Bạn nghĩ gì về NGÔN NGỮ GIAO TIẾP CỦA GIỚI TRẺ VIỆT hiện nay? (Phần 1: Thực trạng ngôn ngữ giao tiếp của giới trẻ hiện nay)

  1. Kỹ năng mềm

Một trong những vấn đề được bàn luận khá sôi nổi trên các diễn đàn mạng xã hội, truyền thông đại chúng hiện nay chính là việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp thường ngày của giới trẻ (nhắn tin trên điện thoại, chat trên mạng, hội thoại ngoài đời sống...).

https://cdn.noron.vn/2021/01/19/609252533206074-1611063904_1024.jpg

Về vấn đề này có rất nhiều quan điểm trái chiều. Những người ủng hộ cho rằng chúng ta cần đem lại hơi thở hiện đại cho ngôn ngữ, nhưng số khác lại phản đối và đề cao việc "gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt".

Và đúng là trong thực tế, chúng ta thấy sự hiện diện của một hình thức ngôn ngữ giao tiếp mới trong giới trẻ. Vậy nên nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

1. Ngôn ngữ của giới trẻ Việt Nam hiện nay

Trong đời sống hiện nay, có thể thấy rằng người Việt trẻ vẫn dùng tiếng Việt – tiếng mẹ đẻ để giao tiếp và tuân thủ những nguyên tắc trong tiếng Việt về câu từ, cấu trúc ngữ pháp, các dạng lời nói, nghi thức… Ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta vô cùng đa dạng, thú vị, vì vậy giới trẻ vẫn sử dụng ngôn ngữ này để bày tỏ những quan điểm, suy nghĩ cũng như cảm xúc của mình.

Thế nhưng bên cạnh đó, hiện nay họ đã sáng tạo ra một dạng ngôn ngữ mới.

https://cdn.noron.vn/2021/01/19/609252533206075-1611063956_1024.jpg

Thứ nhất, đó là sự xuất hiện của một thứ ngôn ngữ vừa mới vừa lạ, mà tôi tạm gọi là “ngôn ngữ @” hay “ngôn ngữ chat”.

“Wey! Hum wa kỉm tra Dzăn làm được hok?”,“Chài ah, tiu tao roài mài ui!(T-T)”, “Seo dzạ? Chiện là dư thế lào?”. Tôi thật sự sốc khi đọc được những bình luận này của học trò mình ở 1 bài viết trên Facebook, và thực sự là phải có sự trợ giúp của đứa em, tôi mới có thể dịch ra được.

(Tạm dịch là “Hôm qua kiểm tra làm bài được không? Trời à, tiêu tao rồi mày ơi! Sao vậy? chuyện là như thế nào?).

Hay thay vì nói “tôi hiểu rồi, thưa anh”, thì người nói – người chat (chatter) lại nói: “tui bik rầu, thưa a”. Thật sự đây là một thứ ngôn ngữ cực kỳ khó hiểu, và 1 số cụm từ tưởng chừng như vô nghĩa.

Thứ hai, đó là thói quen chen tiếng nước ngoài (tiếng Anh) trong giao tiếp.

Chúng ta dễ dàng bắt gặp những người, mà phần lớn là giới trẻ có những lối diễn đạt kết hợp cách nói hay viết giữa tiếng ta với tiếng nước ngoài theo kiểu “nửa nạc nửa mỡ”. Ví dụ như “Maybe tối nay tớ sẽ go out, nếu cậu cũng ok thì nhớ phone lại cho mình nhé!” hay “Tớ sẽ check mail rồi send cho cậu ngay”.

Hay có những câu chuyện “dở khóc dở cười” mà chúng ta không biết nên bàn luận thế nào nữa. Trong buổi ra mắt giới thiệu bạn gái với mẹ, chàng trai với thói quen dùng ngôn ngữ nửa Anh nửa Việt nên đã gây ra một sự hiểu lầm không đáng có. Bạn gái của anh vốn làm nghề quan hệ công chúng (tiếng Anh gọi là PR, phát âm chuẩn là pi-a). Do nghe không rõ hoặc vì lạ lẫm với ngôn từ khiến bà mẹ hiểu là cô gái làm ở quán bi-a,, và cho rằng con gái làm ở những nơi đó không ra gì, vì vậy đã tuyệt đối ngăn cấm mối quan hệ này.

Thứ ba, có một kiểu ghép tiếng Anh theo kiểu rất kỳ dị, vô lý. Và “No star where” có lẽ là cụm từ quen thuộc nhất với chúng ta, và chẳng ai nghĩ ra được nghĩa của nó chính là “Không sao đâu”. Một số cụm từ khác cũng rất hài hước như “No table” (miễn bàn), “no four go” (vô tư đi)…

https://cdn.noron.vn/2021/01/19/609252533206076-1611064020_1024.png

Thứ tư, đó là xuất hiện nhiều “tân thành ngữ” chưa từng có trong kho tàng ca dao, tục ngữ của Việt Nam. Ví dụ như “ngu như cái xu lu, khổ như con hổ, buồn như con chuồn chuồn, chán như con gián, nhục như con cá nục…muỗi đốt inox, gieo gì ăn nấy, nước tới cổ mới chịu la làng, vơ thìa cả mác, xinh như con tinh tinh, chán như con gián, phê như con tê tê, lùn mà lối, cao mà láo…dở hơi ăn cám lợn, trời không mưa mặc áo mưa…”

Và cuối cùng, đó là hiện tượng viết tắt, như G9( good night), 2day( today), G92U( good night to you), 4U( for you) hay b4( before)…Thật sự là những cụm từ rất khó hiểu và gây hoang mang cho nhiều người.

Với những ngôn ngữ mới của giới trẻ, có thể thấy đã có sự biến đổi nhất định trong việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp giữa các thế hệ người Việt xưa và nay. Trước đây, khi giao tiếp người Việt thường dùng câu nói đầy đủ thành phần, hoặc là những câu nói cảm thán, câu rút gọn có tính chủ đích; lời nói có vần, có điệu, cấu trúc cân đối, hài hòa; dùng lời hay ý đẹp hoặc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong khi nói…Thế nhưng hiện nay, con người đã có sự giản lược nhất định (trợ từ, tình thái từ) trong khi nói và sử dụng từ viết tắt, rút gọn câu, sử dụng nhiều từ ngoại lai, hiện tượng Anh hóa, Pháp hóa…; đôi khi lời nói ít được chau chuốt, lựa chọn từ hay ý đẹp, ít nói theo vần điệu và ít sử dụng hơn các thành ngữ, tục ngữ trong khi biểu đạt…; có nhiều sáng tạo trong ngôn từ.

Việc giới trẻ sáng tạo ra cho mình một kiểu ngôn ngữ riêng không theo quy chuẩn tiếng Việt (ngôn ngữ teen, ngôn ngữ @, ngôn ngữ chat) bằng cách thay đổi từng chi tiết của các chữ cái tiếng Việt, kết hợp nhiều loại ký hiệu khác nhau và với ngôn ngữ khác ngoài tiếng Việt (nghĩa là ngôn ngữ không còn theo hệ quy chuẩn tiếng Việt) có rất nhiều nguyên nhân khác nhau.

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

Một bài viết rất hợp thời đến từ chị Mai ^_^ Em xin có một số đóng góp ý kiến như sau nhé:

Một vài hiện tượng ngôn ngữ chị đề cập phía trên thật ra là những hiện tượng thuộc về sự thay đổi của tiếng Anh hơn là tiếng Việt.

- Ý thứ ba được gọi là "tiếng bồi" khi chúng ta sử dụng tiếng Anh dựa trên những tương quan ngữ nghĩa giữa tiếng Anh và tiếng Việt mà không tuân theo các quy tắc cú pháp và từ vựng.

- Ý cuối cùng cũng là một hiện tượng viết tắt phổ biến ở những người nói tiếng Anh bản địa, tương tự như khi người Việt nói "ko" thay vì "không".

Vì vậy, hay ý này em nghĩ rằng sẽ phù hợp hơn nếu trở thành hai luận điểm bổ trợ của ý 2 - sử dụng song song 2 ngôn ngữ.

Trả lời

Một bài viết rất hợp thời đến từ chị Mai ^_^ Em xin có một số đóng góp ý kiến như sau nhé:

Một vài hiện tượng ngôn ngữ chị đề cập phía trên thật ra là những hiện tượng thuộc về sự thay đổi của tiếng Anh hơn là tiếng Việt.

- Ý thứ ba được gọi là "tiếng bồi" khi chúng ta sử dụng tiếng Anh dựa trên những tương quan ngữ nghĩa giữa tiếng Anh và tiếng Việt mà không tuân theo các quy tắc cú pháp và từ vựng.

- Ý cuối cùng cũng là một hiện tượng viết tắt phổ biến ở những người nói tiếng Anh bản địa, tương tự như khi người Việt nói "ko" thay vì "không".

Vì vậy, hay ý này em nghĩ rằng sẽ phù hợp hơn nếu trở thành hai luận điểm bổ trợ của ý 2 - sử dụng song song 2 ngôn ngữ.

Đúng là ngôn ngữ của giới trẻ bây giờ đa dạng thật

Hay quá chị ạ!