Bạn nghĩ người làm trái ngành có thành công được như những người làm đúng ngành hay không?

  1. Hỏi xoáy Đáp hay

Theo bạn liệu người làm trái ngành có đủ năng lực chuyên môn cũng như đam mê cho công việc mình làm giống như những người làm đúng chuyên ngành hay không?

Từ khóa: 

hỏi xoáy đáp hay

Mình nghĩ điều đó là hoàn toàn có thể và hơn thế nữa. Theo thống kê của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, mỗi năm cả nước có 38% sinh viên mới ra trường không có định hướng nghề nghiệp cụ thể, 60% làm trái ngành. Trong khi, nguồn lao động chất lượng cao lại chưa đáp ứng đủ của các doanh nghiệp. ( thống kê năm 2021)

Làm trái ngành không có nghĩ là bạn đã uổng phí 4 năm Đại học vì ở bậc đại học, bước vào một môi trường mới đã là 1 trong những điều kiện để bạn mở mang tầm mắt, phát triển bản thân cả về kiến thức lẫn kỹ năng mềm của bản thân. Cho dù có học 1 ngành nhưng ra trường lại làm ngành khác thì trong 4 năm học ấy bạn cũng thu lại những cho mình những kỹ năng cần thiết, những mối quan hệ tốt đẹp và mình cá là sẽ có những kiến thức mà ít nhiều cũng sẽ liên quan đến công việc mà bạn chọn.

Để bạn có 1 cái nhìn khách quan hơn và không đặt nặng về vấn đề ra trường làm trái ngành thì bạn có thể thấy những tên tuổi nổi tiếng đã rất thành công khi ra trường mà không làm đúng ngành nghề mà mình theo học:

  • Cựu Bộ trưởng tài chính Mỹ Hank Paulson: Trước khi làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ dưới thời Tổng thống George W. Bush năm 2006, Hank Paulson là CEO của tập đoàn ngân hàng tài chính nổi tiếng Goldman Sachs. Ít ai biết rằng trước khi lấy bằng MBA tại Đại học Harvard, chuyên ngành của ông tại Đại học Dartmouth năm 1968 là tiếng Anh và là thành viên của Phi Beta Kappa – một hội danh tiếng dành cho các sinh viên xuất sắc ngành nhân văn học.
  • Shark Liên: Chắc hẳn ai xem Shark Tank Việt Nam thì đa xkhoong quá xa lạ với tên này. Ban đầu, Shark Liên theo học tại Khoa Ngữ văn của Trường đại học Sư phạm Hà Nội II. Tưởng chừng như sẽ tiếp tục nối nghiệp cha mẹ và công tác trong ngành giáo dục nhưng sau 3 năm làm giáo viên cấp 2, bà quyết tâm chia tay nghề để vào Nam lập nghiệp. Trước khi tham gia lĩnh vực bảo hiểm, bà Liên đã trải qua không ít công việc khác nhau, bà cũng từng là nhân viên thuyết minh của viện Bảo Tàng Vũng Tàu. Đây là quãng thời gian khó khăn gian nan của cô gái năm 25 tuổi nhưng bà Liên vẫn luôn mạnh mẽ, kiên trì dù đang phải lặn lội một mình ở nơi đất khách quê người.Hiện nay Shark Liên đã trở thành nữ hoàng bảo hiểm, một doanh nhân thành đạt được nhiều người biết đến, mang trong mình niềm tự hào cho nhiều phụ nữ Việt.

Hãy lấy trái ngành làm lợi thế của bạn:

Làm trái ngành lại dễ thành công – kinh nghiệm thực tế của lãnh đạo Google đang áp dụng. Làm trái ngành – cách Google vận hành

Để thành công trong kỷ nguyên công nghệ và Internet, một công ty phải hấp dẫn được các nhân viên “sáng tạo thông minh” (Smart Creative) và tạo ra một môi trường thuận lợi để họ phát triển. Đó là quan điểm mà Eric Schmidt và Jonathan Rosenberg đưa ra trong cuốn sách “How Google Works”. Trong cuốn sách này, Chủ tịch điều hành Google Schmidt và Phó chủ tịch Rosenberg đã chỉ ra những gì họ học được trong quá trình xây dựng Google trở thành người khổng lồ trị giá hàng trăm tỉ đô la. Jonathan Rosenberg cho rằng: “Điều cần quan tâm là bạn đang sống trong một thế giới năng động, với điều kiện và môi trường thay đổi nhanh tới mức chóng mặt. Những thứ như kinh nghiệm hay cách thức chúng ta làm việc sẽ không quan trọng bằng khả năng tư duy. Trên thực tế, chính kinh nghiệm và kiến thức cũ khiến chúng ta không muốn thử các giải pháp mới”.

Biến trái thành phải, “lật ngược thế cờ”

Không thể phủ nhận một điều làm trái ngành thì thiếu hụt kiến thức chuyên môn là điều khó tránh. Để có thể phát triển sự nghiệp ở ngành nghề này thì tất yếu bạn phải tự học hỏi, bồi đắp kiến thức chuyên ngành. Nếu những người khác nỗ lực một bạn phải nỗ lực mười. Cái này không ai có thể giúp bạn được. Nhưng hãy nhìn xem bạn hơn người khác ở điểm gì? Đó là chính kiến thức, kĩ năng bạn được học ở ngành học của mình. Mọi lĩnh vực đều có sự giao thoa lẫn nhau. Nếu bạn nói mình học y khoa mà không áp dụng được gì vào nghệ thuật thì thật sai lầm. Vũ Cát Tường trước khi là ca sĩ nhạc sĩ với nhiều bản hit được giới chuyên môn đánh giá là cân bằng giữa học thuật và âm nhạc đại chúng. Khi phỏng vấn, Vũ Cát Tường chia sẻ lý do cô làm được như vậy nhờ không chỉ nhờ khả năng phân tích âm nhạc của Tường không tới từ trường lớp bài vở chuyên nghiệp mà đến từ chính kĩ năng phân tích y khoa. Sự phân cắt, quan sát tỉ mỉ đã trở thành bản năng. Tường đã đem kỹ thuật cứu chữa sức khỏe để cứu chữa tâm hồn.

Tất cả kiến thức từ các ngành nghề đều có sự liên quan nhất định tới nhau. Nếu bạn học ngành tâm lý học, đừng ngại tìm việc làm ngành kinh doanh hay marketing. Nếu bạn học Kế Toán, đừng ngại tìm việc ngành Tài chính ngân hàng. Nếu bạn học khoa sư phạm, hãy thử sức với các vị trí đòi hỏi khả năng đối ngoại. Nếu bạn học ngành quản trị kinh doanh, bạn làm cái gì liên quan đến kinh tế chả được.

Hãy cứ mạnh dạn tìm cho mình một việc làm mà mình thấy yêu thích, mà mình có khả năng làm tốt và xã hội cũng đang tìm kiếm thôi😊

https://cdn.noron.vn/2022/04/11/7100165573061042-1649643114.png

Trả lời

Mình nghĩ điều đó là hoàn toàn có thể và hơn thế nữa. Theo thống kê của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, mỗi năm cả nước có 38% sinh viên mới ra trường không có định hướng nghề nghiệp cụ thể, 60% làm trái ngành. Trong khi, nguồn lao động chất lượng cao lại chưa đáp ứng đủ của các doanh nghiệp. ( thống kê năm 2021)

Làm trái ngành không có nghĩ là bạn đã uổng phí 4 năm Đại học vì ở bậc đại học, bước vào một môi trường mới đã là 1 trong những điều kiện để bạn mở mang tầm mắt, phát triển bản thân cả về kiến thức lẫn kỹ năng mềm của bản thân. Cho dù có học 1 ngành nhưng ra trường lại làm ngành khác thì trong 4 năm học ấy bạn cũng thu lại những cho mình những kỹ năng cần thiết, những mối quan hệ tốt đẹp và mình cá là sẽ có những kiến thức mà ít nhiều cũng sẽ liên quan đến công việc mà bạn chọn.

Để bạn có 1 cái nhìn khách quan hơn và không đặt nặng về vấn đề ra trường làm trái ngành thì bạn có thể thấy những tên tuổi nổi tiếng đã rất thành công khi ra trường mà không làm đúng ngành nghề mà mình theo học:

  • Cựu Bộ trưởng tài chính Mỹ Hank Paulson: Trước khi làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ dưới thời Tổng thống George W. Bush năm 2006, Hank Paulson là CEO của tập đoàn ngân hàng tài chính nổi tiếng Goldman Sachs. Ít ai biết rằng trước khi lấy bằng MBA tại Đại học Harvard, chuyên ngành của ông tại Đại học Dartmouth năm 1968 là tiếng Anh và là thành viên của Phi Beta Kappa – một hội danh tiếng dành cho các sinh viên xuất sắc ngành nhân văn học.
  • Shark Liên: Chắc hẳn ai xem Shark Tank Việt Nam thì đa xkhoong quá xa lạ với tên này. Ban đầu, Shark Liên theo học tại Khoa Ngữ văn của Trường đại học Sư phạm Hà Nội II. Tưởng chừng như sẽ tiếp tục nối nghiệp cha mẹ và công tác trong ngành giáo dục nhưng sau 3 năm làm giáo viên cấp 2, bà quyết tâm chia tay nghề để vào Nam lập nghiệp. Trước khi tham gia lĩnh vực bảo hiểm, bà Liên đã trải qua không ít công việc khác nhau, bà cũng từng là nhân viên thuyết minh của viện Bảo Tàng Vũng Tàu. Đây là quãng thời gian khó khăn gian nan của cô gái năm 25 tuổi nhưng bà Liên vẫn luôn mạnh mẽ, kiên trì dù đang phải lặn lội một mình ở nơi đất khách quê người.Hiện nay Shark Liên đã trở thành nữ hoàng bảo hiểm, một doanh nhân thành đạt được nhiều người biết đến, mang trong mình niềm tự hào cho nhiều phụ nữ Việt.

Hãy lấy trái ngành làm lợi thế của bạn:

Làm trái ngành lại dễ thành công – kinh nghiệm thực tế của lãnh đạo Google đang áp dụng. Làm trái ngành – cách Google vận hành

Để thành công trong kỷ nguyên công nghệ và Internet, một công ty phải hấp dẫn được các nhân viên “sáng tạo thông minh” (Smart Creative) và tạo ra một môi trường thuận lợi để họ phát triển. Đó là quan điểm mà Eric Schmidt và Jonathan Rosenberg đưa ra trong cuốn sách “How Google Works”. Trong cuốn sách này, Chủ tịch điều hành Google Schmidt và Phó chủ tịch Rosenberg đã chỉ ra những gì họ học được trong quá trình xây dựng Google trở thành người khổng lồ trị giá hàng trăm tỉ đô la. Jonathan Rosenberg cho rằng: “Điều cần quan tâm là bạn đang sống trong một thế giới năng động, với điều kiện và môi trường thay đổi nhanh tới mức chóng mặt. Những thứ như kinh nghiệm hay cách thức chúng ta làm việc sẽ không quan trọng bằng khả năng tư duy. Trên thực tế, chính kinh nghiệm và kiến thức cũ khiến chúng ta không muốn thử các giải pháp mới”.

Biến trái thành phải, “lật ngược thế cờ”

Không thể phủ nhận một điều làm trái ngành thì thiếu hụt kiến thức chuyên môn là điều khó tránh. Để có thể phát triển sự nghiệp ở ngành nghề này thì tất yếu bạn phải tự học hỏi, bồi đắp kiến thức chuyên ngành. Nếu những người khác nỗ lực một bạn phải nỗ lực mười. Cái này không ai có thể giúp bạn được. Nhưng hãy nhìn xem bạn hơn người khác ở điểm gì? Đó là chính kiến thức, kĩ năng bạn được học ở ngành học của mình. Mọi lĩnh vực đều có sự giao thoa lẫn nhau. Nếu bạn nói mình học y khoa mà không áp dụng được gì vào nghệ thuật thì thật sai lầm. Vũ Cát Tường trước khi là ca sĩ nhạc sĩ với nhiều bản hit được giới chuyên môn đánh giá là cân bằng giữa học thuật và âm nhạc đại chúng. Khi phỏng vấn, Vũ Cát Tường chia sẻ lý do cô làm được như vậy nhờ không chỉ nhờ khả năng phân tích âm nhạc của Tường không tới từ trường lớp bài vở chuyên nghiệp mà đến từ chính kĩ năng phân tích y khoa. Sự phân cắt, quan sát tỉ mỉ đã trở thành bản năng. Tường đã đem kỹ thuật cứu chữa sức khỏe để cứu chữa tâm hồn.

Tất cả kiến thức từ các ngành nghề đều có sự liên quan nhất định tới nhau. Nếu bạn học ngành tâm lý học, đừng ngại tìm việc làm ngành kinh doanh hay marketing. Nếu bạn học Kế Toán, đừng ngại tìm việc ngành Tài chính ngân hàng. Nếu bạn học khoa sư phạm, hãy thử sức với các vị trí đòi hỏi khả năng đối ngoại. Nếu bạn học ngành quản trị kinh doanh, bạn làm cái gì liên quan đến kinh tế chả được.

Hãy cứ mạnh dạn tìm cho mình một việc làm mà mình thấy yêu thích, mà mình có khả năng làm tốt và xã hội cũng đang tìm kiếm thôi😊

https://cdn.noron.vn/2022/04/11/7100165573061042-1649643114.png

Theo quan  điểm của mình làm việc trái ngành khoảng 30 % thành công được như những người  làm đúng ngành . Đối với sinh viên ra trường hiện nay đa  số làm trái ngành nhưng phần nhỏ là các bạn tìm được  công việc  mình yêu thích thực sự để kiên trì gắn bó lâu dài quả thật rất khó  .

Mình thấy nhiều người làm trái ngành vẫn rất thành công, thậm chí là hơn cả những người có chuyên môn nhiều đó. Một phần là họ có năng khiếu, thích hợp với nghề đó, hai là họ biết nhìn nhận những điểm tốt của mình để phát huy và chọn nghề thích hợp, và những ngành nghề mà họ đang đi theo đó, hầu như đều là theo tiếng gọi con tim, nghĩa là đam mê. Họ yêu thích nghề đó và không ngại khó, ngại khổ khi làm trái ngành, trực tiếp cạnh tranh với những người có chuyên môn. Họ phải nỗ lực 200% để thành công, chứ không phải ngẫu nhiên mà có làm nên chuyện được bạn ạ.

Làm trái ngành là hiện tượng phổ biến, không khó để gặp, ngay cả ở những trường top, sinh viên ra trường vẫn làm trái ngành đều đều. Thậm chí trong lúc học, nhiều sinh viên đã sớm biết, ngành này không dành cho mình. Và rồi, sau ra trường, họ làm một nghề khác, thậm chí nghề đấy không liên quan đến chuyên ngành mà họ đã học.

Mình thấy, làm trái ngành cũng được thôi, nhưng tại sao có những người thành công như thế khi phải đi vào lối rẽ tưởng chừng như không thể fit với chính họ, nếu nhìn từ góc độ của mọi người xung quanh. Bởi lẽ người ta nghĩ, chẳng phải cái nghề mà bạn kia đang theo đuổi sẽ làm phí 4 năm đại học, phí tiền của hay sao? Nhưng mình nghĩ, yếu tố thành công nằm ở chính bản thân mỗi người. Trái ngành cũng được, nhưng chúng ta phải xác định điều đó một cách sớm hơn, để tích luỹ kiến thức, rèn luyện kĩ năng cho phù hợp với nghề. Chứ đừng rơi vào trường hợp, sau này, khi ra trường mới luống cuống đi học, như thế không chỉ mất thời gian, mà chúng ta còn mất đi những cơ hội tốt.

Theo mình thì người làm trái ngành có thể thui nhé, có thể năng lực chuyên môn sẽ không tốt bằng người làm đúng ngành, nhưng chắc chắn đam mê của họ là đủ lớn thì học mới theo đuổi ngành nghề, công việc đó như vậy.

Câu này hỏi nếu ở Việt Nam thì mình khẳng định là có. Đa phần các bạn trẻ từ cấp 3 lên đại học đều chọn chưa chuẩn.Thêm nữa là các kiến thức ở trong trường theo mình quan sát sẽ mang giá trị không nhiều áp dụng trong công việc thực tế.

Về đam mê, đôi lúc ng ta đăng ký học ngành đó, đơn giản vì ko có gì để học hoặc theo tư vấn, mong muốn của ng khác. Nên chưa hẳn đúng chuyên môn đã đủ đam mê, thậm chí cả ng thích. Cũng như vậy, ng trái ngành, hoàn toàn có thể vì ko có việc gì để làm nên buộc phải theo nghề, nhưng vẫn có những ng nhận ra sự yêu thích của mình khi đã trưởng thành. Và trái nghề là sự lựa chọn tự phát. Và đam mê ở đây có lẽ sẽ có thừa.

Chuyên môn cao là 1 thứ khá quan trọng để thành công, nhưng nó là thứ học được. Và kiến thức nhà trường chỉ là 1 phần nhỏ trong chuyên môn đó. Nên nếu ng làm trái ngành nhưng có khả năng học hỏi và sự chịu khó học thì chuyên môn ko phải là vấn đề lớn lắm. Thậm chí có những ngành nghề chỉ cần năng khiếu chẳng hạn, nếu có đam mê thì ng ta vẫn có thể thành công.

Và có thể, việc trái nghề, chuyên môn chính của họ lại bổ sung và mở rộng cho ngành nghề hiện tại cũng có. Ví dụ học điện tử ra nhưng ko đi làm bảo trì mà lao vào kinh doanh, trái nghề đấy, nhưng nếu có khả năng và kinh doanh hàng điện tử thì cái chuyên môn chính lại bổ sung cho cái nghề đang làm vậy.

Nên đừng ngại làm trái nghề nếu thích và chấp nhận đương đầu. Tất nhiên thử thách là lớn hơn nhưng trái ngọt thì cũng hoàn toàn có thể to hơn.

Tại sao lại không nhỉ ? Theo mình thấy thì đâu phải ai khi ra trường cũng được làm đúng công việc mình mơ ước đâu; nhưng họ vẫn thành công mà. Quan trọng là bạn có thật sự nghiêm túc với công việc mình theo đuổi hay không thôi.

Chuyên môn và kinh nghiệm hoàn toàn có thể trau dồi qua thời gian. Nếu bạn có ý trí, có quyết tâm thì bất kể là công việc gì đi chăng nữa vẫn có thể thành công được. Chúc bạn sớm tìm được công việc như ý.

Phải nhận định một điều rằng có nhiều lí do dẫn đến tỉ lệ sinh viên làm việc trái ngành ngày càng tăng cao. Trong đó, các doanh nghiệp nhận định rằng phương thức đào tạo là một trong những lí do chính. Học sinh, sinh viên không có điều kiện được tiếp xúc, giới thiệu về các ngành nghề đa dạng từ khi còn nhỏ. Các cuộc hội thảo hướng nghiệp nhiều khi còn mang tính tự tâng bốc, giáo điều, chưa có phương hướng thực sự phù hợp để sinh viên hiểu hơn về năng lực bản thân. Không ít lần tôi bắt gặp các bạn sinh viên bước ra khỏi các cuộc họp hướng nghiệp và… còn hoang mang hơn về lựa chọn tương lai của mình.

Thứ hai, lỗi thuộc về chính các bạn sinh viên. Không ít những sinh viên hiện nay quá lệ thuộc vào bố mẹ cũng như những lời hứa hẹn hoang đường về tấm bằng đại học. Thật lạ là đến bây giờ vẫn còn nhiều sinh viên nghĩ rằng chỉ cần vào trường top, có bằng giỏi thì ra trường sẽ lập tức có việc? Trong khi đó, các bạn lại thiếu quá nhiều kĩ năng, kinh nghiệm, hiểu biết. Rất nhiều bạn quá ảo tưởng về năng lực bản thân, kì vọng một vị trí hấp dẫn ngay khi mới ra trường. Hiện tại, Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của kỉ nguyên công nghệ 4.0, những cơ hội thực tập, công việc bán thời gian… ngày càng mở rộng. Do đó, nếu khi còn trẻ, bạn không tận dụng được những thế mạnh mình đang có thì lỗi phần nhiều sẽ nằm ở chính bạn.

Tất nhiên, cũng có những sinh viên lại… chủ động làm trái ngành. Họ giàu đam mê và đủ năng lực cho những công việc có tính chất khác nhau. Từ những trải nghiệm làm việc, càng ngày họ càng tích lũy thêm nhiều kiến thức cho ngành nghề mình yêu thích nhất.

Và khi làm trái ngành, bạn sẽ phải học cách áp dụng những kiến thức chuyên ngành đã học trong các công việc mới. Ví dụ những kiến thức ngành tâm thần học có thể hỗ trợ bạn rất nhiều trong công việc nghiên cứu thị trường, bởi nó đòi hỏi kĩ năng hiểu thấu suy nghĩ khách hàng. Nhờ vậy, bạn có thể trở nên linh hoạt hơn trong cách tư duy. Điều này sẽ khiến bạn trở nên trưởng thành và chững chạc. Tiêu biểu cho thành công của những người làm trái ngành phải kể đến nhóm bạn trẻ đứng sau những bài viết “vạn người mê” trên Facebook của Durex. Dù làm công việc sáng tạo và đạt được tầm ảnh hưởng nhất định, nhưng hầu hết các bạn lại học những chuyên ngành kinh doanh, ngân hàng… ít liên quan đến truyền thông. Nhìn chung, làm việc trái ngành hay đúng ngành không quyết định sự thành công của bạn. Xã hội ngày càng phát triển, có việc làm đúng ngành hay trái ngành không còn quá quan trọng. Điều quan trọng là bạn phải có khả năng học tập, thích nghi và liên tục phát triển thì mới có khả năng chứng minh năng lực bản thân.

Hehe, mình đang làm trái ngành học này bạn ơi và mình nghĩ tỉ lệ thành công thì cũng chia đều cho cùng hay trái ngành.

Trong cuốn Từ tốt đến vĩ đại có nói Quy luật con nhím à:

- Thứ ta làm tốt nhất

- Thứ ta đam mê nhất

- Thứ xã hội cần

Giao thoa 3 cái đó thì kiểu gì cũng thành công được, vì vậy việc học đúng ngành hay chưa cũng không phải là thứ duy nhất quyết định thành công của mỗi người.

https://cdn.noron.vn/2020/10/29/90929692115989917-1603947444.png