Bạn nghĩ gì về phong trào nữ quyền (feminism) ? và chúng ta đã đạt được bình đẳng giới chưa ?
phong cách sống
Bài viết khá hay và chi tiết về phong trào nữ quyền
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Bài viết khá hay và chi tiết về phong trào nữ quyền
Hường Hoàng
Bài viết khá hay và chi tiết về phong trào nữ quyền
Phong trào nữ quyền (Feminism) dưới lăng kính của thuyết âm mưu (Conspiracy Theories) (P.2)
beta.noron.vn
Huy Phan
ERA, hay Equal Rights Amendment, tức là Tu chính án về Quyền Bình Đẳng, là một đề nghị sửa đổi Hiến pháp Hoa Kỳ mà qua đó sẽ đặt quyền bình đẳng cho phụ nữ dưới luật pháp. Tu chính án lần đầu được viết vào năm 1923 bởi Alice Paul – người sáng lập Đảng Phụ nữ Quốc dân, tuy nhiên nó không nhận được sự ủng hộ rộng rãi vì lo ngại nó sẽ ảnh hưởng tới những bộ luật bảo vệ người lao động, cùng những quan điểm bảo thủ cho rằng nó sẽ đe dọa tới cấu trúc quyền lực bấy giờ.
Đến những năm 70, ERA một lần nữa trở lại trong phong trào nữ quyền mạnh mẽ nhất cho tới thời điểm đó. Phong trào được cho là khởi nguồn từ cuốn sách The Feminine Mystique (Bí ẩn nữ tính) viết bởi Betty Friedan năm 1963; trong đó bà thúc giục phụ nữ tìm kiếm những cơ hội mới cho bản thân. Cuốn sách nhanh chóng trở thành một hiện tượng, tạo ra một cuộc cách mạng xã hội nhằm xóa bỏ niềm tin rằng mọi phụ nữ đều hạnh phúc với công việc nội trợ.
ERA cũng được ủng hộ bởi nhiều vị tổng thống bao gồm Eisenhower, Kennedy, Lyndon Johnson và Nixon. Từ đó phong trào được thúc đẩy mạnh mẽ bởi Tổ chức Quốc dân của Phụ nữ (National Organization of Women) mà Betty Friedan cũng là một thành viên sáng lập. Cuối cùng đến năm 1972, ERA đã được thông qua bởi Thượng viện Mỹ. Tuy nhiên tại Hoa Kỳ, để một Tu chính án được chính thức đưa vào Hiến pháp và thực sự có hiệu lực, nó còn cần phải được thông qua bởi 38 trên tổng số 50 bang, và thời hạn cho việc này là 7 năm kể từ khi Thượng viện gửi Tu chính án về các bang. Ngay trong năm đầu tiên, đã có 22 bang thông qua ERA. Tuy nhiên sau đó phong trào đi chậm lại, khi mỗi năm chỉ có vài bang thông qua, và đến năm 1976 thì không có bang nào. Nguyên nhân cho điều này lại là một người phụ nữ khác, Phyllis Schlafly.
Phyllis Schlafly đã lập ra một tổ chức là STOP ERA, hay “Stop Taking Our Privileges, Equal Rights Amendment” (Đừng lấy đi quyền lợi của chúng ta, ERA). Bà cảnh báo những người phụ nữ rằng nếu quyền bình đẳng được đưa vào Hiến pháp, trật tự thế giới nam nữ sẽ sụp đổ, phụ nữ sẽ mất đi sự nữ tính của mình cũng như những cơ hội có được nhờ hôn nhân. Phụ nữ sẽ bị buộc nhập ngũ (tuy nhiên sau năm 1973 Mỹ đã bỏ luật nhập ngũ bắt buộc), mất quyền nuôi con, mất quyền được chồng chăm sóc, mất quyền riêng tư (lập luận rằng sẽ không còn sự phân chia nhà vệ sinh nam nữ), và quyền phá thai cũng như hôn nhân đồng giới sẽ được phê chuẩn.
Những bài diễn thuyết của bà khiến phụ nữ trở nên lo sợ, và phong trào phản đối ERA đã lật ngược sự ủng hộ cho Tu chính án này. Mặc dù đến năm 1977, đã có 35 trên 38 bang cần thiết thông qua ERA, nhưng viễn cảnh thắng lợi ngày càng mờ nhạt khi các bang trì hoãn hoặc từ chối. Khi thời hạn năm 1979 tới gần, các tổ chức ủng hộ ERA tiến hành vận động để kéo dài thời hạn này, và Quốc hội đã đồng ý kéo dài tới năm 1982. Mặc dù các hoạt động ủng hộ ERA gia tăng mạnh mẽ nhưng vẫn không thể có them 3 bang thông qua. Khi thời hạn 1982 tới, phong trào được coi như đã thất bại.
Năm 2017, 35 năm sau thời hạn để thông qua ERA, Neveda trở thành bang thứ 36 chính thức thông qua Tu chính án. Tiếp sau đó vào năm 2018, Illinois là bang thứ 37; và vào 27/1/2020, Virginia là bang thứ 38 thông qua ERA, đủ số bang cần thiết để nó được đưa vào Hiến pháp. Giờ đây cuộc đấu tranh hướng về Quốc hội nhằm dời lại hạn chót. Dù thế nào thì đây vẫn là một dấu mốc lịch sử cho phong trào này.
(Nguồn: Maybe You Missed This F***king News)
P/s: Tại Việt Nam, quyền bình đẳng nam nữ đã được công nhận từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, cụ thể ở điều 9: Đàn bà ngang quyền đàn ông về mọi phương diện
An Khánh Hà
Nữ quyền là đấu tranh cho quyền lợi của nữ giới sao cho phù hợp và ngang bằng với nam giới. Mục đích cuối cùng của nữ quyền là EQUALISM - tức là bình đẳng. Hiện nay một số chị em lầm tưởng Nữ quyền là làm bà nội của đàn ông :v nên muốn nhấn mạnh lại.
Hiện nay thì vẫn đang nhưng mình nghĩ là CHƯA THẬT SỰ BÌNH ĐẲNG GIỚI, vì tùy khu vực, văn hóa, phong tục,... Sẽ hình thành nên TƯ TƯỞNG. Và họ vẫn áp đặt phụ nữ cũng như một số nơi áp đặt đàn ông. Và theo thuyết Tự nhiên thì trạng thái cân bằng chỉ tồn tại trên lý thuyết nên ... Chắc là ko bao giờ đâu.