Bạn nghĩ gì về việc nhà hoạt động nhân quyền Phạm Đoan Trang bị bắt?
Phạm Đoan Trang là một nhà hoạt động nhân quyền, tác giả của hai cuốn Chính trị bình dân và Phản kháng phi bạo lực. Ngày 7/10 bà đã bị Công an thành phố Hà Nội bắt tạm giam về tội "tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Được biết trước đó bà Trang cùng bạn đã gửi đến Lãnh sự quán Mỹ bản báo cáovề vụ tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm. Đáng chú ý, đây là bản “báo cáo” lần thứ 3 được nữ dân chủ này thực hiện. Lần thứ nhất, bà Trang soạn thảo báo cáo Đồng Tâm 1 vào ngày 16/1/2020. Lần thứ hai, bà soạn thảo báo cáo Đồng Tâm 2 vào ngày 9/2 và lần này là bản báo cáo lần 3.
tin tức
Mình có mấy suy nghĩ thế này.
- Đầu tiên là mình nhớ đến bác Nguyễn Quang A, thỉnh thoảng cũng gặp mấy chuyện rắc rối, mặc dù mấy việc bác ấy làm mình cho rằng đáng ca ngợi.
- Sau đó thì mình nghĩ về bản thân. Hồi bé thì chế độ muôn năm, chính quyền luôn đúng, lớn lên một chút tưởng mình hiểu biết thì nghĩ thể chế có vấn đề, nhà nước quá lo cho việc bảo vệ quyền lực, các nhà dân chủ (trừ mấy người từ các đảng phái vớ vẩn) là những người can đảm và đáng ngưỡng mộ. Đến giờ này thì mình đã qua cái giai đoạn tưởng mình hiểu biết. Khi mình tự hỏi bản thân sẽ làm gì nếu nắm quyền, thì nhận ra chính quyền đã phải chịu những sự đánh giá bất công. Các thầy mình, các anh chị đi trước, và một số bạn bè của mình đã làm việc cho chính quyền. Những người trong Quốc hội hay Chính phủ không phải kiểu người như mình tưởng lúc còn trẻ tuổi bồng bột dễ bị ảnh hưởng. Họ cũng giống mình, cũng muốn tốt cho đất nước, và đang làm những gì tốt nhất mà họ làm được trong khả năng có thể và trong điều kiện hiện tại. Không phải mình nói rằng trong quá khứ chính quyền không có sai lầm gì, nhưng nếu chịu suy nghĩ thì sẽ thấy họ đã cố gắng và làm được những điều rất khó. Mười năm trước, mình phát ngán với cái lý lẽ rằng nếu không có ĐCS thì đất nước sẽ loạn khi bị tranh giành bởi các thế lực với nhiều lợi ích và mục tiêu khác nhau. Nhưng bây giờ, nếu có bạn trẻ nào chịu lắng nghe, mình sẽ hỏi bạn nghĩ bây giờ nếu ba bốn cái đảng như Việt Tân nhảy vào VN thì đất nước sẽ ra sao. Chỉ trích thì dễ, làm mới khó. Nên cảm ơn chính quyền bây giờ. Suy nghĩ của con người có thể thay đổi như thế đấy.
- Cuối cùng là suy nghĩ về câu trả lời của bạn
Vì cái sự hiếu kỳ muôn thủa mà nếu nghe cái gì ngược với những thứ thường được nghe thì người ta lại quan tâm, chưa cần biết nó đúng hay sai. Có những thứ rõ ràng không hay và được giới chuyên môn tuyên bố là không ra gì, hoặc bằng thường thức người ta cũng biết là không ra gì, nhưng vẫn lao vào. Ngày xưa người ta nghe bài Friday của Rebecca hay nghe Lệ Rơi có phải vì nó hay không? Không phải, vì nó dở đến mức người ta thấy hiếu kỳ và thú vị. Bây giờ mấy video nhảm có nhiều lượt xem có phải vì chúng hay không? Không, vì cùng lý do như trên. Nếu có bất kỳ người có uy tín hay chuyên môn nào nhận xét một cuốn sách là dở, dù có dùng lời lẽ thậm tệ nhất để nói về nó, thì nó cũng trở nên nổi tiếng và được săn lùng, vì con người không dùng lý trí cho những việc như thế. Điều tồi tệ là khi nó trở nên phổ biến thì nội dung của nó, dù đúng hay sai, cũng sẽ ám ảnh tâm trí nhiều người, như cách mà người ta tin vào những lời nói dối được lặp lại đủ nhiều.
Thêm nữa, mình muốn nói về việc tại sao có nói thôi mà cũng bị bắt. Vì lời nói có sức ảnh hưởng, mà những ảnh hưởng xấu phải được ngăn chặn, nên không thể để ai thích nói gì thì nói. Ví dụ đơn giản là bất kỳ ai cũng có thể chịu tội khi vu khống người khác, hay bôi nhọ người khác một cách vô căn cứ.
Mình không biết Phạm Đoan Trang, cũng không có hiểu biết để bình luận về việc cô ấy bị bắt (có thể cô ấy đáng bị bắt, cũng có thể không), mình viết đoạn này chỉ vì thấy những điều bạn Kha Nguyen băn khoăn là hời hợt và ngây thơ.
Hideki
Mình có mấy suy nghĩ thế này.
- Đầu tiên là mình nhớ đến bác Nguyễn Quang A, thỉnh thoảng cũng gặp mấy chuyện rắc rối, mặc dù mấy việc bác ấy làm mình cho rằng đáng ca ngợi.
Nguyễn Quang A – Wikipedia tiếng Việt
vi.wikipedia.org
- Sau đó thì mình nghĩ về bản thân. Hồi bé thì chế độ muôn năm, chính quyền luôn đúng, lớn lên một chút tưởng mình hiểu biết thì nghĩ thể chế có vấn đề, nhà nước quá lo cho việc bảo vệ quyền lực, các nhà dân chủ (trừ mấy người từ các đảng phái vớ vẩn) là những người can đảm và đáng ngưỡng mộ. Đến giờ này thì mình đã qua cái giai đoạn tưởng mình hiểu biết. Khi mình tự hỏi bản thân sẽ làm gì nếu nắm quyền, thì nhận ra chính quyền đã phải chịu những sự đánh giá bất công. Các thầy mình, các anh chị đi trước, và một số bạn bè của mình đã làm việc cho chính quyền. Những người trong Quốc hội hay Chính phủ không phải kiểu người như mình tưởng lúc còn trẻ tuổi bồng bột dễ bị ảnh hưởng. Họ cũng giống mình, cũng muốn tốt cho đất nước, và đang làm những gì tốt nhất mà họ làm được trong khả năng có thể và trong điều kiện hiện tại. Không phải mình nói rằng trong quá khứ chính quyền không có sai lầm gì, nhưng nếu chịu suy nghĩ thì sẽ thấy họ đã cố gắng và làm được những điều rất khó. Mười năm trước, mình phát ngán với cái lý lẽ rằng nếu không có ĐCS thì đất nước sẽ loạn khi bị tranh giành bởi các thế lực với nhiều lợi ích và mục tiêu khác nhau. Nhưng bây giờ, nếu có bạn trẻ nào chịu lắng nghe, mình sẽ hỏi bạn nghĩ bây giờ nếu ba bốn cái đảng như Việt Tân nhảy vào VN thì đất nước sẽ ra sao. Chỉ trích thì dễ, làm mới khó. Nên cảm ơn chính quyền bây giờ. Suy nghĩ của con người có thể thay đổi như thế đấy.
- Cuối cùng là suy nghĩ về câu trả lời của bạn
Vì cái sự hiếu kỳ muôn thủa mà nếu nghe cái gì ngược với những thứ thường được nghe thì người ta lại quan tâm, chưa cần biết nó đúng hay sai. Có những thứ rõ ràng không hay và được giới chuyên môn tuyên bố là không ra gì, hoặc bằng thường thức người ta cũng biết là không ra gì, nhưng vẫn lao vào. Ngày xưa người ta nghe bài Friday của Rebecca hay nghe Lệ Rơi có phải vì nó hay không? Không phải, vì nó dở đến mức người ta thấy hiếu kỳ và thú vị. Bây giờ mấy video nhảm có nhiều lượt xem có phải vì chúng hay không? Không, vì cùng lý do như trên. Nếu có bất kỳ người có uy tín hay chuyên môn nào nhận xét một cuốn sách là dở, dù có dùng lời lẽ thậm tệ nhất để nói về nó, thì nó cũng trở nên nổi tiếng và được săn lùng, vì con người không dùng lý trí cho những việc như thế. Điều tồi tệ là khi nó trở nên phổ biến thì nội dung của nó, dù đúng hay sai, cũng sẽ ám ảnh tâm trí nhiều người, như cách mà người ta tin vào những lời nói dối được lặp lại đủ nhiều.
Thêm nữa, mình muốn nói về việc tại sao có nói thôi mà cũng bị bắt. Vì lời nói có sức ảnh hưởng, mà những ảnh hưởng xấu phải được ngăn chặn, nên không thể để ai thích nói gì thì nói. Ví dụ đơn giản là bất kỳ ai cũng có thể chịu tội khi vu khống người khác, hay bôi nhọ người khác một cách vô căn cứ.
Mình không biết Phạm Đoan Trang, cũng không có hiểu biết để bình luận về việc cô ấy bị bắt (có thể cô ấy đáng bị bắt, cũng có thể không), mình viết đoạn này chỉ vì thấy những điều bạn Kha Nguyen băn khoăn là hời hợt và ngây thơ.
Bùi Đức Thắng
Tôi không biết bà Trang là ai nhưng tôi thấy đặc điểm chung của các nhà "dân quyền" này là toàn nói những thứ không đâu mà quên đi điều quan trọng nhất là muốn đại diện cho một nhóm người thì việc đầu tiên hãy làm điều thiết thực cho nhóm người đó. Phải chăng họ chỉ đấu tranh cho quyền lợi của chính bản thân họ.
Kha Nguyen
Ghost Wolf
Ăn tiền của Việt Tân rồi tuyên truyền chống phá thì bị quan trên bế đi thôi, có gì lạ đâu.