Bạn nghĩ sao về chính sách " Xả nhiều rác, trả nhiều tiền " sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2022 sắp tới?

  1. Luật pháp

  2. Xã hội

Đây là điểm mới trong Luật Bảo vệ môi trường 2020, sẽ có hiệu lực từ 1/1/2022. Luật này quy định chặt chẽ hơn về nghĩa vụ phân loại rác thải sinh hoạt của mỗi gia đình, cá nhân.

Cụ thể, hộ gia đình, cá nhân không phân loại rác sẽ bị từ chối thu gom, vận chuyển, thậm chí còn bị thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra và xử lý theo quy định. Hiện nay, theo Nghị định 155 năm 2016, không phân loại rác có thể sẽ bị phạt từ 15 đến 20 triệu đồng.

Ngoài ra, Luật mới cũng quy định giá của dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sẽ được tính dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại. Kể từ ngày 1/1/2022, gia đình, cá nhân nào xả nhiều rác thì phải trả nhiều tiền.

Các bạn nghĩ thế nào về luật mới này? Mình thì ủng hộ 2 tay, 2 chân luộn nhé!

Từ khóa: 

xả rác

,

luật mới

,

luật pháp

,

xã hội

Để nói một quy định pháp luật được ban hành ra có hiệu quả hay không phải nhìn vào việc thi hành của nó. Về lý thuyết, văn bản này có thể góp phần làm giảm lượng rác thải và giúp mọi người có ý thức hơn trong việc phân loại rác, xa hơn là hạn chế chi dùng để hạn chế rác thải. Tuy nhiên, phải thừa nhận một cách thực tế rằng một văn bản quy phạm pháp luật (thứ thuộc về kiến trúc thượng tầng) rất khó có năng lực tác động thay đổi nhận thức (cơ sở hạ tầng), hạ tầng là nền tảng của thượng tầng chứ khó có thể mong thượng tầng sẽ thay đổi hạ tầng. Bên cạnh đó, thượng tầng có thể cho ra giải pháp nhanh, tình thế nhưng để thực sự tác động chuyển biến được hạ tầng, nó vẫn cần tuần tự, không nhanh và ngay được.
Mình ít khi lạc quan trước các chính sách, quy phạm mới của nhà nước trừ khi đã quan sát và nghiên cứu nó trong một khoảng thời gian đủ dài. 
Bên cạnh đó, ngay cả khi đã có văn bản, cái chúng ta phải quan tâm nữa là: 
- Nhà nước sẽ làm thể nào để giáo dục người dân về việc phân loại rác khi mà thói quen đã tồn tại từ lâu của dân là vứt chung vào một chỗ, có cái chuyện vứt rác đúng chỗ thôi mà mấy chục năm qua vẫn khiến giới cầm quyền đau đầu đấy thôi. Để người dân tự nguyện phân loại rác, nhà nước thậm chí phải có cách cho họ thấy việc này mang lại lợi ích thiết thân với họ (không phải những lợi ích vĩ mô, không ai nghe đâu). Dĩ nhiên, cũng có cách khác là cưỡng chế nhưng nhà nước có đủ thẩm quyền và nguồn lực để thực thi không lại là một câu chuyện khác nữa phải bàn;
- Vấn đề các khu tập trung, nhà máy, công nghệ....xử lý rác thải sẽ được xây dựng thêm, phân bổ, đầu tư như thế nào cho hiệu quả. 
Nói chung, ở Việt Nam có quá nhiều luật và chính sách, nhưng vấn đề thực thi thì mãi vẫn là nan giải. Về văn bản mới này, hay thì có hay thật, nhưng còn nhiều chuyện để bàn lắm.
Trả lời
Để nói một quy định pháp luật được ban hành ra có hiệu quả hay không phải nhìn vào việc thi hành của nó. Về lý thuyết, văn bản này có thể góp phần làm giảm lượng rác thải và giúp mọi người có ý thức hơn trong việc phân loại rác, xa hơn là hạn chế chi dùng để hạn chế rác thải. Tuy nhiên, phải thừa nhận một cách thực tế rằng một văn bản quy phạm pháp luật (thứ thuộc về kiến trúc thượng tầng) rất khó có năng lực tác động thay đổi nhận thức (cơ sở hạ tầng), hạ tầng là nền tảng của thượng tầng chứ khó có thể mong thượng tầng sẽ thay đổi hạ tầng. Bên cạnh đó, thượng tầng có thể cho ra giải pháp nhanh, tình thế nhưng để thực sự tác động chuyển biến được hạ tầng, nó vẫn cần tuần tự, không nhanh và ngay được.
Mình ít khi lạc quan trước các chính sách, quy phạm mới của nhà nước trừ khi đã quan sát và nghiên cứu nó trong một khoảng thời gian đủ dài. 
Bên cạnh đó, ngay cả khi đã có văn bản, cái chúng ta phải quan tâm nữa là: 
- Nhà nước sẽ làm thể nào để giáo dục người dân về việc phân loại rác khi mà thói quen đã tồn tại từ lâu của dân là vứt chung vào một chỗ, có cái chuyện vứt rác đúng chỗ thôi mà mấy chục năm qua vẫn khiến giới cầm quyền đau đầu đấy thôi. Để người dân tự nguyện phân loại rác, nhà nước thậm chí phải có cách cho họ thấy việc này mang lại lợi ích thiết thân với họ (không phải những lợi ích vĩ mô, không ai nghe đâu). Dĩ nhiên, cũng có cách khác là cưỡng chế nhưng nhà nước có đủ thẩm quyền và nguồn lực để thực thi không lại là một câu chuyện khác nữa phải bàn;
- Vấn đề các khu tập trung, nhà máy, công nghệ....xử lý rác thải sẽ được xây dựng thêm, phân bổ, đầu tư như thế nào cho hiệu quả. 
Nói chung, ở Việt Nam có quá nhiều luật và chính sách, nhưng vấn đề thực thi thì mãi vẫn là nan giải. Về văn bản mới này, hay thì có hay thật, nhưng còn nhiều chuyện để bàn lắm.
Nếu VN làm được thì mình ủng hộ hoàn toàn luôn.
Tiền thu về ấy mong rằng sẽ được đầu tư bảo vệ môi trường.

Cá nhân mình thấy luật này còn nhiều vân đề:

1. Hiện nay ở địa phương tôi sinh sống, việc thu gom rác không thực hiện hàng ngày mà chỉ diễn ra theo thỏa thuận là 2-4-6 hoặc 3-5-7 điều đó cố nhiên dẫn đến lượng rác tồn đọng rất lớn, nhất là team 2-4-6, nếu theo luật mới chẳng phải ae 2-4-6 rất thiệt sao?

2. Nguy cơ của việc rác thải được ném bữa bãi hơn: vì mất tiền trong khi nhu cầu thải rác là không thể giảm nên người dân sẽ tìm cách lách luật thay vì chờ xe rác thì quăng luôn ra đường hay bất cứ chỗ nào không phải nhà mình

3. Tính minh bạch của việc phân loại rác cũng như số lượng rác mỗi nhà sẽ được đảm bảo như thế nào?

4. Một thông tin quan trọng như thế này dường như chưa được thông tin rộng rãi, phải chăng có yếu tố xem nhẹ từ cơ quan quản lý hoặc cơ quan truyền thông?

Phân loại rác là tốt mà. Các quốc gia tiến bộ đều làm như vậy, tiết kiệm được nhiều tài nguyên mà lại bảo vệ môi trường.

Lu ật này lúc đầu người dân phản đối vì chưa quen, nhưng giống như quy định đội mũ bảo hiểm, nếu quyết liệt sẽ làm được.

Thế thì tôi chắc sẽ mang số rác của gia đình đến cơ quan đổ, ổn mà

Việc này có lẽ cần đi đôi với việc đầu tư xây dựng các khu chứa hay sử lý rác tốt hơn