Bạn nghĩ gì về kinh doanh tâm linh?
Kinh doanh tâm linh thường bị xem như hoạt động kinh doanh tiêu cực khi "buôn thần bán thánh" . Mình cũng không bất ngờ khi cho ra 157 triệu kết quả trên google cùng những nhận xét tiêu cực đi kèm. Chính mình cũng có cái nhìn không thiện cảm khi nhắc đến vấn đề này. Tuy nhiên, mình mong muốn có thể thảo luận câu hỏi này một cách công tâm bằng cách gạt bỏ những định kiến của nó.
Ý tưởng bật lên câu hỏi này xuất phát từ việc mình gặp gỡ nhiều anh chị có nội dung công việc khá độc lạ: chuyên event về chùa chiền, marketing cho sản phẩm hỏa táng... Không giống những hoạt động giải hạn vô căn cứ mà một số chùa miếu tự nổi thu phí người dân vì đánh niềm tin tôn giáo của người khác, mô hình hoạt động do các anh chị này sáng lập đều rất bài bản, nghiêm túc. Các anh chị này đều có xuất phát điểm khá tốt: thạc sĩ tiến sĩ của các trường đại học danh tiếng, có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực chuyên môn của họ rồi sau đó đột nhiên rẽ ngang lĩnh vực tâm linh vì "duyên". "Duyên" ở đây chính là những mối quan hệ trong lĩnh vực này và sự yêu thích, sự quan tâm nhất định đến tâm linh, đức tin.
Một khía cạnh nào đó, niềm tin của bạn chính là đức tin. Bạn tin vào khoa học, đức tin của bạn là khoa học. Bạn tin vào tình yêu, đức tin của bạn là tình yêu. Tâm linh cũng vậy. Từ trước đến nay, chùa hay nhà thờ đều hoạt động dựa trên quyên góp. Thiết nghĩ, về lâu dài, liệu có một giải pháp hiệu quả hơn để duy trì hoạt động của chùa/ nhà thờ... hay không? Khi thế giới ngày càng phát triển và thay đổi nhanh chóng hơn, các tôn giáo cũng cởi mở hơn và thức thời hơn để tiếp cận các cá nhân có nhu cầu. Một sự trao đổi công bằng và hợp lí.
Tóm lại, quan điểm của mình, kinh doanh (trong lĩnh vực) tâm linh là một mô hình khá mới mẻ và thú vị, miễn nó hoạt động không lừa lọc người khác. Tuy nhiên, vì nó quá mới nên những phương pháp áp dụng trong các lĩnh vực khác có thể không phù hợp. Vì vậy, cần có nghiên cứu nghiêm túc để hiểu thực sự giá trị muốn đem lại cho khách hàng.
Còn bạn, bạn nghĩ gì về kinh doanh tâm linh?
kinh doanh tâm linh
,event chùa chiền
,tâm linh
Hi Văn, cảm ơn câu hỏi rất thú vị của e!
Cá nhân a thấy, phàm đã là những vấn đề tâm linh, thì tốt nhất là nên tách bạch với các vấn đề xã hội, kinh tế, thế giới vật chất nói chung...Suy nghĩ này của a có thể khá chủ quan, nhưng a đã luôn thấy rằng tự thân khái niệm "kinh doanh" tâm linh đã có gì đó...sai sai.
Ở một tầng mức nào đó, nếu e và các bạn để ý quan sát, sẽ thấy các hệ tư tưởng tâm linh nào cũng khuyến khích con người buông bỏ, cho đi, phó xuất cho người khác, cho xã hội, hơn là tích luỹ một thứ gì đó cho bản thân mình, dù là danh hay lợi. Cho nên dù ta coi việc cho con người đức tin như một "dịch vụ", thì đứng từ quan điềm tâm linh, "dịch vụ" này nên được cho đi một cách miễn phí, không vì mục đích lợi nhuận.
Các hình thức "kinh doanh" tâm linh thì dường như ngược lại, họ cho đi đức tin, niềm tin, "các cảm giác an toàn về tâm linh" để thu lại lợi nhuận, như vậy theo a là đi ngược lại tinh thần tâm linh thực sự.
Vấn đề này luôn khiến a liên tưởng đến việc danh hài Hoài Linh xây nhà thở tổ 100 tỷ, lấy lý do tâm linh, nhưng thực chất là một sự phung phí xa hoa không cần thiết. Trong khi với cùng số tiền đó, chúng ta có thể đầu tư vào những thứ khác thực tế hơn (cầu đường, trường học, các công ty tạo ra nhiều phúc lợi xã hội...).
Woo Map
Hi Văn, cảm ơn câu hỏi rất thú vị của e!
Cá nhân a thấy, phàm đã là những vấn đề tâm linh, thì tốt nhất là nên tách bạch với các vấn đề xã hội, kinh tế, thế giới vật chất nói chung...Suy nghĩ này của a có thể khá chủ quan, nhưng a đã luôn thấy rằng tự thân khái niệm "kinh doanh" tâm linh đã có gì đó...sai sai.
Ở một tầng mức nào đó, nếu e và các bạn để ý quan sát, sẽ thấy các hệ tư tưởng tâm linh nào cũng khuyến khích con người buông bỏ, cho đi, phó xuất cho người khác, cho xã hội, hơn là tích luỹ một thứ gì đó cho bản thân mình, dù là danh hay lợi. Cho nên dù ta coi việc cho con người đức tin như một "dịch vụ", thì đứng từ quan điềm tâm linh, "dịch vụ" này nên được cho đi một cách miễn phí, không vì mục đích lợi nhuận.
Các hình thức "kinh doanh" tâm linh thì dường như ngược lại, họ cho đi đức tin, niềm tin, "các cảm giác an toàn về tâm linh" để thu lại lợi nhuận, như vậy theo a là đi ngược lại tinh thần tâm linh thực sự.
Vấn đề này luôn khiến a liên tưởng đến việc danh hài Hoài Linh xây nhà thở tổ 100 tỷ, lấy lý do tâm linh, nhưng thực chất là một sự phung phí xa hoa không cần thiết. Trong khi với cùng số tiền đó, chúng ta có thể đầu tư vào những thứ khác thực tế hơn (cầu đường, trường học, các công ty tạo ra nhiều phúc lợi xã hội...).
Ghost Wolf
Có cầu thì có cung thôi, nó là quy luật rồi, chừng nào dân mình còn tin vào những thứ mê tín dị đoan thế kia thì sẽ vẫn còn những người buôn bán, kinh doanh kiếm lợi từ đó. Còn có tốt ko thì bạn có thể tham khảo thử ý kiến này xem sao (chủ yếu alf về phật giáo):
"Phật giáo có tốt không? Tốt quá đi chứ. Thử tưởng tượng những cá thể hèn mọn, yếu đuối, nhu nhược, bá dơ, những cá thể bị cuộc đời vả tan nát, v.v... Họ với thể xác vẫn còn đó nhưng tinh thần đã suy tàn héo hon, nếu không cho họ bấu víu lấy phật pháp như liều thuốc phiện để họ lên tiên thì sao? Những con người loser đó nếu không bấu vào phật thì gây hại ngay cho xã hội. Bần cùng thì sinh đạo tặc. Tinh thần bị tổn thương, dâu bể cuộc đời sẽ làm họ trở nên cực đoan, khủng hoảng, tâm thần, khủng bố, v.v... Đấy là điểm tốt của phật pháp. Chưa kể các thành phần loser, vô liêm sỉ ở vn ta là nhan nhản. Cứ để họ hít thuốc phiện cho xã hội bớt dơ bẩn.
Nhưng nếu cả dân tộc đều bú thuốc phiện phật pháp thì đất nước sẽ ntn? Kết cục diệt vong là tất yếu. Cứ nhìn các vị lạt ma đi khắp thế giới cầu xin sự giúp đỡ tây tạng là đủ hiểu. Một dân tộc không tự cường mãi là một dân tộc bá dơ mà thôi.
...
Còn các cử nhân kỹ sư loser trốn đời bấu víu phật pháp để thấy mình thanh cao thì cứ kệ, vì họ chiếm số lượng lớn quá. Các cô dì chú bác đi cúng chùa cầu bình an tài lộc sức khoẻ thì bơ đi, cuộc đời họ đã thất bại giờ chỉ còn cách đấy để tự huyễn hoặc bản thân.
...
Bản chất tự nhiên của cuộc sống là thay đổi và thích nghi. Đó là động lực từ trong gen của muôn loài. Tôi không chạy đi tìm cách để tôi an ổn. Vì không an ổn chính là sự vận động cuộc sống. Mộ phật đơn giản chỉ là hình thức thoái hoá tinh thần của loài người."
Nguồn vozforum.