Bạn nghĩ sao về quan điểm cho rằng "Bánh tét giống bộ phận sinh dục nam"?

  1. Văn hóa

Mình vừa đọc được 1 bài trên facebook, tóm tắt lại thì cô Bùi Trân Phượng (tiến sĩ giáo dục) cho rằng bánh chưng bánh dày tương trưng cho trời tròn đất vuông. Nhưng thế thì cái bánh tét từ đâu ra? Nó đâu có trời tròn hay đất vuông gì đâu?

Điều này có đúng không? Nếu có thì do đâu mà ra?

https://cdn.noron.vn/2023/01/16/60390143361437109-1673859107_1024.jpg
Từ khóa: 

văn hóa

  1. Tôn trọng tất cả nếu nó là sự thật.
  2. Bánh tét cũng khá giống bpsd nam đó, nhưng hơi bự nha. Từ đó nói cái bánh dày là bpsd nữ nó cứ gượng ép sao ấy. Với cả không vừa với cái bánh tét. :)))
  3. Sách sử học thì khá nhiều, và việc đọc của tác giả nào đó rồi tâm đắc cũng bình thường. Ở lập luận của cô, mình thấy cô đồng tình với "quan điểm" của tác giả hơn là nghiên cứu mang tính độc lập, khách quan.
  4. Triết lý trời tròn đất vuông là một triết lý có lịch sử trên 4000 năm, vì vậy cho rằng mới "du nhập muộn" cách đây mấy trăm năm thì có lẽ hơi ảo, thiếu thuyết phục.
  5. Loại bánh làm từ nếp, gói bằng lá, hình trụ dài xuất hiện ở cả Trung Quốc, Khmer, Chăm,... Rất có thể là sản phẩm giao lưu văn hóa Việt Chăm.
  6. Tại miền Bắc cũng có làng gói bánh hình trụ dài. Nhưng không phải là một sự phổ biến. Ít nhất cũng phải sót lại lẻ tẻ ở đâu đó. Chứ không phải 1 làng nào đó duy nhất. Dễ làm cho suy luận nghiêng về một tâm đắc nào đó mà vịn vào để kết luận.
  7. Một lý giải mình thấy có đầy đủ cơ sở và sức thuyết phục như sau: Bánh chưng xuất phát từ từ "chuông" có nghĩa là vuông. Ta hay nói chuông vuông là thế. Nhưng tiếng Việt không có chữ. Đành mượn chữ "chưng" của TQ để kí âm. Dần đọc là bánh chưng luôn. Ngoài ra cũng có ý kiến cho rằng "chưng" có nghĩa là hấp, nhưng bánh chưng phải luộc, nên luận giải này ko hợp lí.
  8. Mấy ông nhà nho thay đổi một phát mà khắp hang cùng ngõ hẻm sạch bong hình dáng đã có từ thời vua Hùng. Ghê thật. Ngay cả lệnh vua ban cũng còn không làm được như mấy ông nhà nho. Việt Nam có câu: phép vua thua lệ làng. Trong khi tín ngưỡng phồn thực còn dấu vết vô cùng rõ ràng, nhiều nơi vẫn thờ. Và quan trọng hơn hết, sử sách không ghi chép. Cách đây mấy trăm năm chứ không phải nhiều. 
Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3. 

Người Việt rất coi trọng gốc gác tổ tiên. Vì vậy muốn xác định hình dáng bánh chưng thì phải cần nhiều bằng chứng có sức thuyết phục hơn nữa. Chứ không phải dễ dàng mà bắt người ta thay đổi đâu, nhất là liên quan đến phong tục từ thời vua Hùng.

Mọi kết luận đều phải vô cùng cẩn trọng. Cẩn trọng cả với việc sử dụng hai từ "thực ra" và "sự thật".

Trả lời
  1. Tôn trọng tất cả nếu nó là sự thật.
  2. Bánh tét cũng khá giống bpsd nam đó, nhưng hơi bự nha. Từ đó nói cái bánh dày là bpsd nữ nó cứ gượng ép sao ấy. Với cả không vừa với cái bánh tét. :)))
  3. Sách sử học thì khá nhiều, và việc đọc của tác giả nào đó rồi tâm đắc cũng bình thường. Ở lập luận của cô, mình thấy cô đồng tình với "quan điểm" của tác giả hơn là nghiên cứu mang tính độc lập, khách quan.
  4. Triết lý trời tròn đất vuông là một triết lý có lịch sử trên 4000 năm, vì vậy cho rằng mới "du nhập muộn" cách đây mấy trăm năm thì có lẽ hơi ảo, thiếu thuyết phục.
  5. Loại bánh làm từ nếp, gói bằng lá, hình trụ dài xuất hiện ở cả Trung Quốc, Khmer, Chăm,... Rất có thể là sản phẩm giao lưu văn hóa Việt Chăm.
  6. Tại miền Bắc cũng có làng gói bánh hình trụ dài. Nhưng không phải là một sự phổ biến. Ít nhất cũng phải sót lại lẻ tẻ ở đâu đó. Chứ không phải 1 làng nào đó duy nhất. Dễ làm cho suy luận nghiêng về một tâm đắc nào đó mà vịn vào để kết luận.
  7. Một lý giải mình thấy có đầy đủ cơ sở và sức thuyết phục như sau: Bánh chưng xuất phát từ từ "chuông" có nghĩa là vuông. Ta hay nói chuông vuông là thế. Nhưng tiếng Việt không có chữ. Đành mượn chữ "chưng" của TQ để kí âm. Dần đọc là bánh chưng luôn. Ngoài ra cũng có ý kiến cho rằng "chưng" có nghĩa là hấp, nhưng bánh chưng phải luộc, nên luận giải này ko hợp lí.
  8. Mấy ông nhà nho thay đổi một phát mà khắp hang cùng ngõ hẻm sạch bong hình dáng đã có từ thời vua Hùng. Ghê thật. Ngay cả lệnh vua ban cũng còn không làm được như mấy ông nhà nho. Việt Nam có câu: phép vua thua lệ làng. Trong khi tín ngưỡng phồn thực còn dấu vết vô cùng rõ ràng, nhiều nơi vẫn thờ. Và quan trọng hơn hết, sử sách không ghi chép. Cách đây mấy trăm năm chứ không phải nhiều. 
Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3. 

Người Việt rất coi trọng gốc gác tổ tiên. Vì vậy muốn xác định hình dáng bánh chưng thì phải cần nhiều bằng chứng có sức thuyết phục hơn nữa. Chứ không phải dễ dàng mà bắt người ta thay đổi đâu, nhất là liên quan đến phong tục từ thời vua Hùng.

Mọi kết luận đều phải vô cùng cẩn trọng. Cẩn trọng cả với việc sử dụng hai từ "thực ra" và "sự thật".

Đây là bài viết mà mình đã đọc. Các bạn đọc để hiểu kĩ hơn về góc nhìn này nhé.

Văn hóa người Việt hiện đại không chấp nhận phổ biến tình dục nên nhiều người khó mà chấp nhận cái sự thật này nhỉ. Giống như ở Nhật họ thờ dương vật, xem nó là một nét văn hóa độc đáo của mình thì lại bị các nước khác xem đó là trò đùa vậy.
Bảo sao giáo dục giới tính mãi vẫn dậm chân tại chỗ, học sinh toàn phải tìm hiểu bằng phim tài liệu Nhật Bản rồi sinh ra tư tưởng sai lầm.

wtf??? suy luận y chang mấy tiết văn luôn. nhìn từ góc độ nào mà nhìn cái bánh lại giống xúc xích cơ chứ? vô lí. phi thực tế. nói thế thì chắc bánh mì que là một cây hàng khủng vừa to vừa dài à! làm ơn để đồ ăn làm đồ ăn chứ đừng giả thiết làm mất phẩm vị của người ăn nữa

Cũng có lí hem.

Việt Nam là đất nước theo nền văn minh lúa nước. Do tính chất nông nghiệp, họ mong muốn sinh sôi nảy nở, sự đông đúc nên họ theo tín ngưỡng phồn thực thờ sinh thực khí là Yoni và Linga. Hình bánh trưng và bánh dầy như bộ phận sinh dục thì cũng có lí, sau này nước ta bị ảnh hưởng bởi nho giáo nên chuyện tình dục bị hạn chế thậm chí bị cho là không đứng đắn. Như thơ của Hồ Xuân Hương cũng là đố tục giảng thanh nếu như trở về thời Nho giáo chưa được du nhập thì bình thường còn thời Nho du nhập thì bị coi là tục tĩu đó thui

https://cdn.noron.vn/2023/01/21/13883174014637187-1674272207.png

Tổ tiên chứng minh trình độ khoa học đỉnh cao bằng cách ứng dụng hình vuông, hình tròn vào thực phẩm... con cháu thì chỉ nghĩ đến xoạc... bảo sao...

Bánh trưng, bánh dày có từ hàng ngàn năm trước sự ra đời của bánh tét.

Bánh dày tượng trưng cho trời, bánh trưng là đất. Quan niệm này không thuộc nhóm văn hóa phồn thực mà mô phỏng theo thế giới quan của người xưa: trời tròn, đất vuông.

Không có liên quan gì giữa bánh tét và quan điểm Đực - Cái như câu hỏi. Có lẽ, nó là 1 biến thể của bánh trưng. Vì nguyên liệu tương tự, nhưng bánh tét dễ làm hơn, không cầu kỳ như bánh trưng. Và đơn giản là, đặc trưng vùng miền.

Tôi cho rằng, quan điểm so sánh như câu hỏi trích dẫn, là 1 sự so sánh khập khiễng, thiếu cơ sở và thiếu hiểu biết!https://cdn.noron.vn/2023/08/20/441353873050366-1692549511.jpg