Bạn nghĩ gì về việc ban hành luật cấm phá thai?

  1. Tin Tức

Hôm nay có bạn hỏi mình nghĩ gì về việc có một nhóm người muốn kiến nghị ban hành luật cấm phá thai, với lí do là đấu tranh cho sự sống...

Mình nghĩ rằng việc bỏ hay giữ đều có lí do và dù cho bên nào đúng thì cũng không nên dùng luật để can thiệp ở đây. Bản chất của vấn đề là ở kiến thức, hành vi và ý thức của con người.

Không quản được thì cấm, đó chẳng khác gì bạo lực, thể hiện sự bất lực. Càng ít luật lệ, càng nhiều tự do, đó mới là điều cần hướng tới, chứ không phải suốt ngày ngồi đó nghĩ ra việc cưỡng chế người khác phải thế này thế khác.

Không muốn tăng tình trạng phá thai, thì tuyên truyền kiến thức giới tính, cách phòng tránh thai, kiến thức y học liên quan, mở ra những nơi nhận nuôi trẻ sơ sinh... Ban hành luật thì được cái gì, làm khổ người ta thêm. Hết.

Từ khóa: 

nạo phá thai

,

pháp luật

,

quyền lợi

,

trẻ em

,

tin tức

Thế thì cũng ko cần ra luật cấm lừa đảo,... Ko cần phải có bằng lái xe,... Ko cần phải tử hình khi giết người,...

Nếu bản chất thực sự ở kiến thức, hành vi, ý thức thì ko nhất thiết phải có luật nữa. 

Luật càng rộng, càng chặt chẽ, càng cập nhật càng tốt, chứ sao lại bảo càng ít luật càng tốt? Bạn sống trong xã hội thì bạn phải chịu sự chi phối của luật chung. Đúng sai phải theo 1 chuẩn cố định. Chính sự cưỡng chế tất cả đi cùng 1 con đường sẽ hạn chế xung đột giữa tất cả các cá nhân. 

Nói riêng trong việc phá thai. Cấm là hợp lý. Giết ng thì đền mạng; vui chơi, ko kiềm chế đc mình, có con thì có nhiệm vụ nuôi đứa trẻ. Đứa trẻ ko có tội, những ng vì cái cảm giác của thể xác mà tạo ra đứa trẻ mới có tội. Vậy sao bạn có thể lấy 1 đứa trẻ chưa thành hình ra chịu tội thay cho những người đáng phải chịu tội? Cả tình cả lý đều ko nghe đc vào đâu cả. Bạn có thể nói, khi sinh ra đứa trẻ sẽ bị bố mẹ nó này nọ còn khổ hơn. Lúc đó sẽ có Luật trẻ em. Còn bảo vệ đc hay ko, bảo vệ đến đâu là do hệ thống hành pháp, tư pháp yếu kém. Và ko thể vì 2 cơ quan kia kém mà buộc anh lập pháp đừng ra luật. Đây chẳng phải là ko quản đc thì cấm. Bạn thử xem quản bằng cách nào? Ko có luật, ko có căn cứ mà bảo sai nó đánh cho vêu mồm 🤣🤣

Không có luật, ng ta sẽ thả trôi bản thân, đến đâu cũng đc. Tuyên truyền à? Tuyên truyền là 1 việc, có làm theo hay không là việc khác. Cách phòng tránh, kiến thức y học, google ko tính phí! Còn việc nhận nuôi trẻ sơ sinh? Để làm gì? vừa tạo gánh nặng cho xã hội vừa tạo tâm lý thoải mái cho những kẻ phạm tội thực sự có thể an tâm "sản xuất" thêm, có tác dụng hay phản tác dụng? Còn khi đã có Luật, muốn ko ở tù à? Đọc luật đi, tiếp thu kiến thức đi, kiềm chế hành vi lại, tự ý thức việc đã đang và sẽ làm. Khi có luật đồng nghĩa với cái còng số 8 treo lơ lửng, thì ng ta sẽ tự giác ý thức, tự giác dùng các biện pháp, phương pháp để tránh vi phạm. Vậy thôi. Có gì là ko tốt, là sai khi ban hành một luật nhân đạo như vậy. Tất nhiên, luật phải có những loại trừ cho phù hợp chứ ko phải là cấm tiệt. Luật nên có, để những người khi "đã vui chơi thì phải tự mình gánh hậu quả" chứ ko phải những bào thai chưa thành hình.

Trả lời

Thế thì cũng ko cần ra luật cấm lừa đảo,... Ko cần phải có bằng lái xe,... Ko cần phải tử hình khi giết người,...

Nếu bản chất thực sự ở kiến thức, hành vi, ý thức thì ko nhất thiết phải có luật nữa. 

Luật càng rộng, càng chặt chẽ, càng cập nhật càng tốt, chứ sao lại bảo càng ít luật càng tốt? Bạn sống trong xã hội thì bạn phải chịu sự chi phối của luật chung. Đúng sai phải theo 1 chuẩn cố định. Chính sự cưỡng chế tất cả đi cùng 1 con đường sẽ hạn chế xung đột giữa tất cả các cá nhân. 

Nói riêng trong việc phá thai. Cấm là hợp lý. Giết ng thì đền mạng; vui chơi, ko kiềm chế đc mình, có con thì có nhiệm vụ nuôi đứa trẻ. Đứa trẻ ko có tội, những ng vì cái cảm giác của thể xác mà tạo ra đứa trẻ mới có tội. Vậy sao bạn có thể lấy 1 đứa trẻ chưa thành hình ra chịu tội thay cho những người đáng phải chịu tội? Cả tình cả lý đều ko nghe đc vào đâu cả. Bạn có thể nói, khi sinh ra đứa trẻ sẽ bị bố mẹ nó này nọ còn khổ hơn. Lúc đó sẽ có Luật trẻ em. Còn bảo vệ đc hay ko, bảo vệ đến đâu là do hệ thống hành pháp, tư pháp yếu kém. Và ko thể vì 2 cơ quan kia kém mà buộc anh lập pháp đừng ra luật. Đây chẳng phải là ko quản đc thì cấm. Bạn thử xem quản bằng cách nào? Ko có luật, ko có căn cứ mà bảo sai nó đánh cho vêu mồm 🤣🤣

Không có luật, ng ta sẽ thả trôi bản thân, đến đâu cũng đc. Tuyên truyền à? Tuyên truyền là 1 việc, có làm theo hay không là việc khác. Cách phòng tránh, kiến thức y học, google ko tính phí! Còn việc nhận nuôi trẻ sơ sinh? Để làm gì? vừa tạo gánh nặng cho xã hội vừa tạo tâm lý thoải mái cho những kẻ phạm tội thực sự có thể an tâm "sản xuất" thêm, có tác dụng hay phản tác dụng? Còn khi đã có Luật, muốn ko ở tù à? Đọc luật đi, tiếp thu kiến thức đi, kiềm chế hành vi lại, tự ý thức việc đã đang và sẽ làm. Khi có luật đồng nghĩa với cái còng số 8 treo lơ lửng, thì ng ta sẽ tự giác ý thức, tự giác dùng các biện pháp, phương pháp để tránh vi phạm. Vậy thôi. Có gì là ko tốt, là sai khi ban hành một luật nhân đạo như vậy. Tất nhiên, luật phải có những loại trừ cho phù hợp chứ ko phải là cấm tiệt. Luật nên có, để những người khi "đã vui chơi thì phải tự mình gánh hậu quả" chứ ko phải những bào thai chưa thành hình.

Trong số bạn bè trên FB của mình, mình chưa thấy một ai ủng hộ cái gọi là chiến dịch kêu gọi ban hành luật cấm phá thai kia hết. Mình cũng lười đi bình luận về nó, lúc trước có nói gọn 1 lần rồi. Nay thấy một anh bạn share một link blog khá chi tiết, mình copy lại cho các bạn quan tâm.

Nói thêm một ý cá nhân là mình thấy bọn này chỉ muốn xin tài trợ với lấy thông tin cá nhân của người tham gia chứ chả có vì cái gì hết. Sau đây là bài viết

Sự tàn ác của lòng nhân ái

Tại sao tôi lại quan tâm tới cái chiến dịch Mẹ ơi đừng giết con của hai thanh niên trẻ muốn làm điều tốt – mà theo tôi là chỉ gây hại?
Sự tàn nhẫn của cái tên chiến dịch nhiều người đã bàn, trong đó có tôi. Một chiến dịch muốn hướng đến bảo vệ sự sống, nhưng lại chứa đầy định kiến, ác cảm, tấn công. Nhưng để tới cuối bài tôi sẽ quay lại điều này.

Tôi quan tâm tới vấn đề luật quanh chuyện phá thai vì kỳ học trước tôi phải tham gia vào một cuộc tranh luận về vấn đề phá thai. Nước Mỹ, dù tự do thoải mái cực độ về phát ngôn, thực ra cực kì bảo thủ trong vấn đề sức khỏe sinh sản. Chuyện luật cho phép hay cấm phá thai trở thành một vấn đề nổi cộm trong các cuộc tranh cử. Có điều nước này quá rộng, nên cấm hay không cấm vẫn chưa thuộc vào quyết định của chính phủ liên bang. Cuộc tranh luận của chúng tôi trong khóa học không phải để thay đổi luật gì cả, mà chỉ để học cách tìm dữ liệu đầy đủ khi đưa ra thông điệp về một vấn đề chính sách công và tìm cách xây dựng hệ thống thông điệp ít gây tổn hại cho người liên quan.

Vì lý do đó, tôi đọc qua khá nhiều bài báo và nghiên cứu về vấn đề hệ quả/hiệu quả của luật cấm phá thai. Bài báo dưới đây (thực ra là tóm tắt lại cuốn sách của Michelle Oberman Her Body, Our Laws: On the Front Lines of the Abortion War, From El Salvador to Oklahoma)
https://www.guernicamag.com/consequences-el-salvadors-abortion-ban/
là một trong những minh chứng cho thấy cấm phá thai không mang lại hiệu quả xã hội pháp luật gì cả. Từ năm 1998, El Salvador cấm phá thai triệt để (trừ các trường hợp về sức khỏe, loạn luân hay nạn nhân của cưỡng hiếp), không chỉ bác sĩ mà ngay cả phụ nữ chọn phá thai cũng bị khép tội hình sự. Và kết quả là gì:
– Tỉ lệ nạo phá thai không giảm. Người muốn phá thai thay vì có cơ sở y tế an toàn để phá thai thì buộc phải tìm đến bác sĩ chợ đen hoặc tự phá, nguy cơ tử vong và di chứng tăng lên dồn dập.
– Bác sĩ thay vì toàn tâm cứu chữa thì bị ép buộc phải trở thành chỉ điểm để vạch mặt những người phá thai lậu.
– Phụ nữ bị bỏ tù vì tội liên quan đến nạo phá thai mà không được tính đến các yếu tố xã hội hay tự nhiên. Mà phần lớn họ là những người nghèo khó, sống trong áp lực kinh tế và tôn giáo.
Một nghiên cứu khác của Pop-Eleches (Đại học Columbia) về hệ quả lên trẻ em sau lệnh cấm nạo phá thai ở Romania cũng cho thấy trẻ em sinh ra sau lệnh cấm này bị phân tách rõ ràng. Những đứa trẻ con của phụ nữ tầng lớp lao động thu nhập thấp được sinh ra ngoài kế hoạch thường chết sớm, thất học và có nguy cơ trở thành tội phạm nhiều hơn.

Quay trở lại với chiến dịch Mẹ ơi đừng giết con. Mục đích blog entry này của tôi là để các bạn đang ủng hộ chiến dịch này có thêm thông tin phản biện. Trên Facebook của bạn Lê Hà, một trong hai founder của chiến dịch này, có lý giải tại sao các bạn muốn kêu gọi quốc hội thông qua Luật cấm phá thai với các luận điểm (in nghiêng) như sau.

1. Số lượng nạo phá thai tại Việt Nam cao thứ 3 thế giới, đây là một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ cần phải được chấm dứt ngay lập tức.

Bình luận: Tỉ lệ nạo phá thai ở Việt Nam rất cao. Nhưng vấn đề cối lỗi của nó không nằm ở việc Việt Nam cho phép phá thai mà nằm ở chỗ giáo dục sức khỏe sinh sản của Việt Nam cực kì tồi tệ trong cả nhà trường, gia đình và truyền thông. Hơn nữa, chuyện phá một cái thai ở những tuần đầu tiên, về mặt sinh học là chưa khác gì một nhóm tế bào có phải vấn đề đạo đức hay không là quyết định cá nhân từng người.

2. Với số lượng bào thai bị tước quyền sinh ra như hiện nay sẽ làm đất nước thiếu hụt dân số trầm trọng trong tương lai.

Bình luận: Dân số Việt Nam không có gì phải xấu hổ so với thế giới về độ đông đúc cả. Nhưng dân trí và khả năng y tế của người Việt cả về lực và lượng thì cực kì trầm trọng. Trái đất đang đối mặt với vấn đề quá tải dân số, đừng lo cho nhân loại về mặt số lượng, hãy lo cho chất lượng trí tuệ và sức khỏe của họ thì hơn.

3. Sức khoẻ sinh sản của phụ nữ sẽ giảm sút thậm chí biến chứng vô sinh, tử vong nếu phá thai, chưa kể nỗi đau tinh thần sẽ theo họ suốt cuộc đời.

Bình luận: Mời bạn chịu khó đọc cuốn sách (hoặc chí ít, bài báo) mà tôi nêu ở trên. Cấm nạo phá thai không làm người ta bớt nạo phá thai đi, họ chỉ chuyển từ nơi an toàn sạch sẽ sang nơi chui lủi, nơi các nguy cơ về sức khỏe tăng lên nhiều lần.

4. Luật sẽ mang lại một quyền cho phụ nữ được yêu cầu nam giới dùng biện pháp tránh thai khi quan hệ để ngăn chặn việc mang thai ngoài ý muốn từ đó dẫn đến việc phá thai, nếu nam giới từ bỏ trách nhiệm với bào thai sẽ phải chịu án phạt và bồi thường.

Bình luận: Không có luật phụ nữ vẫn yêu cầu đàn ông sử dụng bao cao su. Hai bạn không hiểu rằng phụ nữ luôn có quyền đó hay sao? Luật không ngăn cản đàn ông cưỡng hiếp phụ nữ. Luật cấm phá thai thì liên quan gì đến đàn ông phải chịu án phạt và bồi thường? Đó là hai điều luật khác nhau. Các nước không cấm phá thai vẫn ép đàn ông phải cung cấp cho con kể cả khi không kết hôn. Tuy nhiên, luật ở Việt Nam còn chưa ép được đàn ông sau khi ly dị phải cung cấp cho con như tòa quy định, thì làm sao ép họ chịu án phạt và bồi thường khi họ đã cao chạy xa bay và không chấp nhận cái thai từ đời nào?

5. Truyền thống nhân ái và đạo đức của người Việt Nam ta từ xưa đã đề cao việc bảo vệ sinh mạng, do đó, việc nạo phá thai là hành động vô nhân đạo, không thể để nó tiếp diễn.

Bình luận: Có nước nào không có truyền thống nhân ái và đạo đức? Nhưng thế nào là đạo đức là vấn đề cá nhân. Hãy giữ tiêu chuẩn đạo đức của bạn cho riêng bạn. Tôi KHÔNG ủng hộ phá thai, nhưng tôi cũng không ủng hộ luật cấm phá thai. Con họ, trách nhiệm của họ, điều kiện của họ, cơ thể của họ. Tôi là ai mà đòi cấm người khác?

6. Trên thế giới đã có nhiều nước áp dụng lệnh cấm và các nước khác cũng đang xem xét luật này, đây là hành động bảo vệ lợi ích người dân và lợi ích quốc gia vô cùng thực tế và cần thiết.

Bình luận: Nếu muốn biết chi tiết các nước đã áp dụng dẫn đến hệ quả thế nào, mời đọc bài báo và nghiên cứu tôi đã nói ở trên. Và để giúp hai bạn trẻ nhìn rõ hơn bức tranh của luật cấm phá thai, thì không chỉ có 8 nước như hai bạn lầm tưởng, mà có tới 26 nước hoàn toàn cấm phá thai bất kể vì lý do gì.

Bao gồm: Andorra; Malta; San Marino; Angola; Congo-Brazzaville; Congo-Kinshasa; Egypt; Gabon; Guinea-Bissau; Madagascar; Mauritania; São Tomé & Príncipe; Senegal; Iraq; Laos; Marshall Islands; Micronesia; Palau; Philippines; Tonga; Dominican Republic; El Salvador; Haiti; Honduras; Nicaragua; và Suriname.

Các nước này phát triển đến đâu và bình ổn thế nào thì tự các bạn nhận định.

Và để giúp chính các founder của chiến dịch này hiểu hơn về vấn đề này trên thế giới, thì trang này sẽ cho bạn thấy rõ quy định của từng nước: http://worldabortionlaws.com/map/. Nhìn vào bản đồ này thôi, các bạn sẽ thấy luật cấm phá thai ở các mức độ nghiêm khắc khác nhau tập trung ở châu Mỹ Latin (những nước cực kì bảo thủ vì theo đạo thiên chúa), hoặc các nước Trung Đông, châu Phi (theo đạo Hồi).

Tôi đưa ra tất cả những thông tin này, dù có thể chưa bao quát, nhưng chí ít nó cũng dựa trên những nghiên cứu thực sự và những thông tin được cập nhật từ các nguồn có uy tín.

Tuy nhiên, blog này không nhằm mục đích nói các bạn phản đối nạo phá thai là sai. Ai cũng có quyền kêu gọi ban hành một điều luật mà theo họ là tốt hơn cho xã hội. Nếu bạn tin cấm nạo phá thai là tốt, cứ việc kêu gọi. Nhưng nên nhớ rằng luật sinh ra không phải vì một số người thích nó như thế, mà phải dựa trên nhu cầu của người dân và bài học thực tế (ở nước ta thì có thể có thêm lý do phục vụ lợi ích của Đảng, nhưng đó là chuyện khác).

Nhưng chiến dịch ngớ ngẩn này thì tôi cực kì phản đối. Vì nó là một hành vi tàn nhẫn nhắm vào phụ nữ. Cái tên của một chiến dịch là thông điệp ngắn gọn nhất thể hiện cho nội dung, tham vọng và cả những con người phát động. Hai bạn trẻ phát động chiến dịch này không những hoàn toàn thiếu sự nhạy cảm khi dùng chữ giết khi nói về nạo phá thai, mà còn ném gánh nặng “tội ác” ấy lên vai người phụ nữ… để bảo vệ phụ nữ.

Sau khi đặt một cái tên rất tàn nhẫn, phân biệt đối xử hay có thể nói là ngu xuẩn như vậy, họ bèn lên kenh14 để giải thích rằng “khi luật được ban hành, anh tin mọi người sẽ phải chấp hành bằng cách tìm mọi biện pháp tránh thai ngoài ý muốn, không có thai ngoài ý muốn thì sẽ không có chuyện bỏ cốt nhục của họ ngoài ý muốn”. Sự ngây thơ, thiếu thông tin và ngộ nhận của họ khiến tôi khá ngạc nhiên.

Tóm lại, tôi chỉ thấy ở hai người phát động chiến dịch này hai cái đầu nhiệt huyết đấu tranh cho một lý tưởng đạo đức và mong muốn cả nước này phải đi theo cái lý tưởng ấy. Nhưng họ hoàn toàn thiếu thông tin, lý lẽ, sự cảm thông, sự nhạy cảm và mang định kiến giới, không chịu tìm hiểu vấn đề trước khi phát động chiến dịch. Khủng hoảng có thể sinh ra từ những người muốn làm điều tốt mà không hiểu biết, lịch sử đã có nhiều minh chứng.

Trong nhóm ủng hộ chiến dịch này, có những người tôi yêu quý. Họ là những người đã bỏ công sức hỗ trợ trẻ em nghèo và không cha mẹ, vài chục vài trăm em, và họ tin rằng mẹ mà khó khăn cứ đẻ ra, em bé sẽ có người cứu giúp. Họ làm tôi nhớ mỗi khi ngồi xe bus tới trường, tôi lại thấy tấm biển quảng cáo gắn trên xe, giới thiệu một cơ sở, nơi nhận các em bé không được cha mẹ mong đợi. Cha mẹ chỉ cần bế em bé tới, hoàn toàn ẩn danh, tuyệt đối an toàn. Những cơ sở như vậy được vận hành bởi các tổ chức vận động cấm phá thai. Nhưng than ôi, chuyện gì sẽ xảy ra với các em bé đó thì ai mà biết? Bạn tưởng bạn có thể thay thế vị trí của cha mẹ với một đứa trẻ bằng cách dồn chúng vào một chỗ sao?

Điều đó không có nghĩa tôi nghi ngờ những người đang hỗ trợ các em bé không cha mẹ trong nhóm bạn bè mình. Bạn đang làm điều tốt, nhưng bạn không giải quyết gốc rễ vấn đề.

Cái tôi muốn nói rằng công sức để cấm phá thai và chỉ trích phụ nữ hãy dành cho việc giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên (nhóm phá thai đông và gặp nguy cơ sức khỏe cao nhất), và hãy dành để hỗ trợ những phụ nữ cần được cung cấp thuốc tránh thai và những em bé đã có mặt, đảm bảo chúng không bị rơi vào cái vòng luẩn quẩn. Và quan trọng hơn hết, dành để giáo dục sức khỏe sinh sản và trách nhiệm cho những cậu con trai ở tầm tuổi các bạn hoặc trẻ hơn, những người đang phủi tay đổ tội giết con lên đầu phụ nữ, cái đó chính là sự tàn ác của lòng nhân ái.

—– Update thêm một chuyện không liên quan tới quan điểm

Khi tôi vào page của Mẹ ơi đừng giết con, tôi khá ngạc nhiên vì thấy họ có tới 57,700 người “like”. Tôi đã làm social media nhiều năm, gắn với khá nhiều social causes, tôi chưa bao giờ thấy một page với nội dung ấy lại có số lượng người like đông như vậy.

Và tôi tìm ra lịch sử của page này tại link sau: https://www.facebook.com/pg/meoidunggietcon/ads/?ref=page_internal

Hóa ra hai bạn trẻ đã mở ra một page clone lấy tên Nghệ sĩ Trấn Thành vào ngày 23/7/2017, tới ngày 23/11/2018, họ đổi thành Nghệ sĩ Trấn Thành A. Sau đó, vào ngày 26/11/2018, hai bạn đã đổi tên page này thành Mẹ ơi đừng giết con. Số lượng người like đó, chắc chắn phần lớn là những người “like” cái page Trấn Thành fake, giờ đã vô tình thành người ủng hộ chiến dịch.

Dù giới làm social media marketing thường xuyên làm việc đổi tên page, gộp chung page – nhưng họ thường làm điều đó với các page chung một mục đích. Nhưng mượn danh Trấn Thành để dụ followers cho một chiến dịch không liên quan đến anh ta là một hành vi lừa gạt. Các bạn trẻ còn kêu gọi góp tiền cho chiến dịch mà không giải thích tiền để làm gì.

Cả hai hành vi ấy cho thấy hai bạn này thiếu trung thực, minh bạch và cả ethical trong chiến dịch của mình. Những người như thế có đáng để tin là họ đang đấu tranh cho đạo đức hay không thì mời các bạn tự quyết định.

https://sowthesense.wordpress.com/2018/12/10/su-tan-ac-cua-uu-sinh/?fbclid=IwAR0E-3URSpm9MqLc4UHnjZJwEEBLMHHUe0dSILEKGD3HlaRLHz_RjJHgVCU

Miễn là có cầu thì sẽ có cung, ko theo kiểu chính thống thì sẽ là kiểu chui. Cấm mại dâm, các chị em vẫn đứng đầy đường kìa; cấm buôn ma túy, hút chích, đập đá cơ mà vào bar vẫn thấy cơ số các thanh niên bay lên đến tận nóc nhà.

Muốn cấm/ hạn chế cái gì đó thì nên hạn chế cầu chứ ko phải là cấm nguồn cung. Bây h hút ma túy xử bắn, mua dâm nhập kho vài năm, đảm bảo tình trạng hiện tại cải thiện đáng kể. Muốn hạn chế thì giáo dục làm sao cho người ta ít có nhu cầu phá thai hơn, chứ cấm nạo phá thai thì phá thai chui sẽ nở rộ và gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con.

Tôi không ủng hộ luật cấm này

Nếu mình và chồng có con. Đứa bé có vấn đề về sức khỏe, nếu đẻ ra sẽ rất tội nó hoặc ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ. Vậy trường hợp đó cũng không được phá?

Luật này theo mình là không hợp lý, không hiệu quả vì không giải quyết được tận gốc vấn đề.

Cái vấn đề này tôi không có trả lời cụ thể, chỉ là...
- Lí do họ phá thai là gì ?
Kiểu ôi thôi nào các bác là con trai, và con trai không có lên bàn mổ đẻ. Và tôi cá rằng n ông nếu thấy cảnh sinh đẻ của phụ nữ là ngất xỉu tại chỗ hoặc ám ảnh trong một thời gian dài. Các bác khi sinh ra đã chẳng mang nhiệm vụ sinh đẻ đó và cũng chẳng mang một cơ thể phù hợp để làm điều đó mà thấu hiểu.
Vậy các bác đàn ông con trai lại là người đặt quyền hạn lên cơ thể sẽ mang những đau đớn đó, công bằng nhỉ ?
Quay lại câu hỏi, lí do mọi người muốn phá thai là gì ?
Trường hợp thứ nhất: Người mang thai KHÔNG MUỐN CÓ CON.
Không tính các trường hợp ăn chơi không ăn toàn rồi có thai nên đi nạo vét, tôi muốn nói đến vài ví dụ khác như :
- Người mang thai bị bạo hành tình dục : Khi người con gái ấy bị cha, chú, bác, anh trai lạm dụng tình dục, vậy người đang mang thai có quyền lợi gì khi mang đứa bé (có khả năng tật nguyền) không biết gọi cha như thế nào không ? Trong khi ở xã hội Việt Nam, khi người con gái có bầu, người bị chỉ trích là cô, không phải kẻ mang cái túi tinh trùng ?
- Người mang thai bị hiếp dâm : Mang thai với người đã hành hạ và nhục mạ tinh thần, thể xác mình với không sự quan tâm đến cái thai nhi ? Có vẻ là một câu chuyện có hậu.
- Người mang thai không có khả năng nuôi con : Mọi người luôn là hét vào mặt một cô sinh viên, một cô gái trẻ khi cô ấy muốn mang thai đi phá, nhưng có ai trong số họ quan tâm đến số phận của những đứa con khi phải sinh ra ấy không ? Khi phụ huynh đứa bé không có đủ kiến thức làm mẹ, không có kinh tế nuôi con, hay thậm chí không có cả một gia đình để nuôi dạy đứa bé.
Họ chỉ quan tâm đến cái thai trong bụng thôi, khi nó ra ngoài, họ sẽ gạt phắt nó.
- Đứa con có nguy cơ bị dị tật hay bệnh về tư duy : Cũng có tí hy vọng đấy, nhưng không phải ai cũng có gan để sinh ra và để lại một con người tật nguyền một mình trong cõi đời được. Ôi thôi nào, mọi người có tự mình nuôi lớn đứa bé và biết chắc đứa bé ấy sẽ phát triển theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực đâu ?
Trường hợp thứ hai: Người mang thai KHÔNG THỂ CÓ CON.
- Cái thai có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến người mẹ và gây chết cả hai : Mọi người muốn đưa cái thai đó ra ngoài để ít ra vẫn còn một người sống hay chết cả hai?
- Người mang thai mang bệnh di truyền : Một lần nữa, không phải ai cũng có gan để sinh ra và để lại một con người tật nguyền một mình trong cõi đời được. 
Đấy, và nếu những người con gái, phụ nữ ấy bị luật pháp cấm nạo phá thai, họ cũng sẽ làm trái phép, có cầu có cung.
Tôi không kêu gọi phá thai, vì nhiều lý do ai cũng biết, nhưng ta cũng không thể cấm cản họ nếu những người ấy không thể sinh và nuôi con. Khi ấy, mấy bác đàn ông con trai hay nói chuyện đạo lý trên cơ thể của những người mẹ, chị hay em gái họ nên im miệng và thử một tuần chăm con khi không có mẹ nó xem nào?

Các bạn nghĩ sao thì nghĩ mình vẫn muốn luật đó ban hành. Bởi vì nếu nói về nhân đạo thì mình nghĩ bất cứ đứa trẻ nào đều được quyền sinh ra và lớn lên. Việc phá thai là việc không thể chấp nhận được cho dù vì bất kỳ lý do gì. Việc bỏ đi sinh mạng của 1 đứa trẻ đồng nghĩa với việc giết đi 1 con người. Tại sao bạn không nỡ giết một chú chó hay đau khổ khi pet của bạn mất đi vậy mà khi bạn từ bỏ 1 đứa trẻ thì không cam thấy gì sao.

Bạn có biết hiện nay xã hội có hơn 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh. 

50% cặp vợ chồng vô sinh ở độ tuổi dưới 30.

 7.7% là tỷ lệ vô sinh của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ.

Có thể nói có hàng triệu cặp vợ chồng mong muốn có những đứa trẻ cho mình. Nếu như những người phá thai đó chấp nhận sinh ra những đứa trẻ cho những cặp vợ chồng hiếm muội, những trung tâm trẻ mồ côi, những nhà thờ, những chùa chiềng, những người có tấm lòng hảo tâm,.... Thì điều đó tốt đẹp biết bao.

Đồng thời nếu thực sự không muốn có thai hoặc thậm chí không muốn có con thì tại sao họ không dùng những cách để phòng tránh mà khi dẫn đến hậu quả lại đi phá thai. Điều đó là không chấp nhận được. Nếu được chỉ mong nhà nước ban hành bộ luật xử lý thật nặng để răn đe. Tuy nhiên cũng cần nhà nước hỗ trợ để tạo điều kiện cho những người này có cuộc sống tốt để họ có điểm tựa để bào vệ chăm sóc cho thai nhi đến khi sinh ra.

Tôi nghĩ có luật là tốt. Tuy nhiên, phải xem xét thật đầy đủ theo lối sống văn hóa của người Việt Nam ta.