Bạn nghĩ gì về việc cha mẹ phân biệt đối xử?

  1. Tâm lý học

https://cdn.noron.vn/2021/03/29/9487096353175078-1616997401.jpg

Từ lâu các nước trên thế giới đã có phong tục trọng nam khinh nữ, hay thiên vị giữa con cái trong gia đình. Dù hiện tại bình đẳng về giới tính đã được nhà nước công nhận, nhưng nhiều trẻ em hiện nay vẫn gặp tình trạng này, dù là nam hay nữ, điển hình là nước Việt Nam ta. Ai học giỏi hơn sẽ được nhận nhiều tình thương hơn, ai kiếm được nhiều tiền hơn sẽ được cha mẹ yêu thương hơn, hay chỉ đơn giản ai là "con trai cưng" của cha mẹ thì sẽ được cưng chiều hơn. Thế bạn nghĩ sao về việc này? Gia đình bạn liệu có gặp phải tình trạng "lắt léo" này?

Từ khóa: 

tâm lý học

Mình đang gặp phải đúng vấn đề này đây. Dĩ nhiên nó chưa nghiêm trọng, nhưng cũng đang cần phải xem xét và điều chỉnh.

Chẳng là nhà mình có 2 bé, cô chị hay "ghen" vì cậu em nhỏ được mọi người cưng chiều hơn. Mình thấy không dễ để luôn đối xử công bằng (giống nhau) với 2 đứa trẻ khác nhau. Ví dụ có 1 cái tivi không thể 2 chị em cùng xem. Một món đồ chơi mới chỉ có thể 1 đứa chơi trước.

https://cdn.noron.vn/2021/03/30/79359103107566815-1617089376.jpg

Vậy nên mình đang tìm chiến lược để mọi đứa cảm thấy được "cưng" hơn ở một mặt nào đó. Ngoài ra cũng tìm cách nói chuyện để cô chị hiểu và bao dung hơn với cậu em.

Trả lời

Mình đang gặp phải đúng vấn đề này đây. Dĩ nhiên nó chưa nghiêm trọng, nhưng cũng đang cần phải xem xét và điều chỉnh.

Chẳng là nhà mình có 2 bé, cô chị hay "ghen" vì cậu em nhỏ được mọi người cưng chiều hơn. Mình thấy không dễ để luôn đối xử công bằng (giống nhau) với 2 đứa trẻ khác nhau. Ví dụ có 1 cái tivi không thể 2 chị em cùng xem. Một món đồ chơi mới chỉ có thể 1 đứa chơi trước.

https://cdn.noron.vn/2021/03/30/79359103107566815-1617089376.jpg

Vậy nên mình đang tìm chiến lược để mọi đứa cảm thấy được "cưng" hơn ở một mặt nào đó. Ngoài ra cũng tìm cách nói chuyện để cô chị hiểu và bao dung hơn với cậu em.

Ôi tại sao cô bé lại nuôi dưỡng tâm hồn mình bằng sự đố kị oán trách mà thay vào đó cô bé chỉ cần nhìn nhận sự việc bằng tình yêu thương sự bao dung và lòng biết ơn vì cha mẹ đã trao cho cô bé cơ hội được chăm sóc giúp đỡ cha mẹ mình và cho mình cơ hội được báo hiếu dù là việc nhỏ nhất. Hãy giúp đỡ họ chăm sóc họ chứ đừng đợi sau này vì không ai biết trước được ngày mai. Hãy trân trọng hiện tại khi họ còn ở bên cạnh. Hiện tại cho dù họ chưa hướng về phía cô bé nhưng hãy dùng tình thương sự bao dung của mình mà cứ làm không mong chờ kết quả rồi 1 ngày không xa cô bé sẽ gặt hái quả ngọt thôi. Hãy nhìn nhận sự việc theo 1 hướng tích cực đi cô bé ạ tâm sinh tướng đừng nuôi dưỡng tâm hồn mình bằng sự tiêu cực

Thực sự khó tránh được tình trạng này đặc biệt như nhà mình cũng có cô chị 6t và cậu em 3t. Nhiều lúc nói con phải nhường em mà mình cũng thấy uất ức thay cho cô chị vì có những cái cậu em cũng rất vô lí.

Nên mình cố gắng bù đắp cho con bằng những cái khác, cũng như cố gắng công bằng nhiều nhất có thể. Về mẹ mình nghĩ con không quá khó chịu trong cách cư xử của mẹ vì mẹ không quá thiên lệch.

Nhưng con đang gặp vấn đề với bà giúp việc vì bà nuôi cậu em từ khi mới sinh, sau đó bà cũng chiều em hơn, ưu ái em hơn nên cô chị hay bị bà mắng hơn, thiệt thòi hơn. Đâu đó mình cũng nhìn thấy chính mình ở vai của con, với những phân biệt trong quá khứ, với những cách đối xử trọng nam khinh nữ mà chính mình phải chịu đựng.

Mình chỉ biết thương con nhiều, năng chăm sóc cho con và tạo cho con cảm giác mẹ yêu hai chị em như nhau từ phía mình mà thôi, còn lại đối với người khác thật khó để thay đổi.

Cha mẹ thiên vị thì ở đâu cũng có, cái này do tâm lí thôi. Có những đứa trẻ không quá bận tâm đến việc bố mẹ có thương anh/chị em nhiều hơn mình hay không. Sau khi bạn trưởng thành, bạn sẽ không còn để ý quá nhiều đến mấy chuyện này nữa. Con cái sẽ có cuộc sống riêng, bố mẹ cũng có tuổi, quan trọng là tận hưởng thời gian ở bên, chăm sóc lẫn nhau, giữ bầu không khí gia đình hòa thuận.

Mik có câu chuyện muốn mọi người gửi đáp giúp ạ

Chuyện là bame mik có nói rằng: con gái chìu lại ở nhà rữa chén nấu cơm, còn con trai thì đi chơi..

Cho mik hỏi như vậy có phải là phân biệt đối sử ko ạ, và nhận định của bame mik là đúng hay sai ??

Mình không phủ nhận về việc vấn đề này vẫn còn tồn tại và không hề khuyến khích việc làm này của cha mẹ. Nhưng may mắn mình sống trong một mái ấm mà bố mẹ không có sự phân biệt đối xử. Mình là chị gái, cố 1 cậu em trai nhưng đều được bố mẹ quan tâm và dạy dỗ như nhau. Và mình thực sự mong có thể lan tỏa năng lượng tích cực và hạnh phúc giản đơn này đến tất cả mọi người.🥰

https://cdn.noron.vn/2022/04/17/27553327913484-1650162044.jpg

Mình là em gái có 1 anh trai nhưng mẹ đối xử với mình và anh khác hoàn toàn. Anh mình sn 99 dịch Covid ở nhà chỉ biết cắm đầu vào chơi điện tử không biết làm gì khác có bảo hơi tẹo là cáu gào lên nhưng mẹ mình luôn nói mình láo mất dạy dù mình chỉ nói một cách rất bình thường hay góp ý. Dù đã là con gái lớn nhưng mẹ luôn dùng những từ ngữ làm tổn thương mình rất nhiều lần và cho là lẽ bình thường. Dù đúng hay sai mẹ luôn nói mình còn anh mình mẹ lại rất nhún nhường. Bọn mình học lực ngang nhau, nhiều người nhận xét mình lanh hơn anh mình nhiều nhưng cũng một phần mình hay lăn xả và tiếp xúc hơn. Anh mình 22 tuổi đầu nhưng cư xử như trẻ con, bảo thủ, gia trưởng hay mất bình tĩnh. Nhiều lần mình nói chuyện với mẹ nhưng đều nhận những lời khó nghe. Mẹ bảo cái gì mẹ cũng mua cho mình rồi còn muốn gì nữa nhưng tự mẹ mình chứng minh rằng mình cho nó vật chất thì mình mạt sát nó thế nào cũng được. Anh mình có làm gì sai mẹ mình cũng chỉ nói 1 câu hoặc chẳng quan tâm nhưng nếu là mình mẹ sẽ nhắc lại 7749 lần với giọng điệu khó chịu. Đôi lúc anh em cãi nhau mẹ không biết đầu đuôi ra sao nhưng luôn bảo mình làm mẹ xấu hổ và mắng mình chỗ đông người chẳng thèm giữ mặt mũi cho mình. Ra ngoài thì luôn nói chiều mình này kia nhưng ở trong chăn mới biết chăn có rận. Thỉnh thoảng nghĩ không biết mình có phải con đẻ thật không nữa.