Bạn nghĩ gì về khái niệm "Trọc phú kiến thức"?

  1. Giáo dục

  2. Sách

  3. Phong cách sống

Sau khi đọc bài này, mời các bạn chia sẻ quan điểm nhé?

Từ khóa: 

giáo dục

,

sách

,

phong cách sống

  1. Con người phát triển nhờ quá trình tích lũy, ghi chép, truyền lại kiến thức từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc trải nghiệm lại tất cả đống kiến thức từ thế hệ trước là ko cần thiết, tiếp nhận và dùng là được. Bạn ko cần phải ra gốc cây giữa đồng ngồi cho sét đánh thử 1 lần để biết việc ngồi dưới gốc cây lúc mưa bão sấm chớp là nguy hiểm.
  2. Cho đến ngày nay, con người đã tích lũy được một kho kiến thức khổng lồ, ko nói đến những thứ cao siêu chuyên ngành, chỉ những thứ được coi là khoa học thường thức cũng hiếm có ai biết được hết, đừng nói đến "trải nghiệm" hết cả đám đó. Đọc xong rồi nhớ được phần nào đã là tốt rồi, còn mang ra dùng được phần nào đó trong cuộc sống là rất tốt luôn. Cái gì cần thiết thì đào sâu nghiên cứu, còn những thứ ko cần thì nhớ là được rồi.
  3. Copy paste cũng chẳng có gì xấu cả. Copy ở đâu, copy cái gì, paste vào đâu, paste như thế nào cho hợp lý cũng chẳng phải là chuyện đơn giản. Cũng giống như việc ghi nhớ được kiến thức, rồi phun ra như "trọc phú kiến thức" vào đúng lúc, đúng chỗ cũng khó đấy chứ chẳng dễ đâu. Mỗi lần "phun" ra như vậy giúp người ta nhớ lâu hơn, hiểu rõ hơn. Hãy cứ là "trọc phú kiến thức" nếu có thể, ít ra nó cũng tốt hơn là nghèo kiến thức.
Trả lời
  1. Con người phát triển nhờ quá trình tích lũy, ghi chép, truyền lại kiến thức từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc trải nghiệm lại tất cả đống kiến thức từ thế hệ trước là ko cần thiết, tiếp nhận và dùng là được. Bạn ko cần phải ra gốc cây giữa đồng ngồi cho sét đánh thử 1 lần để biết việc ngồi dưới gốc cây lúc mưa bão sấm chớp là nguy hiểm.
  2. Cho đến ngày nay, con người đã tích lũy được một kho kiến thức khổng lồ, ko nói đến những thứ cao siêu chuyên ngành, chỉ những thứ được coi là khoa học thường thức cũng hiếm có ai biết được hết, đừng nói đến "trải nghiệm" hết cả đám đó. Đọc xong rồi nhớ được phần nào đã là tốt rồi, còn mang ra dùng được phần nào đó trong cuộc sống là rất tốt luôn. Cái gì cần thiết thì đào sâu nghiên cứu, còn những thứ ko cần thì nhớ là được rồi.
  3. Copy paste cũng chẳng có gì xấu cả. Copy ở đâu, copy cái gì, paste vào đâu, paste như thế nào cho hợp lý cũng chẳng phải là chuyện đơn giản. Cũng giống như việc ghi nhớ được kiến thức, rồi phun ra như "trọc phú kiến thức" vào đúng lúc, đúng chỗ cũng khó đấy chứ chẳng dễ đâu. Mỗi lần "phun" ra như vậy giúp người ta nhớ lâu hơn, hiểu rõ hơn. Hãy cứ là "trọc phú kiến thức" nếu có thể, ít ra nó cũng tốt hơn là nghèo kiến thức.
Mình đồng ý vs 1 quan điểm mà anh Hoàng đưa ra là kiến thức phải đi với trải nghiệm. Bài viết có vẻ rất xuôi tai với ví dụ về xu hướng nhiều người thể hiện sự "uyên thâm" trên mạng xã hội nhưng thực chất chỉ copy-paste và bắt vào tâm lý coi thường (hay nói đúng hơn là ghen tị) "thành công của những người ta nghĩ không bằng ta", nên mình thấy nó có xu hướng tiêu cực. Thêm nữa nó quá dài và lan man nên mình hình như đọc đến 2 ví dụ trên thì ko đọc nữa :))).
Và đọc một số link dưới đây thì mình thấy chính a Hoàng cũng đang tỏ ra mình là "trọc phú kiến thức" với những trích dẫn và hiểu biết nửa vời cố tỏ ra uyên bác trong bài phát biểu. 
Thứ hai, mặc dù đồng ý vs quan điểm chính trong bài này, nhưng mình không đồng ý hoàn cảnh nó được đưa ra, đó là trong 1 buổi chào mừng tân sinh viên. Quan điểm này (ko phài bài phát biểu này) sẽ hợp vs 1 buổi lễ tốt nghiệp khi các em sinh viên rời ghế nhà trường bắt đầu bước vào đời hơn.
Tóm lại là, mình thấy bài phát biểu của a Hoàng chính là 1 ví dụ điển hình cho khái niệm này =))
 
 

 

Tình cờ em vừa lướt được bài của bác Nguyễn Tiến Thanh bày tỏ quan điểm về khái niệm "trọc phú kiến thức" của anh Hoàng

Hai bài lận và hơi dài một chút nên để tạm đây mọi người đọc, em sẽ đưa ý kiến sau ạ😀

Qua bài chia sẻ bạn Đinh Đức Hoàng này mình thấy bạn ấy đã nói đúng được một phần của thực tế là lối học ''copy paste'' hay như chính thuật ngữ bạn ấy dùng là ''trọc phú kiến thức'' là lối học máy móc, thiếu tư duy để biến nó thành kiến thức của bản thân. Việc đưa thực trạng đó ra để tất cả mọi người cùng nhìn nhận là điều cần thiết và rất nên làm.

Tuy nhiên theo quan điểm của mình, có một từ Tiếng Việt dân giã diễn đạt khá đúng thực trạng này đã sử dụng xưa nay mà nói ra ai cũng hiểu ngay và hiểu đúng đó là từ HỌC VẸT. Đáng tiếc là tác giả không sử dụng từ này mà lại sa vào một thuật ngữ nghe có vẻ hàn lâm nhưng đầy mâu thuẫn và dễ gây hiểu lầm, vậy nên việc tranh cãi của cộng đồng mạng với thuật ngữ có vẻ mới này trong thời gian gần đây là điều dễ hiểu.

Lần đầu tiên nghe tới cụm từ này, lạ thật

Trong một số trả lời gần đây của mình cho các norionion có đề cập qua combo: học - hiểu - hành. Ví dụ:

Thì việc học mà không hiểu, hoặc hiểu mà không sâu sắc thì chỉ là bước đầu của sự học mà thôi. Người học xuất sắc phải là người có năng lực hành động, phải học từ thực tiễn.

Việc học bản chất cuối cùng phải là tự học, tự nhận thức. Mình vẫn thường chia sẻ với nhân viên, với đàn em đi theo mình rằng, kiểu gì cũng phải có khả năng tự học. Mọi sự giúp đỡ, thầy cô đều chỉ là bước khởi đầu.

Dĩ nhiên học nhiều, nói tốt, là đã có thể kiếm tiền được. Khi phỏng vấn hoặc tiếp xúc với người mới, mình cũng thường xuyên phải đối mặt và detect xem bạn nào là có kiến thức tự thân, bạn nào là kiến thức vay mượn. Nhiều bạn nói rất hay, nhưng thực ra đó là vì sếp cũ của bạn ấy tốt, giúp bạn ấy đúc rút ra những kinh nghiệm quý. Còn bản thân bạn ấy không có năng lực tự nhận thức để tạo ra tri thức mới của bản thân.

Mình cũng từng đi học rất nhiều, tiếc là đa số những người đứng lớp giảng dậy lại là những thợ dậy, thiếu trải nghiệm thực tế. Họ là những người học tốt, khái quát và tư duy sâu tốt, nhưng chỉ dừng lại ở đó. Một người thực chiến sẽ có những trải nghiệm, những cảm xúc và những tri thức cực kỳ sinh động. Nó không hào nhoáng nhưng hữu dụng, là kiến thức xài được, đáng tiền hơn rất nhiều.

Bài của bạn này bị cộng đồng học thuật diss khá nhiều, nghe qua thì hay nhưng nghe kỹ sẽ thấy có mấy lỗi:
1. Cực đoan hóa rằng 1 người sẽ là trọc phú kiến thức hoặc là người tạo ra kiến thức nguyên bản => những người học xong và sử dụng vào hành nghề mà không tham gia nghiên cứu thì cũng bị gom vào trọc phú kiến thức à, thực tế theo kiểu nói của bạn ý thì ai cũng đều có giai đoạn là trọc phú kiến thức và một số người làm tri thức nguyên bản.
2. Mặc định chia sẻ các kiến thức mà mình chưa có trải nghiệm là sai, là để khoe mẽ. Thực tế thiếu gì ví dụ phản bác lại bạn này. Nói chung là bạn này tôi thấy giống Yuval Harari, là người kể chuyện giỏi mà bị đơn giản hóa nhiều thứ đến mức sai lệch.

Khá sâu sắc và touching ở điểm chưa đủ trải nghiệm nhưng đã dùng kiến thức của người khác đi dạy.

Anh Hoàng này viết hay quá anh! Đọc xong kiểu mất một lúc suy nghĩ...không biết bình luận gì.