Bạn nghĩ sao về Tiến Sĩ Lê Thẩm Dương?

  1. Giáo dục

Càng trưởng thành thì mình lại thấy mấy phát ngôn kiểu như chân lý, quan điểm sống hay phương thức thành công của ổng dần vô nghĩa, nhạt nhẽo đi nhỉ ?

https://cdn.noron.vn/2019/01/13/516a0ef87106a8d63eea6a56e7c70572.jpg
Từ khóa: 

lê thẩm dương

,

kol

,

quan điểm tranh luận

,

phong cách sống

,

giáo dục

Câu hỏi được gộp với Tại sao Tiến sĩ Lê Thẩm Dương bị nhiều người ném đá?

Tôi cũng thấy tương tự cậu ạ.

Căn bản là kiến thức, còn hình thức truyền đạt thì mỗi cách lại phù hợp với một dạng người. Mà "dạng người" này lại thường phân theo độ tuổi (chính xác hơn là thế giới quan, mà thông thường thế giới quan tỷ lệ với độ tuổi). Nên là không phải riêng bác Thẩm Dương này đâu, tôi nghĩ là khi mình cảm thấy bắt đầu chán một điều gì đấy - mà trước kia từng (rất) thích, đó là dấu hiệu cho thấy mình đã trưởng thành (theo một cách hiểu nào đó).

Giống như cùng chủ đề là kinh tế - tài chính, ngày xưa tôi hay đọc tin tức ở mấy trang kiểu như Yan, Kênh 14,... vì ngôn ngữ ở đấy phổ thông, dễ hiểu. Sau này, khi biết nhiều hơn, tôi thường đọc mấy tin này ở Cafebiz, Zing,... vì ngôn ngữ chuyên môn hơn, hàn lâm hơn. Sau đó, kiến thức ngày càng nhiều hơn, tôi bắt đầu chuyển sang xem các phân tích trên VTV, hoặc các chuyên trang về kinh tế - tài chính như VN-Economy. Sau đó tôi lại phát hiện ra là các phân tích này chủ yếu được lấy từ các trang nước ngoài như Reuter, Bloomberg, The NY Times, The CNBC, The Financial Times, Nikken,... nên tôi chuyển sang xem hẳn các tin gốc.

(Và tương tự cho các chủ đề khác)

Nên là thật sự tôi cũng thấy bác Dương bây giờ nói quá nhiều thứ vô nghĩa, nhưng căn bản thì tôi cũng không chê trách gì. Vì chẳng qua là mình đã qua độ tuổi "target audience" của bác thôi. Tôi tạm gọi quá trình này là sự "trưởng thành". Nghĩa là mặc dù bây giờ nó không phù hợp với mình nữa, nhưng nó vẫn tồn tại được - tức là nó không hoàn toàn vô nghĩa ấy. Chí ít thì nó vẫn có ý nghĩa với một nhóm người nhất định, giải quyết được một số vấn đề nhất định, và vẫn đóng góp được ít nhiều giá trị nào đó.

Nên là một cách khái quát, khi ai đó cảm thấy mình quá "trung thành" với bất cứ cá nhân nào, thì đều đáng "báo động" cả. (tóm gọn là tôi không thích (ghét) "văn hóa Idol")

Trả lời

Tôi cũng thấy tương tự cậu ạ.

Căn bản là kiến thức, còn hình thức truyền đạt thì mỗi cách lại phù hợp với một dạng người. Mà "dạng người" này lại thường phân theo độ tuổi (chính xác hơn là thế giới quan, mà thông thường thế giới quan tỷ lệ với độ tuổi). Nên là không phải riêng bác Thẩm Dương này đâu, tôi nghĩ là khi mình cảm thấy bắt đầu chán một điều gì đấy - mà trước kia từng (rất) thích, đó là dấu hiệu cho thấy mình đã trưởng thành (theo một cách hiểu nào đó).

Giống như cùng chủ đề là kinh tế - tài chính, ngày xưa tôi hay đọc tin tức ở mấy trang kiểu như Yan, Kênh 14,... vì ngôn ngữ ở đấy phổ thông, dễ hiểu. Sau này, khi biết nhiều hơn, tôi thường đọc mấy tin này ở Cafebiz, Zing,... vì ngôn ngữ chuyên môn hơn, hàn lâm hơn. Sau đó, kiến thức ngày càng nhiều hơn, tôi bắt đầu chuyển sang xem các phân tích trên VTV, hoặc các chuyên trang về kinh tế - tài chính như VN-Economy. Sau đó tôi lại phát hiện ra là các phân tích này chủ yếu được lấy từ các trang nước ngoài như Reuter, Bloomberg, The NY Times, The CNBC, The Financial Times, Nikken,... nên tôi chuyển sang xem hẳn các tin gốc.

(Và tương tự cho các chủ đề khác)

Nên là thật sự tôi cũng thấy bác Dương bây giờ nói quá nhiều thứ vô nghĩa, nhưng căn bản thì tôi cũng không chê trách gì. Vì chẳng qua là mình đã qua độ tuổi "target audience" của bác thôi. Tôi tạm gọi quá trình này là sự "trưởng thành". Nghĩa là mặc dù bây giờ nó không phù hợp với mình nữa, nhưng nó vẫn tồn tại được - tức là nó không hoàn toàn vô nghĩa ấy. Chí ít thì nó vẫn có ý nghĩa với một nhóm người nhất định, giải quyết được một số vấn đề nhất định, và vẫn đóng góp được ít nhiều giá trị nào đó.

Nên là một cách khái quát, khi ai đó cảm thấy mình quá "trung thành" với bất cứ cá nhân nào, thì đều đáng "báo động" cả. (tóm gọn là tôi không thích (ghét) "văn hóa Idol")

chán ngán mấy cha chém gió một thì chán ngấy mấy em học viên lơ ngơ mười ;v mất tiền đi xem hài vậy thà lên youtubes xem còn hơn chưa kể xem hài láo, hài xàm đó thì chỉ có ngu dốt đi thôi :v cảm thấy hơi lợm giọng với mấy cha tiến sĩ kiếm tiền kiểu hèn hèn rồi đó

Một vấn đề phải nhìn nhận đa chiều. Người như bác Dương và các phát ngôn của bác ấy tồn tại vì nó đáp ứng một nhu cầu nào đó của xã hội :D
Với những người ko đầu tư nhiều vào tìm tòi định hướng bản thân, mông lung về hướng phát triển của chính mình, thì những lời khuyên này có thể giúp các bạn tìm cho mình một lối đi phù hợp.
Còn khi bạn đã có cho mình một định hướng rõ ràng, cảm thấy mình cần làm gì, đi đâu thì những lời này sẽ khó áp dụng với bạn hơn. Bạn đủ khả năng tự suy nghĩ, tự đi. Và đến lúc bạn gặp bế tắc, có lẽ bạn lại có nhu cầu nghe ai đó khuyên nhủ :3
Việc các tri thức trẻ dần cảm thấy những tư tưởng ấy ít giá trị theo t là điều tất yếu, nó phản ánh quá trình trưởng thành của các bạn. Tuy nhiên nếu vì ai đó cảm thấy vì mình trưởng thành rồi mà tỏ ra coi thường những diễn giả hay quan điểm của họ thì t coi đó là một hành vi khá ngạo mạn :D
Thỉnh thoảng xem những video cũ của bác Dương đc chia sẻ trên mạng, t cảm thấy vẫn có thể chắt lọc ra 1, 2 ý phù hợp để bổ sung cho chính mình

Tôi không biết và cũng chẳng quan tâm Lê Thẩm Dương là ai, vậy nên xin phép không đánh giá. Nhưng từ góc nhìn của tôi, bất kỳ người nổi tiếng nào cũng sẽ có người yêu kẻ ghét. Đấy là cái giá của sự nổi tiếng, của việc được yêu thương. Vậy nên Lê Thẩm Dương bị chửi cũng là bình thường.

https://cdn.noron.vn/2021/10/02/25550603911201298-1633170548.jpg

Không có đáng hoàn mỹ nào được lòng tất cả mọi người

Chuyên gia chém gió chứ dạy gì, nói chung là xàm

Thấy nhiều chương trình mời về nói chuyện lắm :)) chả hiểu nổi nhờ

Ý kiến cá nhân: Mình thấy không có một ai làm chuẩn mực cả, nên mình nghĩ tiến sĩ Lê Thẩm Dương cũng bình thường à. Mình cứ nghe để cho biết vậy, rồi học cách chắt lọc để khiến nó trở thành quan điểm riêng của mình.

Cái thứ hai, không phải chỉ của tiến sĩ Lê Thẩm Dương mà với mình, hình như ai cũng đều nói và diễn thuyết theo một lối mòn ấy. Một người bác mà 2 năm trước, mình say mê trò chuyện, ngưỡng mộ quan điểm và lối sống của bác, giờ mình lại chẳng thể hòa hợp nổi :)))

Nên mình nghĩ nếu có cơ hội thì cứ nên lắng nghe thật nhiều, càng nhiều càng tốt, mới thấy mình thiếu sót ở đâu và trưởng thành lên ở điểm nào.

TS chuyên gia về Quản trị Ngân hàng, bài giảng về rủi ro đó chắc chắn đã được kiểm định. Còn có nhiều cách tiếp cận về rủi ro, miễn sao quản trị được nó, theo ISO chẳng hạn. mình được học về quản trị rủi ro cũng đc tiếp cận giống như TS nói. Vì vậy, bài viết trên kia không có giá trị với mình, quá thiển cận và mang ý đồ xấu, chắc được ai "thuê" để viết.

Mình vẫn xem clip của Thầy Lê Thẩm Dương và thấy nó có những điều bổ ích.

Thông thường thầy Lê Thẩm Dương, hay bị phê phán là giao tiếp bỗ bã, chia sẻ quá rộng ở nhiều lĩnh vực mà thầy có thể không thực sự có kinh nghiệm. Thành tựu sự nghiệp cá nhân không phải quá cao. Có dính tới 1 số trường hợp lừa đảo (mượn danh thầy đi lừa đảo)...

Trước giờ mình vẫn luôn giữ quan điểm "gạn đục khơi trong", cố gắng tìm kiếm 1 điều gì đó tốt đẹp đáng học. Mình thấy mình học được rất nhiều hơn từ bạn bè, từ nhân viên, từ những người kém hơn mình. Học được từ việc quan sát thiên nhiên, xã hội, xem phim, đọc truyện tiên hiệp... Mình học được từ những thất bại và đau đớn. Mình bắt buộc phải học như vậy vì hầu hết những thứ mình theo đuổi là tiên phong, là rất ít người biết tới nên về cơ bản mình không có thầy. Vì thế bất cứ chỗ nào có kiến thức, có sự đúc kết, có quy luật là đều hấp dẫn với mình.

https://cdn.noron.vn/2022/04/09/40891116812368378-1649513682.jpg
Thiên tài hay kẻ nghiện ngập là tùy góc nhìn

Nó tương tự với việc mình thích maradona trong bóng đá, chứ không quá quan tâm tới con người của ông ấy (nghiện ngập, gái gú, chơi bời...)

PS: Bạn viết status phê bình thầy Dương ở trên ảnh của câu hỏi là một người làm truyền thông, một cây viết rất nổi tiếng người Việt, đang sống ở Đức. Trộm vía cũng là bạn mình.

Nói theo điểm nhìn của mình thì mình cảm thấy tiến sĩ thì nên ở phòng nghiên cứu hơn là đi bán các khoá học viển vông. Mình cũng không đánh giá cao Mr. Lê Thẩm Dương - xin lỗi mình chỉ có thể sử dụng Mr chứ thật không muốn đính kèm học hàm học vị vào vì thấy biểu hiện không xứng đáng với danh xưng.