Bạn nghĩ sao về chữ Việt Nam song song 4.0 được cấp bản quyền?
Công trình chữ Quốc ngữ cải tiến của 2 tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình đã chính thức được cấp bản quyền sau 27 năm nghiên cứu. 1. Chữ Việt Nhanh: Kiểu chữ Việt cực ngắn - Tác giả Trần Tư Bình Chữ Việt Nhanh là cơ sở nền tảng để hình thành CVNSS 4.0. Vì vậy, phải nắm vững được Chữ Việt Nhanh thì mới hiểu được CVNSS 4.0. Chữ Việt Nhanh sử dụng 26 chữ cái trong bảng chữ cái la tinh. Nó vẫn dùng các dấu thanh: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng và các dấu phụ như trong Chữ Quốc Ngữ, nhưng một số một số phụ âm và nguyên âm cùng một số vần ghép được qui ước lại để tạo ra Chữ Việt Nhanh. 2. Ký Hiệu Dấu - Tác giả Kiều Trường Lâm Có 18 Ký Hiệu Dấu dùng để thay thế các dấu thanh và dấu phụ cho Chữ Quốc Ngữ và Chữ Việt Nhanh ở trên. Chúng được phân ra 4 nhóm như sau: - J, L, Z, S, R. - X, K, V, W, H. - B, D, Q, G, F. - O, Y, P.
phong cách sống
Theo mình nghĩ, thay đổi cách dạy cách đọc, đánh vần để trẻ tiếp thu tốt thì hơn. Chứ thay đổi cả hệ thống chữ, đã trải qua bao thế hệ là điều không cần thiết vì nó ảnh hưởng đến cả 1 kho tài liệu đồ sộ bao đời truyền lại. Học chữ Việt Nhanh không bằng học nhanh chữ Việt cũ.
Thời gian dư còn đi học ít nhất một ngôn ngữ nước ngoài khác còn giúp nhanh với đến 4.0 hơn là học một ngôn ngữ mới của nước mình.
Đinh Tùng
Theo mình nghĩ, thay đổi cách dạy cách đọc, đánh vần để trẻ tiếp thu tốt thì hơn. Chứ thay đổi cả hệ thống chữ, đã trải qua bao thế hệ là điều không cần thiết vì nó ảnh hưởng đến cả 1 kho tài liệu đồ sộ bao đời truyền lại. Học chữ Việt Nhanh không bằng học nhanh chữ Việt cũ.
Thời gian dư còn đi học ít nhất một ngôn ngữ nước ngoài khác còn giúp nhanh với đến 4.0 hơn là học một ngôn ngữ mới của nước mình.
Nguyễn Quang Vinh
Phát minh mới thì đc cấp bản quyền thôi. Chứ có gì to tát đâu nhỉ. Khi nào Quốc hội mà đưa ra dự thảo chỉnh sửa thì lúc đó đã "sốt" cũng chưa có muộn. Còn việc thay chữ cũ bằng chữ mới, tưởng dễ dàng lắm sao mà cứ đòi đổi mới, đổi font chữ thì đc, đổi cả cách viết, rồi bảng chữ cái, rồi phải có cả sách mới, cách học mới, 1-2 thế hệ chưa xong, và kết quả là gì? Ngắn bớt 1 ít? Tiếng Việt có chữ "nghiêng" là dài nhất với 7 ký tự, nhìn sang tiếng Anh, 1 từ cả chục ký tự cũng có, vậy mà ng ta ko đổi bớt đi cho gọn, ng Mỹ đổi cách viết như Centre thành Center, nhưng ng Anh vẫn 1 mực là centre, sao ko học theo cho gọn. TQ ko bỏ luôn chữ tượng hình mà dùng kiểu tượng thanh cho gọn. Nhật ko bỏ luôn Kanji, Katakana chỉ cần Hiragana là gọn, hay bỏ luôn Hiragana mà dùng Romaji thôi cho tiện,.... Chẳng ai bỏ cả, mặc dù ko thể nói họ ko thấy chuyện đó.
Vậy mà VN cứ thích làm cho gọn tiếng Việt, chả biết để làm gì. Hay có chăng chỉ là để cho "đám" (xin lỗi nhé) nhà báo có bài viết kiếm nhuận bút phỏng?