Bạn nghĩ gì về tình hình hướng nghiệp chung ở nước mình?

  1. Giáo dục

  2. Hướng nghiệp

  3. Thinking Hub

Ngay cả khi tốt nghiệp đại học (chứ đừng nói là học sinh đang còn học cấp 2-3) rất nhiều tân sinh viên không biết mình có nên xin vào công ty cùng lĩnh vực mình học hay không hay chọn lĩnh vực khác vì...lỡ học cho xong cái ngành mình không thích lắm để còn có thêm thu nhập. Hay ra làm kinh doanh riêng? Hoặc sinh viên vào đến năm 3 chuyên ngành mới thấy mình chẳng hợp tí nào rồi không lẽ... học lại? Có cái gì đó sai sai trong cách chúng ta được hướng nghiệp/hướng dẫn hoặc cách chúng ta tìm hiểu thông tin trước khi ra quyết định học gì cho tương lai gì...

Từ khóa: 

hướng nghiệp

,

giáo dục

,

hướng nghiệp

,

thinking hub

Đây là góc nhìn của mình thôi nhé, hy vọng là không gây kích ứng ai cả.

Mình cho rằng quá trình hướng nghiệp của Việt Nam vẫn còn chú trong vào yếu tố bên ngoài, là thể hiện công việc, yêu cầu và đặc thù môi trường. Những chương trình hướng nghiệp tốt thì thể hiện được cho các em thấy vị trí nào sẽ làm công việc gì - thuần tuý như vậy là tốt. Còn những chương trình nào nói về trào lưu, về những nghề nào kiếm được nhiều tiền, được xã hội trọng dụng, thì mình không đánh giá cao. Bởi lẽ nó bóp méo nhận thức và lựa chọn của các em.

Mặc dù có làm tốt nhất công tác quảng bá các công việc có trên thị trường đi chăng nữa, thì đó cũng chỉ là 50% vấn đề. Nghĩa là các em chỉ được thấy môi trường bên ngoài mình mà thôi. Tuy nhiên, hướng nghiệp là một sự kết hợp giữa nhận thức bên ngoài và nhận thức bên trong.

Nghĩa là, vẫn rất thiếu những đơn vị, phương thức và các bên chú trọng vào việc giúp các em nhận ra bản chất, tài năng, xu hướng của mình để dựa vào đó ra các quyết định quan trọng. Chiều sâu của hướng nghiệp nên nằm ở đây. Bởi vì sau 1-2 ngày dài quan sát nhà máy, đi hội chợ nghề, lắng nghe chia sẻ từ các anh chị vẫn chưa thể giúp các em thật sự chắc chắn với lựa chọn của mình. Phải có quá trình lắng nghe bản thân, soi xét chính mình thì mới có thể trọn vẹn hai phía, từ đó quá trình khớp việc mới có thể xảy ra đúng đắn được.

Mình hy vọng rằng nếu ai đó có thể nhận được góc nhìn này và sử dụng nó cho công tác hướng nghiệp thì sẽ hay biết bao. Bạn có thể ghé website để đọc thêm về

quan điểm định hướng nghề nghiệp
của mình.

Trả lời

Đây là góc nhìn của mình thôi nhé, hy vọng là không gây kích ứng ai cả.

Mình cho rằng quá trình hướng nghiệp của Việt Nam vẫn còn chú trong vào yếu tố bên ngoài, là thể hiện công việc, yêu cầu và đặc thù môi trường. Những chương trình hướng nghiệp tốt thì thể hiện được cho các em thấy vị trí nào sẽ làm công việc gì - thuần tuý như vậy là tốt. Còn những chương trình nào nói về trào lưu, về những nghề nào kiếm được nhiều tiền, được xã hội trọng dụng, thì mình không đánh giá cao. Bởi lẽ nó bóp méo nhận thức và lựa chọn của các em.

Mặc dù có làm tốt nhất công tác quảng bá các công việc có trên thị trường đi chăng nữa, thì đó cũng chỉ là 50% vấn đề. Nghĩa là các em chỉ được thấy môi trường bên ngoài mình mà thôi. Tuy nhiên, hướng nghiệp là một sự kết hợp giữa nhận thức bên ngoài và nhận thức bên trong.

Nghĩa là, vẫn rất thiếu những đơn vị, phương thức và các bên chú trọng vào việc giúp các em nhận ra bản chất, tài năng, xu hướng của mình để dựa vào đó ra các quyết định quan trọng. Chiều sâu của hướng nghiệp nên nằm ở đây. Bởi vì sau 1-2 ngày dài quan sát nhà máy, đi hội chợ nghề, lắng nghe chia sẻ từ các anh chị vẫn chưa thể giúp các em thật sự chắc chắn với lựa chọn của mình. Phải có quá trình lắng nghe bản thân, soi xét chính mình thì mới có thể trọn vẹn hai phía, từ đó quá trình khớp việc mới có thể xảy ra đúng đắn được.

Mình hy vọng rằng nếu ai đó có thể nhận được góc nhìn này và sử dụng nó cho công tác hướng nghiệp thì sẽ hay biết bao. Bạn có thể ghé website để đọc thêm về

quan điểm định hướng nghề nghiệp
của mình.

Hướng nghiệp tại VN gặp vấn đề về trending (xu thế). Và theo trend là cái điều dở nhất mà hướng nghiệp tại VN đang & đã làm.

Bạn có thể dễ dàng bắt gặp điều này trên các báo mạng với tiêu đề "Top 5 ngành hái ra tiền nhất"; "Top 10 ngành không lo thiếu việc"; "Top 8 ngành học mua được ô tô"; "Top 5 ngành sẽ biến mất trong tương lai", vâng vâng và mây mây...

Những cái đó nó định hình 1 cái tư duy trong đầu người học rằng "Hãy học ngành này đi thì cuộc sống giàu sang phú quý sẽ tìm tới bạn!!"..... Và sự thật rằng đó là điều ngu ngốc nhất mà tui từng biết.

Cái câu hỏi đặt ra cho hướng nghiệp nên là "Các bạn nên chọn ngành nào ĐỂ THEO ĐƯỢC NGÀNH ĐÓ VĨNH VIỄN??".


Có 1 sự thật của giới lao động tại VN (cả lao động trí óc lẫn lao động tay chân) đó là tỉ lệ trái ngành rất cao!!! Hầu như 100 em ra trường với ngành A, thì sau 5-8 năm đi làm, chỉ còn chừng 10% là theo ngành thôi. Còn lại là chuyển ngành nghề khác hết!! Tỉ lệ trái ngành này cực kỳ lớn, đặc biệt là lứa tuổi từ 25-30.

Cái vấn đề mà phụ huynh & các em cần thấy rằng các em không trụ đc quá 8 năm đầu trong ngành cho đến khi các em thực sự trở thành chuyên gia trong ngành đó. Cái mức lương cao nó chỉ dành cho chuyên gia trong ngành thôi!! Còn lại là lương bèo như nhau hết, lệch 2-3tr nó không tạo đc sự khác biệt quá lớn đâu.

Muốn lương cao, phải bước lên đc hàng chuyên gia lĩnh vực đó. Mà để đạt được điều đó, phải có 1 khoảng tgian rất dài để trui rèn những kiến thức lý thuyết từ ghế nhà trường thành kiến thức thực tiễn. Đúc kết cho mình những kinh nghiệm xương máu trong nghề.

Thay vì tìm kiếm ngành hot, theo trend, lương cao các loại ABC với đầy lời gọi từ các doanh nghiệp, xong vô làm đc chừng 2 năm cái bỏ vì không chịu áp lực đc (Hoặc là ngành làm chán hơn mình tưởng). Thì hãy kiếm ngành nào mà đi được với nó đến cuối đời đó.


Nhớ 1 điều: "Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh". Nghề nào cũng có trạng nguyên, quan trọng là có chịu đc đến khi trở thành trạng nguyên hay không. Hay là gãy gánh giữa đường.

Thật ra tình hình hướng nghiệp của nước ta không có gì để nói. Tại sao? Vì ''không có gì'' để nói theo đúng nghĩa đen ấy chứ =)))

Từ khi cắp sách đi học mình chưa bao giờ được tham gia chương trình nào liên quan đến hướng nghiệp, chưa có bất kể thầy cô nào hướng dẫn mình điều này. Một chương trình trông có vẻ giống giúp mình hiểu hơn chút về mỗi ngành nghề thì nó là Sự kiện tuyển sinh. Mấu chốt đó cũng chỉ là chương trình đươc tổ chức với mục đích PR các trường đại học, cho học sinh đến đây tiếp cận gần hơn với các trường ĐH chứ không mang mục đích là Hướng nghiệp. Vậy từ ''hướng nghiệp'' thật sự nó không hề tồn tại trong quá khứ thời giáo dục của mình. Không có thì có gì để mang ra bàn luận, mang ra suy nghĩ cả...

https://cdn.noron.vn/2022/06/03/ttt7620-1654252936.jpg

Thực trạng phổ biến mà chúng ta có thể thấy rõ được đó chính là rất nhiều bạn trẻ vẫn lúng túng trong việc chọn lựa nghề nghiệp cho bản thân mình mặc dù tầm quan trọng của việc chọn nghề là vô cùng quan trọng.

Theo mình thấy, vấn đề nằm ở việc tổ chức tư vấn tuyển sinh hiện nay thực sự chưa hiệu quả. Mình có thấy một số trường đại học tổ chức ngày hội tuyển sinh hoặc tổ chức về tận trường cấp 3 để tư vấn tuyển sinh và tuyển sinh nhưng vẫn số lượng lớn làm trái ngành trái nghề sau khi ra trường vẫn rất lớn. Vậy nên cần phải làm tốt khâu tư vấn tuyển sinh ở ngay chính trường cấp 3, được tư vấn bởi chính thầy cô đã theo dõi và hiểu được những điểm mạnh điểm yếu của mình ở đâu. Điều này mình thấy ở Hàn Quốc làm rất tốt này. Những học sinh đang thắc mắc về ngành học hay nghi ngờ về năng lực về bản thân đều có thể đến nhờ tư vấn bởi chính thầy cô hoặc có những thầy cô chuyên tư vấn về tuyển sinh để học sinh có thể tự tin chọn nghành chọn nghề sau này. Còn đa số ở Việt Nam hiện nay đều là học sinh tự tìm hiểu hoặc nghe tư vấn từ gia đình, nghe người ngoài nói nên chất lượng đầu ra của sinh viên vẫn chưa tốt lắm

Mặc dù hiện nay xã hội, nhà trường và phụ huynh đã quan tâm hơn đến hướng nghiệp nhưng mình thấy những hành động đó vẫn chưa hề có hiệu quả. Các hoạt động được nhà trường tổ chức nhiều khi chỉ dừng lại ở phong trào thôi, không giải quyết được vấn đề cụ thể. Thực tế hiện nay vẫn có rất nhiều bạn trẻ hoang mang với những lựa chọn của mình.

Bản thân mình cũng có sự mông lung như vậy khi đang chuẩn bị kết thúc những năm tháng đại học để bước ra đi làm. Mình mong là các ban ngành và nhà nước mình sẽ có những biện pháp và hoạt động hướng nghiệp tích cực hơn cho các em học sinh từ sớm

Mình thấy từ đăng kí nguyện vọng để thi lên đại học thầy cô trường mình chỉ nói chọn những trường vừa sức mình chứ không hướng cho mình nên tham gia những ngành nghề nào, cả trường cũng vậy. Hầu như mọi người chọn trường theo trường hot phù hợp với điểm của mình. Như lớp mình là khối C thì hầu như nửa lớp chọn học luật mà trong chọn ngành khác, mọi người chọn vì thấy khối C hầu như chỉ có mấy ngành như Luật, Sư phạm, Đông phương học... mấy ngành của Nhân văn; xu hướng thường là chọn trường trước cho đến chọn ngành. Vì vậy sau khi lên đại học, do nghỉ covid nhiều cũng như do không hợp ngành học mà nhiều bạn trong lớp mình đã chọn nghỉ học.

Bây giờ khi đang là sinh viên năm 3 mình cũng đang mông lung trước lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn nơi thực tập của bản thân.