Bạn nghĩ hậu cần quan trọng thế nào với kết quả cuộc chiến?
Mình rất thích đọc về những chuyện hậu trường (behind the scene), những thứ đằng sau ánh hào quang của thành công. Ví dụ trong chuyện chiến tranh chẳng hạn, chúng ta thường nghĩ thành công đến rất đơn giản, chỉ cần một ông tướng giỏi và một quân số đông là được. Chúng ta thích thú các trận đánh với quân số chục vạn, trăm vạn nhưng chưa rõ để điều khiển được một số lượng người đông như kiến như vậy, người tổ chức phải rất tài năng.
Để tổ chức một chiến dịch quân sự phải tính toán đến rất nhiều thứ lớn như di chuyển, tiếp liệu, lương thực, y tế, tải thương, vân vân... Trong việc hậu cần lại chia nhỏ ra nhiều thứ như "nghệ thuật thực dụng của việc chuyển quân", "cung ứng những đội ngũ tiếp liệu liên tục", "thiết lập, tổ chức đường tiếp liệu",... Trong việc cung ứng lại chia nhỏ tiếp như y phục, vũ khí, vật dụng hàng ngày, củi lửa,... Di chuyển trong rừng sâu, hoang địa, núi non khác với di chuyển gần thôn làng. Một người chỉ có thể mang lương thực trong 10 ngày, nếu lâu hơn thì phải có trạm tiếp liệu, hoặc cánh quân đi trước xây dựng chợ tạm và tìm hàng hoá để các cánh quân đi sau mua bán. Chưa kể còn dịch bệnh phát sinh. Rất nhiều thứ cần phải tính toán như lương bổng, tử tuất, khen thưởng, liên lạc, thực phẩm cho voi ngựa, bảo trì dụng cụ,...
Nhiều sử gia nghĩ rất đơn giản về chuyện hậu cần đến nỗi họ mặc định rằng một quân đoàn có thể đi bất cứ hướng nào, bất cứ tốc độ nào, xa tới đâu cũng được. Thực tế thì khác hoàn toàn, việc hậu cần và chuyển quân quan trọng không kém gì dàn trận đánh nhau, và số dân phu có thể nhiều gấp mấy lần số lính. Sẽ thế nào nếu trước khi phang nhau ngoài chiến trường, quân của bạn chết hết 1 nửa trên đường hành quân hoặc không còn muốn đánh nữa vì mệt mỏi đói khát? Cứ thử đi xe mà không đổ xăng xem là biết.
Ví dụ Tôn Sĩ Nghị khi dẫn quân Thanh sang Việt Nam, để tới được Thăng Long thì phải lập 20 kho lương, 53 trạm thông tin, rồi bắc cầu phao đủ thứ, số dân phu gấp 3 lần lính (mấy ông sử gia thường gộp chung dân phu và lính chiến để nghe cho nhiều). Họ Tôn tính sẽ tiếp tục hành quân vào Phú Xuân để bắt sống Nguyễn Huệ, nhưng phí tổn quá cao khi phải tổ chức tiếp liệu, truyền tin và di chuyển mấy chục ngàn người trên một trục lộ 3000 dặm từ Quảng Đông đến Huế khiến hắn chưa thể ra tay. Cuối cùng Nguyễn Huệ kéo ra bắc đánh phải chạy về lại.
Người ta chỉ tập trung vào phân tích chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa của vua Quang Trung, nhưng không ai hiểu nổi cách hành quân và tiếp vận của ông ra sao để tạo nên chiến thắng. Mọi thứ đều chỉ là giả thiết, và đó là cái hay của nghệ thuật chiến tranh (Art of war).
chiến tranh
,hậu cần
,lịch sử
,lịch sử
thực tế thì 2 vị tướng vào loại vĩ đại nhất trong lịch sử US là, lãnh đạo US dành chiến thắng trong Civil War và WW2 là Ulysses Grant và Eisenhower đều có background là logistics.
Kiên Cung
thực tế thì 2 vị tướng vào loại vĩ đại nhất trong lịch sử US là, lãnh đạo US dành chiến thắng trong Civil War và WW2 là Ulysses Grant và Eisenhower đều có background là logistics.
Tú Hồ
Em nhớ có quote (không chắc có phải của Lincoln ko nên xin ẩn danh), rằng nếu cho tôi 10g đốn gỗ, tôi sẽ dành 6 tiếng để mài rìu.
Công tác chuẩn bị tuy thường không được nhắc tới rõ, nhưng không thể phủ nhận đó là một nhân tố tiên quyết để thành công
Duong Khang
Hành quan đánh tran lương thực đi đầu .so luong dan phu nhất định .đương hành quân cũng nhu rút quân phải ít nguoi biet thi tốt .
Rukahn
Nói 1 cách đơn giản đó là để 1 ai đó làm đc 1 công việc đơn giản như đi học, đi làm, giáo viên, cảnh sát .., cho đến những công việc phức tạp kiểu như CEO, nhà điều hành doanh nghiệp, nguyên thủ thì để có thể làm tốt họ cần ăn, ỉa cho tốt đã