Bạn nghĩ lí do gì mà tình trạng thất nghiệp của cử nhân ngày nay ngày càng phổ biến?

  1. Kinh doanh và Khởi nghiệp

Từ khóa: 

thất nghiệp

,

cử nhân

,

kinh doanh và khởi nghiệp

Năng lực không theo kịp thực tế! 
Một số: "Đời quá đen!"
Trả lời
Năng lực không theo kịp thực tế! 
Một số: "Đời quá đen!"

Có nhiều lý do mà mình tìm hiểu & quan sát được trong 1 khoảng thời gian dài:

  • Yếu tố gia đình 1: quá đặt nặng vấn đề học hành theo ý cha mẹ. Học 1 chuyên ngành mà mình không thích hoặc không có khả năng theo, cho nên lúc vào học thì các bạn không tiếp thu được hết nên sau khi học xong kĩ năng không bằng các bạn cùng trang lứa ra trường. Sau đó phải tốn thêm rất nhiều thời gian để có thể học & định hướng lại
  • Yếu tố gia đình 2: Rất nhiều phụ huynh đề quá cao vấn đề học hành kiểu “con nhà người ta”. Lứa trẻ không có tuổi thơ & cảm thấy quá ngột ngạt. Đến khi vào đại học thì như chim xổ lồng & chỉ màn đến ăn chơi (trường hợp này là số đông không phải tất cả)
  • Yếu tố nhà trường 1 - Giáo trình: Cơ bản ngoài 1 số trường điểm hoặc nước ngoài. Đa phần chương trình dạy học ở VN rất lan man & giáo trình rất cũ (ví dụ 1 số trường thiết kế vẫn dạy corel draw thay vì Illustrator, học nhiều thay vì học chuyên)
  • Yếu tố nhà trường 2 - Mentor: giáo viên trong trường rất hiếm hoặc rất ít ai có thể phát hiện thế mạnh & định hướng được cho sinh viên nên phát huy điểm mạnh gì. Đơn giản chỉ là dạy cho xong giáo án rồi thôi.
  • Yếu tố bản thân: Thường không có chính kiến trong việc mình nên làm gì thì tốt cho bản thân. Nếu học ko hợp có nên nghỉ & chuyển ngành học. Môn học không phù hợp thì có nên chọn tiếp? Thử nghiệm & trải nghiệm. Tư tưởng ù lì đợi bố mẹ bạn bè xin việc cho

Đây là vài nguyên nhân mình thấy. Nó có lỗi cả phần giáo dục lẫn bản thân các bạn sinh viên. Nên năm nào cũng nghe bài ca tỉ lệ sinh viên thất nghiệp nhiều 

Thực tế cho thấy, trong hàng nghìn sinh viên mới ra trường mỗi năm, chỉ có một bộ phận sinh viên được “lọt vào mắt” những nhà tuyển dụng, bởi lẽ, các sinh viên mới ra trường hầu như chưa có kỹ năng để làm việc.

Khi còn đi học, nhiều sinh viên cho rằng để có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc thì cần phải có các chứng chỉ vi tính, ngoại ngữ,… nên đổ xô đi học tại các trung tâm để có được các bằng cấp này.

Tuy nhiên, trong thực tế, các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty nước ngoài lại rất chú trọng đến kỹ năng làm việc, xử lý tình huống, kỹ năng ứng xử, giao tiếp, truyền đạt, khả năng làm việc theo nhóm,…

Các công ty thường đưa ra thời gian thử việc từ 1 đến 2 tháng, và trong khoảng thời gian này, không có nhiều những ứng viên thực sự có khả năng tiếp thu, xử lý công việc. Ngay cả những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi với điểm số rất cao, qua thử việc thực tế, các sinh viên này lại không được đánh giá cao và không được nhận làm.

Có một nghịch lý hiện đang tồn tại là dù số lượng sinh viên ra trường có tỷ lệ thất nghiệp cao nhưng các công ty vẫn thiếu người làm, bởi lẽ, sinh viên không có kỹ năng để đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng.

Nhiều nhà chuyên môn cũng như các nhà tuyển dụng đều cho rằng, khâu đào tạo tại nhiều trường hiện đều rất kém. Nhiều sinh viên sau khi thi trượt ngành mình mong muốn thì chuyển sang ngành học khác hoặc học các ngành không theo lựa chọn của bản thân mà theo sự “ép buộc” từ gia đình, dẫn đến việc chỉ học để có được tấm bằng khi ra trường.

Ở các nước có nền giáo dục tiên tiến, sinh viên học đến đâu sẽ được thực hành ngay đến đó, nên sẽ nhớ rất lâu. Nhiều vấn đề thay vì phải giảng giải lý thuyết như ở Việt Nam,  thì sinh viên nước ngoài được thực hành ngay. Mỗi khi thực tập, sinh viên được đến các công ty và thực hành ngay tại đó, vì thế kỹ năng làm việc của sinh viên được hình thành ngay từ khi bắt đầu vào học tại trường.

Ở Việt Nam, chương trình cử nhân trung bình phải mất 4 năm, tách bạch giữa học và hành. Trong 3,5 năm đầu của khóa học, sinh viên được học “nhồi nhét” kiến thức, chỉ còn một kỳ cuối của khóa học là được dành cho cả chương trình thực tập và làm đề án tốt nghiệp. Nội dung chương trình thực tập ngắn, lại rất sơ sài, nên cuối cùng, sau 4 năm học, sinh viên chỉ có kiến thức lý thuyết “nhồi nhét”, còn kỹ năng làm việc được trang bị rất ít, hoặc thậm chí không có.

2 chữ thôi Do "kén chọn"biết bao tỷ phủ làm giàu bằng 2 bàn tay trắng.những tỷ phú ấy lúc đầu cũng đi bán báo dạo như edison phát minh ra bóng đèn vv......nghề gì cũng làm.nghề chọn mình chứ đừng nghĩ mình chọn nghề càng va chạm càng mở rộng tầm nhìn hơn.như 2 anh em nhà wright phát minh ra máy bay lúc đầu cũng đi sữa xe đạp.tôi có bằng giỏi mà không có việc cứ đâm đầu ngồi đợi khi nào có mới đi.tôi phải ngồi máy lạnh vv...=]]] tư tưởng nghèo nàn

Mình nghĩ sinh viên ra trường thất nghiệp chẳng do bất kỳ lí do nào ở bên trên, mà do chính bản thân các bạn lười biếng và không cố gắng. Lười biếng học tập, lười biếng trải nghiệm khi còn đi học, lười biếng tìm việc khi ra trường, lười biếng tích lũy kinh nghiệm, chưa kể không chịu đánh đổi.

Mình không thấy có bất kỳ một ngành nghề nào khó tìm việc, nếu các bạn không chịu khó vác mông lên mạng tìm, hỏi người này người kia, thử apply, thử phỏng vấn trật vài lần để quen, thử làm một vài công việc "không công" hoặc "ít công" để có kinh nghiệm thì không bao giờ các bạn tìm được một công việc phù hợp với đòi hỏi và yêu cầu của bản thân.

Mình gặp nhiều trường hợp sinh viên suốt ngày than thất nghiệp, nhưng đến khi giới thiệu cho cách tìm việc, thậm chí giới thiệu cho chỗ làm hẳn hoi nhưng kêu lười tìm hoặc là chê ỏng che eo, chê công việc lương thấp, chê chỗ làm xa, chê công việc nhàm chán,... nên lại há miệng chờ sung ở một người khác giới thiệu cho công việc phù hợp hơn. Kể cả các bạn ấy có chọn sai ngành học, nhưng sai thì luôn có thể sửa, không cách này thì cách khác. Vấn đề là có muốn sửa hay không thôi.

Bạn có thể đưa ra số liệu về sinh viên thất nghiệp không? Những bạn cũng khóa với mình không thấy ai thất nghiệp cả :)) Phải chăng là họ chỉ nghỉ ngơi trong những thời điểm cần reflect hay thay đổi hướng đi mới thôi.

11 điểm đủ đậu đầu vào. Trung bình chưa tới 4đ/1môn. Mà vào đc là ra rẹt rẹt. Bằng cử nhân. Vừa là cái mác, vừa là nơi trốn nghĩa vụ. Trường thì mở hàng loạt, cao đẳng, trung cấp đều nâng lên thành đại học. Đào tạo thì hàng loạt, số mà ko chất. Bảo sao mà chả thất nghiệp cả đàn.

Theo tôi thì có 5 nguyên nhân chính:

Thứ nhất là việc hướng nghiệp không phù hợp, dẫn đến xác định sai ngành học. Ở Việt Nam, việc chọn nghề phụ thuộc rất nhiều vào quyết định của các bậc phụ huynh. Với tâm lý luôn muốn che chở, bao bọc con, các bậc cha mẹ thường thiên về những ngành “an toàn”, mang lại danh tiếng, như kỹ sư, bác sĩ,…Mặt khác, xu hướng thị trường cũng là một điều đáng nói. Một số bạn trẻ còn có xu hướng chạy theo các nghề “hot” để theo kịp bạn bè, chứ không thực sự vì đam mê và đúng sở trường.

Thứ 2 là học thụ động: Chính vì chọn ngành không phù hợp, các bạn sinh viên dễ rơi vào tình trạng thụ động, lười tìm kiếm thêm thông tin, thiếu chủ động trong tất cả các công việc sau này. Mà rõ ràng, sẽ không có nhà tuyển dụng nào lại muốn bỏ tiền ra để mời một nhân viên máy móc, lười nhác, và không có tinh thần cầu tiến về làm việc.

Thứ 3 là Tiếng Anh hạn chế. Thực ra, hầu hết sinh viên ở các trường đại học đều được học tiếng Anh, nhưng chính thái độ học thụ động, không áp dụng thực tế thì khi ra trường, kỹ năng ngoại ngữ chỉ là con số 0. Chỉ có được động lực học, cách học phù hợp, khoa học, áp dụng vào môi trường thực tế mới có thể nâng cao trình độ tiếng Anh, đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng.

Thứ 4 Không chú trọng trang bị kỹ năng mềm. Trong suốt 4 năm ở trường đại học, rất nhiều sinh viên quan niệm rằng chỉ cần vào lớp nghe giảng, học những gì được dạy trên giảng đường là đủ rồi. Hầu hết thời gian còn lại các bạn dành cho các trò giải trí vô bổ như nhậu nhẹt, game online... Các bạn không biết rằng, trong môi trường công việc đầy cạnh tranh và năng động, trang bị tốt cho mình các kỹ năng Giao tiếp, Đàm phán, Thuyết trình, Quản lý thời gian,… mới thực sự là yếu tố quyết định giúp bạn khác biệt và làm việc hiệu quả.

Thứ 5: số lượng sinh viên đầu ra mỗi năm quá nhiều. Hiện tại, Việt Nam có hơn 500 trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Việc mở cửa ồ ạt các trường đại học với chất lượng đầu vào thấp là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh viên tốt nghiệp mỗi năm tăng vọt.

undefined

mình nghĩ một phần là do sv lười, một phần là do chưa biết cách học đh là ntn.

Mình nghĩ lý do lớn nhất là thái độ & tinh thần của các bạn thôi. Thiếu ý chí, thiếu mục tiêu, thiếu sự tập trung, kiên định.

CV chất lượng kém, ngoại ngữ yếu, sai ngành, kinh nghiệm ít... tất cả đều cải thiện được nếu thực sự bạn tập trung và dành thời gian, cầu tiến & cải thiện, nâng cao kiến thức của bản thân mình.