Bạn nghĩ sao về kỹ năng nói "KHÔNG"?

  1. Kỹ năng mềm

  2. Tâm sự cuộc sống

Từ ngày đầu tiên đi làm mình luôn tin rằng mình không phải là một đứa sáng dạ nên để thành công thì phải cố gắng nỗ lực học và làm nhiều hơn người khác. Cách học nhanh nhất là thử và sai.

Quan điểm không bao giờ nói không với một cánh cửa mở ("Never say no with an open door") giúp mình dấn thân và thử sức ở nhiều vai trò khác nhau từ Entrepreneur, Headhunt, HR, Branch Development, Trainer, LOD và đạt được vài thành công nhất định cho bản thân.

Nhưng...

Làm riết thành quen, có cảm giác mình hơi bị hội chứng FOMO (fear of missing out), ai đưa cái gì cũng nhận rồi chẳng làm được cái gì nên hồn.

Ngồi học Economics for managers thấy khái niệm chi phí cơ hội luôn đi liền với quan niệm "trên đời, không có bữa ăn nào là miễn phí". Để đạt được một cái gì đó 'xuất sắc' ta phải trả một cái giá 'xuất sắc' không kém. Cái giá ấy chỉ có những người trong cuộc nhìn thấy được.

Năm nay có lẽ là năm để mình tập từ chối bớt một số thứ, nhìn cảm xúc lo sợ dấy lên rồi vỗ về con lợn lòng ấy nói rằng "Đừng lo cưng ạ, điều mà chúng ta sắp làm chính là điều ta đã lựa chọn. Nó quan trọng hơn mọi thứ ngoài kia",sau đó tiếp tục bình tĩnh sống với nó.

Khi một cánh cửa đóng lại thì cánh cửa khác sẽ mở ra, và cánh cửa đang mở cũng có thể đóng lại bất kỳ lúc nào.

https://cdn.noron.vn/2019/02/26/d1f684092622c91f117de03b38dee3a8_1024.jpg
Từ khóa: 

kỹ năng từ chối

,

kỹ năng nói không

,

kỹ năng mềm

,

tâm sự cuộc sống

Kỹ năng này thì ai cũng phải học luôn, nhiều khi trong cuộc sống mình rất muốn nói "không" nhưng lại ko đủ mạnh mẽ để nói ra, chung quy lại vẫn là sự cả nể @@

Trả lời

Kỹ năng này thì ai cũng phải học luôn, nhiều khi trong cuộc sống mình rất muốn nói "không" nhưng lại ko đủ mạnh mẽ để nói ra, chung quy lại vẫn là sự cả nể @@

Kỹ năng nói KHÔNG

"KHÔNG" không phải bao giờ cũng là tiêu cực mà "CÓ" thì không phải bao giờ cũng tốt. Kỹ năng nói KHÔNG không chỉ đơn giản là việc mình từ chối với điều mình không thích mà còn là cả một nghệ thuật xử lý khéo léo và tinh tế trong giao tiếp đời sống và công việc.

Tại sao chúng ta cần trang bị Kỹ năng nói KHÔNG ?

Cuộc sống là của chúng ta và chúng ta đang sống cho chính chúng ta. Nhưng nhiều khi
chúng ta lại gặp phải rắc rối trong việc từ chối lời đề nghị của người khác. Dù bản thân không có hứng thú hay không có khả năng khả năng để thực hiện điều đó nhưng bản thân lại có cảm giác tội lỗi khi nói KHÔNG với đối phương mà miễn cưỡng nói CÓ với vẻ mặt tươi tắn, hài lòng và thỏa mãn. Thực chất là bản thân lại cảm thấy hoang mang và khó chịu. Chúng ta làm vậy vì sợ
phật lòng
người khác hay sợ người khác vì bị từ chối mà nghĩ thấp, nghĩ xấu cho mình? Đều đúng cả.
Nếu tình trạng này kéo dài, bạn sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức vào những việc mà bản thân không thích, vượt quá giới hạn, khả năng của bản thân. Và đáng buồn là thậm chí bạn có thể còn vướng phải Stress nữa. Mà bạn biết rồi đó, Stress thực sự rất mệt mỏi và đáng sợ, thoát ra khỏi nó thì lại càng khó khăn hơn. Vậy nên theo mình thì kỹ năng nói KHÔNG là thực sự cần thiết không chỉ trong đời sống hàng ngày mà đặc biệt trong công việc. Trong công việc, không biết nói KHÔNG thì công việc của bạn sẽ thực sự không đi theo một kế hoạch cụ thể và nhiều khi bị người khác ỷ lại, "bắt nạt".

Làm thế nào để nói KHÔNG ?

Kỹ năng nói KHÔNG là nghệ thuật từ chối trong giao tiếp. Hãy tiến hành theo các bước sau:

1. Đánh giá yêu cầu.

Bạn cần đánh giá xem lời đề nghị của người khác có phù hợp với năng lực của bản thân mình hay không? Mình có muỗn giuso họ không? Mình có thời gian để làm điều đó không? Và đặc biệt là điều đó có ảnh hưởng đến công việc của mình hay không? Nếu cảm thấy bản thân có thể, hãy đồng ý và ngược lại, hãy suy nghĩ đến việc nói KHÔNG.

2. Thái độ khi từ chối

Thái độ nói KHÔNG cũng là một trong những kỹ năng từ chối quan trọng giúp bạn giữ được mối quan hệ với đối phương cũng như tôn trọng chính bản thân mình. Để từ chối mà không làm mất lòng đối phương, chúng ta cần giữ thái độ khôn khéo và mềm mỏng

Đừng tỏ thái độ khó chịu mà hãy mỉm cười tự nhiên và xin lỗi. Cách tốt nhát là hãy đặt bản thân mình vào vị trí của đối phương mà suy nghĩ rằng: Nếu là mình khi nhận đưcọ lời từ chối như vậy thì có khó chịu không? Mình sẽ nghĩ gì? Phản ứng ra sao? Đương nhiên điều này là rất khó và đòi hỏi bạn cần phải đồng cảm không chỉ với chính bản thân mình và đối phương.

Thái độ tốt nhất trong mọi cuộc từ chối chính là chân thành và thiện chí, tránh thái độ khó chịu, nóng nảy. Bạn hoàn toàn có thể gửi lời xin lỗi thật lòng và đưa ra lí do cho sự từ chối đó. Lí do phải THẬT chứ đừng nên từ chối vu vơ. Đối phương sẽ cho rằng bạn có thể nhưng lại không hề muốn giúp và để lại ấn tượng không tốt đối với họ.

3. Đừng cảm thấy có lỗi
Như mình có nói ở trên thì bạn hòa tòa có thể từ chối kèm theo từ "Xin lỗi" nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bạn phải cảm thấy áy náy khi từ chối.
Mỗi chúng ta đều có quyền từ chối, miền là nói “không” một cách mềm mỏng, khéo léo và dễ cảm thông hơn. Dẫu biết việc giúp đỡ người khác là rất tốt song bạn cũng có công việc và cuộc sống riêng. Khi đã đánh giá được lời đề nghị đó vượt quá khả năng của bạn thì hãy từ chối và đừng nghĩ quá nhiều về nó. Mọi người có quyền từ chối yêu cầu của bạn và bạn cũng vậy.

👉 Đa phần việc phải chấp nhận những công việc không thích đều khiến bạn cảm thấy áp lực, chán nản. Vì thế, nếu từ chối, bạn sẽ bớt đi gánh nặng và tránh tình trạng căng thẳng, mệt mỏi. Từ chối yêu cầu của người khác không phải là ích kỷ nếu nó ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân của bạn.

https://cdn.noron.vn/2022/05/08/42411989616212404-1652000633.jpg



Kỹ năng nói không trong công việc mình không rõ, nhưng trong cuộc sống thì gặp nhiều.

Mình thấy rất nhiều trường hợp cả nể, không dám nói không, không biết cách nói không, dẫn tới những tình huống tréo nghoe tự làm khổ nhau. Ví dụ, học CNTT là nhờ cài win, nhờ sửa máy tính. Học thiết kế là nhờ vẽ logo, nhờ chỉnh ảnh. Các bạn thường không dám nói không, để rồi ậm ừ, để rồi nhận, để rồi làm mà a cay, rồi làm mà ca thán người ta thế này thế kia.

Trong thời đại nhiễu loạn thông tin và quá tải sự lựa chọn như hiện nay thì kỹ năng này là vô cùng quan trọng. Cách đây vài năm mình cũng bị tương tự như bạn. Lúc nào cũng cảm thấy thật khó để từ chối các thách thức, trò vui từ bên ngoài. Vì mình luôn nghĩ rằng chúng có thể đem lại một số gặt hái nào đó cho bản thân. Suy cho cùng cũng một phần là vì tính 'tham' của con người.

Lớn lên, mình dần hiểu rằng trong cuộc sống thực chất chúng ta chỉ cần có một vài thứ quan trọng (sức khỏe, các mối quan hệ tốt, công việc ổn định, thực sự giỏi và đam mê một lĩnh vực nào đó). Chạy theo đám đông chỉ khiến ta lãng phí năng lượng và thời gian.

Để nói không mà không bị ghét thì bạn phải có mục tiêu rõ ràng. Tôi nói không với bạn vì tôi bận A B C, Tôi nói không với bạn vì điều đó đi ngược lại mục tiêu đề ra của tôi, cách sống của tôi v.v....

Có lý do để say nô nhé bạn, và lý do đó phải là lý do thật sự chứ đừng bịa :D

Làm sao để nói không mà không cảm thấy bản thân thật tệ nhỉ?? Có rất chuyện mình không muốn làm nhưng không dám nói không, vì cảm thấy như thế là có lỗi, hoặc như thế là xấu tính, hay lời từ chối của mình khiến người ta rơi vào đường cùng.

Nhưng hình như, việc nói có hoặc không, không nên dựa vào cảm xúc hay tình huống của người khác. Thật sự, nếu việc gì đó làm bạn không thoải mái khi làm nó, hãy cân nhắc tới việc từ chối. Sự hỗ trợ của bạn phải mang lại sự thoải mái cho cả hai phía. Bạn không chịu trách nhiệm cho ai đó nếu họ không làm tốt công việc của họ, nên đừng cảm thấy xấu xa vì lời từ chối của mình. 

Sau khi quyết định được có cần nói không hay không, việc của bạn chỉ đơn giản là nói điều đó ra, thật quả quyết và lịch sự. Nếu ai đó không thể hiểu cho hoàn cảnh của bạn mà làm mỗi quan hệ của bạn và họ xấu đi chỉ từ lời từ chối ấy, thì rõ ràng họ không xứng đáng với bạn đúng không?? 

Warren Buffet đã từng nói rằng: “Điểm khác biệt giữa người thành công và người cực kì thành công là, người cực kì thành công nói không với mọi thứ”. Mình nghĩ chúng ta đều cần trau dồi thêm kĩ năng nói không này rất nhiều, để có thể sống thật hiệu quả và hạnh phúc.

Khi bé, mình chưa quan tâm đến người khác, nên mình nói YES, NO theo sở thích của mình.

Lớn lên mình được dậy luôn nói YES để làm vui lòng mọi người.

Già rồi bạn sẽ biết cách dùng YES với phần đa và dùng NO khi cần thiết để đạt được mục tiêu của mình.

Mình cũng đang luyện cách say NO đây bạn. Nó cũng rất khó khăn!

Mình nghĩ khi bạn trưởng thành , đã trải nghiệm đủ bạn sẽ biết mình thích gì không thích gì; biết mục tiêu của mình; biết thứ bạn muốn/ không muốn; biết cái phù hợp & không phù hợp; biết thứ gì là cơ hội hoặc cơ hội nào là đáng giá hoặc match với bạn. Từ đó bạn có thể tự hình thành cơ chế gạn lọc (lựa chọn) cho riêng mình để đưa ra lựa chọn chứ ko như hồi fresher bạn sẽ cố gắng thử mọi thứ.

Khi bạn bắt đầu tư duy về việc lựa chọn thì bạn sẽ biết được cách say No tốt hơn khi đứng giữa các cơ hội và những điểm buộc phải lựa chọn trong cuộc sống.