Bạn nghĩ gì về những người Việt thường xuyên chêm tiếng Anh trong khi giao tiếp với người Việt?
Do môi trường làm việc, Liên thường xuyên tiếp xúc với các bạn trẻ. Các bạn giỏi ngoại ngữ sớm, tiếp thu văn hóa Âu châu nhiều, nên giao tiếp bình thường cũng chêm Tiếng Anh kèm theo Tiếng Việt. Liên cảm nhận lối nói đó tương đối xa cách và xem nhẹ sự giàu đẹp của Tiếng Việt, không biết các bạn nghĩ thế nào?
giao tiếp
,phong cách sống
,văn hóa
,tâm sự cuộc sống
Trình độ tiếng Anh mình khá cao, dạng có thể giao tiếp trôi chảy với người bản địa một cách tự nhiên. Nên mình nghĩ mình có thể cho vài ý kiến.
Tiếng Anh và tiếng Việt đều rất giàu về ngôn ngữ, vốn từ, lịch sử, và ý nghĩa. Chuyện các bạn trẻ thời này hay dùng từ tiếng anh chen lấn với dãy từ tiếng việt là từ các thay đổi trong xã hội. Khả năng truy cập vào các trang nước ngoài và tiếp xúc với bè bạn quốc tế làm cho vốn từ của các bạn ấy thay đổi.
Với lại, đôi lúc có từ tiếng anh khó dịch được qua tiếng việt với nghĩa từ còn nguyên vẹn. Điều này là chuyện đương nhiên, ngược lại tiếng Việt cũng có từ không dịch qua tiếng Anh được như từ: thương.
Cũng có vài từ mặc dù có từ tiếng việt cùng nghĩa nhưng từ tiếng anh đã được thông dụng hoá hơn như là marketing (tiếp thị). Vì đây có thể là nghề cần giao tiếp nhiều với người nước ngoài, có thể là vậy chăng?
Có vài lần mình cũng quên bén đi từ tiếng Việt của cái mình định nói là gì nên thẩy đại tiếng anh vô cho bớt kì.
Nhưng mình nghĩ đa số mọi người không xem nhẹ tiếng Việt, chỉ đơn giản là tiện lợi và thực dụng lên trước.
SaPama
Trình độ tiếng Anh mình khá cao, dạng có thể giao tiếp trôi chảy với người bản địa một cách tự nhiên. Nên mình nghĩ mình có thể cho vài ý kiến.
Tiếng Anh và tiếng Việt đều rất giàu về ngôn ngữ, vốn từ, lịch sử, và ý nghĩa. Chuyện các bạn trẻ thời này hay dùng từ tiếng anh chen lấn với dãy từ tiếng việt là từ các thay đổi trong xã hội. Khả năng truy cập vào các trang nước ngoài và tiếp xúc với bè bạn quốc tế làm cho vốn từ của các bạn ấy thay đổi.
Với lại, đôi lúc có từ tiếng anh khó dịch được qua tiếng việt với nghĩa từ còn nguyên vẹn. Điều này là chuyện đương nhiên, ngược lại tiếng Việt cũng có từ không dịch qua tiếng Anh được như từ: thương.
Cũng có vài từ mặc dù có từ tiếng việt cùng nghĩa nhưng từ tiếng anh đã được thông dụng hoá hơn như là marketing (tiếp thị). Vì đây có thể là nghề cần giao tiếp nhiều với người nước ngoài, có thể là vậy chăng?
Có vài lần mình cũng quên bén đi từ tiếng Việt của cái mình định nói là gì nên thẩy đại tiếng anh vô cho bớt kì.
Nhưng mình nghĩ đa số mọi người không xem nhẹ tiếng Việt, chỉ đơn giản là tiện lợi và thực dụng lên trước.
Bảo Thyy
Mấy đứa bạn mình cũng hay dùng tiếng anh để diễn đạt một từ mà nó không rõ nghĩa, vì tiếng anh có nhiều từ ngữ diễn đạt ý nghĩa tốt và rõ ràng hơn, mình thì thấy lâu lâu chêm vào cũng ổn, nhưng đừng lạm dụng là được. Giống như Việt Nam cũng rất hay sử dụng từ lóng : "vãi", "bựa".. để diễn tả những cảm xúc khó nói, nhưng cũng vì sử dụng quá nhiều mà bây giờ hầu như mọi người đều khó có thể diễn tả mọi thứ bằng các từ ngữ phổ thông, nếu lạm dụng tiếng anh quá nhiều sau này chắc chắn cũng sẽ xảy ra những trường hợp tương tự, chưa kể đến vấn đề bất đồng ngôn ngôn ngữ trong đời sống.
Bùi Xuân Vy
Mình cũng thỉnh thoảng nói kiểu đấy nhưng chỉ trong trường hợp thứ 1 là nói chơi với bạn bè, thứ 2 là để nói những từ khó dịch hoặc dịch ra không hay. Mình không có ý xem nhẹ sự giàu đẹp của tiếng việt gì cả, mình vẫn yêu và tôn trọng tiếng việt, chỉ là thời thế thay đổi thì các giao tiếp của thế hệ ngày nay cũng thay đổi chút vậy thôi.
Nhưng dùng kiểu ko cần thiết và quá lố như enjoy cái moment này với hoạt activities thì buồn cười thật sự =)) Kiểu này gọi là cố tỏ vẻ sành điệu mà fail thôi =))
Người ẩn danh
Mình có thể trộn các tiếng khác lại với nhau NHƯNG khi dùng tiếng Việt mình không trộn, trừ những trường hợp bắt buộc.
Mình không nghĩ nó liên quan đến có giỏi tiếng Anh bao nhiêu, mà ý thức để tập thói quen. (Mình có IELTS 8.5; hiện đang ở nước ngoài).
Myhangu
Mình là người thích Tiếng Việt lắm lắm nhưng mình nghĩ kệ họ đi.
Mình nghĩ đó là thói quen bị ảnh hưởng(giỏi ngoại ngữ, tiếp thu văn hóa Âu nhiều...)thậm chí là sở thích của người ta (một số người thấy thế sang hơn), mình cứ kệ người ta thôi. Không hiểu thì hỏi. Hoặc nếu thân thiết hơn mà bạn thấy khó chịu thì góp ý kiểu "Làm ơn nói Tiếng Việt giùm tao ngu Tiếng Anh không hiểu mày ơi". Bạn thích nói Tiếng Việt thì có người thích nói Tiếng Anh và tiếng khác thôi, có người còn chẳng muốn mở mồm. Làm sao để đạt hiệu quả khi giao tiếp là được.
Chuyện Giàu đẹp Tiếng Việt thì bạn ấy không đi thi môn Tiếng Việt đâu mà. Nếu đi thi thì có cô giáo hay ban giám khảo chấm điểm rồi mình không cần phải quan tâm. Khi bạn ấy thấy, ý thức được sự giàu đẹp và tầm quan trọng của việc giữ gìn thì tự bạn ấy sẽ thay đổi hành động. Người khác có gợi lên được cho người ta thì gợi. Còn lại cứ để cho người ta yên. Không nên áp đặt suy nghĩ của nhau lên nhau làm gì. :)))