Bạn nghĩ gì về những cuốn sách do các tác giả trẻ tuổi viết ra?

  1. Sách

  2. Giáo dục

  3. Tâm sự cuộc sống

Chỉ trong vài năm, nhiều cây bút trẻ “đình đám” đã xuất hiện như: Minh Nhật (sinh năm 1987), Nguyễn Ngọc Thạch (sinh năm 1987), Hamlet Trương (sinh năm 1988), Huyền Chip (sinh năm 1990), Gào (sinh năm 1987), Trần Hùng John (1989)… Và có lẽ, danh sách này sẽ chưa dừng lại ở đó mà sẽ tiếp tục được nối dài. Xuất hiện như “nấm mọc sau mưa’ nên nhiều người đã đặt câu hỏi: Người trẻ viết sách vì đâu? Vì đam mê, vì muốn cống hiến hay đơn giản là viết theo trào lưu, muốn kiếm tìm sự nổi tiếng? (trích từ www.nguoiduatin.vn)

Từ khóa: 

viết sách

,

người trẻ

,

sách

,

giáo dục

,

tâm sự cuộc sống

Chào bạn, cá nhân mình nghĩ đọc - viết là hoạt động rất tích cực và đáng hoan nghênh. Nhất là trong bối cảnh ngày nay, con người tiếp thu nhiều nguồn thông tin nên đời sống tinh thần và nhu cầu tự khẳng định bản thân lại càng trở nên sôi nổi.

Nhưng cũng giống với ngựa hay phải thử đường dài, rượu quý phải chờ lâu năm, để đúc kết được những điều tinh túy trong đời thì không thể là một sớm, một chiều. Mình ủng hộ các tác giả trẻ chia sẻ lại trải nghiệm, tâm tư thông qua việc viết, nhưng vẫn còn cảm thấy băn khoăn nếu cầm trên tay cuốn sách được viết bởi một tác giả trẻ tuổi. Nếu sách ấy là tiểu thuyết mang dấu ấn sáng tạo cá nhân thì không nói, nhưng là cuốn sách hướng dẫn làm người, định hướng nhận thức cho độc giả trẻ, thì đúng là hơi vội vàng so với lứa tuổi.

Trả lời

Chào bạn, cá nhân mình nghĩ đọc - viết là hoạt động rất tích cực và đáng hoan nghênh. Nhất là trong bối cảnh ngày nay, con người tiếp thu nhiều nguồn thông tin nên đời sống tinh thần và nhu cầu tự khẳng định bản thân lại càng trở nên sôi nổi.

Nhưng cũng giống với ngựa hay phải thử đường dài, rượu quý phải chờ lâu năm, để đúc kết được những điều tinh túy trong đời thì không thể là một sớm, một chiều. Mình ủng hộ các tác giả trẻ chia sẻ lại trải nghiệm, tâm tư thông qua việc viết, nhưng vẫn còn cảm thấy băn khoăn nếu cầm trên tay cuốn sách được viết bởi một tác giả trẻ tuổi. Nếu sách ấy là tiểu thuyết mang dấu ấn sáng tạo cá nhân thì không nói, nhưng là cuốn sách hướng dẫn làm người, định hướng nhận thức cho độc giả trẻ, thì đúng là hơi vội vàng so với lứa tuổi.

Về sự tuyển chọn, có người khuyên ta: "Đừng bao giờ đọc những bài văn bây giờ, nhất là vừa mới viết do những ngòi bút mới lạ. Đừng đọc sách mới xuất bản. Phải để cho thời gian đào thải...Ngày giờ ta rất ngắn ngủi: đừng nên đọc những sách chưa chịu nổi thử thách của thời gian. Đừng đọc sách của những nhà văn chưa có tên tuổi. Chỉ nên đọc những sách gì đã được tái bản hay xuất bản được trên ba mươi năm, trên ba trăm năm, trên ba ngàn năm...bấy giờ bạn sẽ lại gặp văn hào Homere "...
Lại cũng nên nói "tuyển chọn những sách nào làm cảm xúc được ta ". Nhưng ta nên hiểu chữ "cảm xúc" đây không có nghĩa là cảm động ngoài da bằng một thứ cảm giác kích thích thần kinh hay vật dục của ta như những quyển tiểu thuyết diễm tình hạng rẻ tiền. Cảm xúc đây là sự cảm xúc sâu nặng như sự cảm xúc của Augustin Thierry khi đọc quyển Les Martyrs của Chateaubriand, của Malebranche khi đọc quyển Traite' de Lhomeme của Descartes: một người thì tìm ra được cái khiếu về sử học, một người thì tìm ra được cái khiếu về triết học của mình. Quyển sách đầu tiên đã làm cho tôi xúc cảm quá sâu nặng và đã ảnh hưởng tư tưởng của đời tôi không nhỏ là quyển La Conquete de l'Illision của J.J.Van Der Leeuw. Đó là những sách có thể gọi là hay, dĩ nhiên là đối với riêng từng cá nhân vậy.

Tôi tự học - Thu Giang Nguyễn Duy Cần

Bạn tham khảo nhé

Mình thấy có cuốn hay như "Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu" chẳng hạn, mình đọc sách không quan trọng tuổi tác của tác giả đâu, miễn là có thông tin rõ ràng, trải nghiệm thực thì mình đọc. Quan trọng nhất vẫn là chính bản thân mình thôi.