Bạn nghĩ gì về xấu hổ về tiền (money shame)?

  1. Đầu tư & Tài chính

Cô Tammy, một Money Coach, bước lên sân khấu TEDx và nghẹn ngào nói về "nỗi nhục/xấu hổ về tiền bạc" (money shame).

Dựa trên định nghĩa về "shame" (nỗi nhục nhã), cô đưa ra một định nghĩa riêng cho mình về "money shame".

"Đó là cảm giác hoặc trải nghiệm đau đớn tột cùng của việc tin rằng chúng ta không hoàn mỹ, và vì thế sự không đáng để được yêu thương, được đón nhận sẽ dựa trên số tiền tài khoản ngân hàng, các khoản nợ của chúng ta, nhà cửa mà chúng ta có, xe cộ mà chúng ta sở hữu, và địa vị nghề nghiệp mà ta có được."

Vậy còn bạn, bạn đã biết đến money shame chưa? Giờ biết rồi, nó làm bạn có cảm xúc gì và nghĩ gì?

Từ khóa: 

tài chính cá nhân

,

quản lý tài chính cá nhân

,

kỹ năng tài chính

,

xấu hổ về tiền

,

money shame

,

đầu tư & tài chính

Hi bạn,

Mình đã xem qua clip của cô Tammy & đồng ý rằng trí thông minh tài chính ("financial intelligence" - khả năng quản lý tiền bạc) của một người chịu chi phối mạnh mẽ bởi trí thông minh tài chính của cha mẹ họ. Cách chúng ta tiếp cận & sử dụng tiền vào thời thơ ấu có ảnh hưởng mạnh mẽ & bén rễ trong tiềm thức chúng ta.

Về 2 điều trên thì loạt sách "Dạy con làm giàu" của Robert Kiyosaki có nói đi nói lại rất nhiều. Ai đã đọc qua chắc chắn sẽ biết.

Thế nên trước hết, muốn giải quyết các vấn đề về quản lý tài chính thì phải nhận ra là nguồn gốc của chúng có từ gia đình & thời thơ ấu của chúng ta.

----------------------------------------------------

Thứ hai, "money shame" là điều thường thấy ở những môi trường/quốc gia đề cao đời sống vật chất một cách quá mức (Anh, Mỹ, Nhật...thậm chí ngay cả VN mình hiện nay đều là những ví dụ điển hình). Mình đã in đậm 4 từ trên để nói rằng một đời sống vật chất vừa đủ tốt là rất cần thiết. Nhưng vượt ngưỡng đó, khi nó trở thành sự xa xỉ, lại là một chuyện rất khác.

Và vấn đề lớn của xã hội hiện nay là chúng ta đang đề cao sự xa xỉ này. Xe hơi, nhà lầu, du thuyền, thời trang hàng hiệu...trong hầu hết trường hợp chúng đều không cần thiết, nhưng "cái tôi" của chúng ta khao khát chúng (có trách thì phải trách ngành công nghiệp quảng cáo về việc tiêm nhiễm này). Chỉ với mục đích thể hiện bản thân.

undefined

Kết quả? Chúng ta mắc kẹt vào một vòng xoáy không lối ra: kiếm thật nhiều tiền & tiêu thật nhiều tiền. Những người không làm được điều đó thì sẽ bị người xung quanh đánh giá, bình phẩm...Có lẽ không phải tự nhiên mà lối sống hikikomori nổi lên ở Nhật, ở Anh cứ 1 tuần là có 81 đàn ông nhảy lầu tự tử (vì bế tắc chuyện tài chính, sự nghiệp, gia đình...), và ngay trong clip cô Tammy cũng có nói cứ 10 đàn ông da trắng 40-64t tại Mỹ thì 7 người tự sát vì vấn đề tài chính.

Vậy còn giải pháp? Mình cho rằng "công tác tư tưởng" là giải pháp quan trọng & khẩn cấp nhất. Chúng ta cần trước hết nhận ra rằng đời sống vật chất không thể đem lại hạnh phúc dài lâu cho chúng ta. Các sảng khoái & tiện lợi nhất thời, tất nhiên. Nhưng hạnh phúc dài lâu, có lẽ không. Một khi các nhu cầu của chúng ta không còn quá lệ thuộc vào độ dày của chiếc ví tiền, thì bệnh "money shame" cũng theo đó mà khỏi vậy. ^_^

Thân.

Trả lời

Hi bạn,

Mình đã xem qua clip của cô Tammy & đồng ý rằng trí thông minh tài chính ("financial intelligence" - khả năng quản lý tiền bạc) của một người chịu chi phối mạnh mẽ bởi trí thông minh tài chính của cha mẹ họ. Cách chúng ta tiếp cận & sử dụng tiền vào thời thơ ấu có ảnh hưởng mạnh mẽ & bén rễ trong tiềm thức chúng ta.

Về 2 điều trên thì loạt sách "Dạy con làm giàu" của Robert Kiyosaki có nói đi nói lại rất nhiều. Ai đã đọc qua chắc chắn sẽ biết.

Thế nên trước hết, muốn giải quyết các vấn đề về quản lý tài chính thì phải nhận ra là nguồn gốc của chúng có từ gia đình & thời thơ ấu của chúng ta.

----------------------------------------------------

Thứ hai, "money shame" là điều thường thấy ở những môi trường/quốc gia đề cao đời sống vật chất một cách quá mức (Anh, Mỹ, Nhật...thậm chí ngay cả VN mình hiện nay đều là những ví dụ điển hình). Mình đã in đậm 4 từ trên để nói rằng một đời sống vật chất vừa đủ tốt là rất cần thiết. Nhưng vượt ngưỡng đó, khi nó trở thành sự xa xỉ, lại là một chuyện rất khác.

Và vấn đề lớn của xã hội hiện nay là chúng ta đang đề cao sự xa xỉ này. Xe hơi, nhà lầu, du thuyền, thời trang hàng hiệu...trong hầu hết trường hợp chúng đều không cần thiết, nhưng "cái tôi" của chúng ta khao khát chúng (có trách thì phải trách ngành công nghiệp quảng cáo về việc tiêm nhiễm này). Chỉ với mục đích thể hiện bản thân.

undefined

Kết quả? Chúng ta mắc kẹt vào một vòng xoáy không lối ra: kiếm thật nhiều tiền & tiêu thật nhiều tiền. Những người không làm được điều đó thì sẽ bị người xung quanh đánh giá, bình phẩm...Có lẽ không phải tự nhiên mà lối sống hikikomori nổi lên ở Nhật, ở Anh cứ 1 tuần là có 81 đàn ông nhảy lầu tự tử (vì bế tắc chuyện tài chính, sự nghiệp, gia đình...), và ngay trong clip cô Tammy cũng có nói cứ 10 đàn ông da trắng 40-64t tại Mỹ thì 7 người tự sát vì vấn đề tài chính.

Vậy còn giải pháp? Mình cho rằng "công tác tư tưởng" là giải pháp quan trọng & khẩn cấp nhất. Chúng ta cần trước hết nhận ra rằng đời sống vật chất không thể đem lại hạnh phúc dài lâu cho chúng ta. Các sảng khoái & tiện lợi nhất thời, tất nhiên. Nhưng hạnh phúc dài lâu, có lẽ không. Một khi các nhu cầu của chúng ta không còn quá lệ thuộc vào độ dày của chiếc ví tiền, thì bệnh "money shame" cũng theo đó mà khỏi vậy. ^_^

Thân.

Chưa nghe, mà đọc cũng không hiểu cái đó là gì. Nhưng có một trang viết về quản lý tài chính cá nhân dành cho phụ nữ độc thân muốn share cho mọi người tại đây: 

Ôi mình đã phải GG thêm để có thể hiểu hơn về Money Shame, hiểu về tại sao lại có nỗi xấu hổ đó.

We ALL have money shame — whether you’re earning $10,000 or $10 million. Why? Because we surrender all our power to money.

 Do any of these resonate with you?

Driving a Mercedes when you can only afford a Honda
Playing the big shot, always picking up the check or financially rescuing family and friends
Under pressure of not measuring up, and living paycheck to paycheck
Looking good at all costs
Obsessed with money: how much things cost and how much everyone earns
Unable to enjoy wealth or hides it from others
Can’t hold on to money, it continuously slips right through your fingers
Buried in debt, but yet keep spending
Bankruptcy, foreclosure or job loss is part of your past or present circumstances
Living in financial secrecy, fearing what others “think” of you.

Shau khi đọc trên website của cô ấy thì mình cũng nhận ra một vấn đề là mình không có/ ít có nỗi xầu hổ này. Vì mình ít để vấn đề tiền bạc chi phối quyết định của bản thân, có một số nguyên tắc và một số ngưỡng về tiền bạc mình cần đảm bảo cơ bản, còn lại nhu cầu của mình không bị chi phối bởi bên ngoài nhiều nên mình ít có nỗi xấu hổ này. Mình chi tiêu theo mức thu nhập của mình, và cách chi tiêu, nhu cầu tăng khi thu nhập tăng.

Nhưng vấn đề của mình là mình không để tiền bạc chi phối; nhưng mình cũng khá kém trong việc sử dụng đồng tiền và tài chính cá nhân; mình không có đầu tư, tích lũy tốt (trừ một phần saving dự phòng) . Mình chỉ có nguyên tắc là không để cho bản thân bị mắc nợ, bị nợ, vì ghét nợ nần; còn lại khá hời hợt với việc đầu tư tích lũy tài chính.