiêu cực của "tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai tại Việt Nam". Tương tự khi VN gia nhập APEC, sự cạnh tranh của người lao động Việt bây giờ không còn là người TPHCM với người Vũng Tàu mà là người Việt với người của các nước thành viên. Mọi người đều có cơ hội như nhau và hơn thua nhau ở năng lực làm việc. Khi tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai đồng nghĩa tiếng Anh phổ biến và người ta dùng tiếng Anh trong giao tiếp hàng ngày, trong công việc,... nhiều chỉ sau tiếng Việt. Người dân của các nước sử dụng tiếng Anh thuần thục sẽ thấy cơ hội việc làm tại đây. Liệu người Việt đã sẵn sàng và đủ năng lực cạnh tranh với các nước nói tiếng Anh còn lại hay chưa?
Nhìn một cách thực tế, phương án cần triển khai chắc chắn sẽ có dùng ngân sách. Con số "khủng" được chi lần này là bao nhiêu và làm thế nào để biết nó có thực sự hiệu quả để không lãng phí nguồn ngân sách eo hẹp? Trong bối cảnh nhà nước còn nợ nghìn tỷ đồng từ các dự án cầu đường và thất thoát hàng nghìn tỷ đồng khác vì tham nhũng, chất lượng đời sống người dân chưa đảm bảo thì ngân sách được chi để phổ cập tiếng Anh lúc này có phù hợp?