Bạn nghĩ gì về cách phát âm Tiếng Việt mới được cải cách.
Mấy ngày nay mọi người chuyền tay nhau một video về cách dạy phát âm của một cô giáo làm cho mọi người bối rối về cách đánh vần là phát âm có phần lạ lẫm này. Các chữ c,k (ca),q (cu) đều được phát âm là /cờ/, ví như /cờ a ca/ (ca) , /cờ i ci/ (ki), /cờ a coa/ (qua) [phần này mình tự nghe và tự phiên âm bạn nhé].
Theo như chia sẻ của Giáo sư Hồ Ngọc Đại về những thắc mắc xung quanh việc đánh vần. Thứ nhất, cần phân biệt giữa âm và chữ. Vì chữ là quy ước mới có trước âm, còn âm là do ông bà ta ngàn đời nay đã giao tiếp với nhau. Theo Giáo sư, chúng ta vẫn đang bị nhầm lẫn giữa các tên gọi, tên /ka/ (k), /cờ/ (k), /quy/ (q) là tên gọi CHỮ, không phải tên gọi ÂM.
Thứ hai, khi đọc từ và viết lên giấy cũng cần tuân theo quy tắc chính tả. Quy tắc phát âm và quy tắc viết chữ khác nhau. Giả sử, số "4" là quy ước cho con số trên, còn quy tắc phát âm theo từng nước sẽ có cách phát âm khác nhau, tiếng Việt gọi là /bốn/, tiếng Anh gọi là /fɔːr/ (four), ... Dễ hiểu hơn là khi một từ sẽ có cách đọc khác nhau nhưng tựu chung khi ghi thành chữ thì vẫn chỉ có 1, ví như số "35", có người sẽ đọc là "ba lăm", "ba nhăm" hoặc "ba mươi lăm" thì vẫn ám chỉ cùng một con số mà thôi.
Hồi còn nhỏ mình đọc từ "Quốc" trong tên của một người bạn - Quốc Cường, và với cái tính đọc-sao-ghi-vậy mình thẳng tay điền tên bạn là "Cuốc Cường" và luôn đinh ninh mình đúng cho đến khi bị sửa mình thật sự bối rối. Rằng tại sao "Quốc Cường" không thể được viết thành "Cuốc Cường", mình loay hoay mãi không một lời giải thích và cuối cùng tự chấp nhận những gì đã định. Mãi đến tận hôm nay mới thật sự có một lời giải thích rõ ràng qua những lời phân tích của giáo sư.
Mình vừa xem một vlog Đánh vần Tiếng Việt của một vlogger nọ, ai lại đi so sánh phát âm chữ "q", mà bạn đọc là "qờ" - giọng Nam và bảo rằng chữ "q" này đọc giống từ "world" hay "work". Xin thưa, đưa ra một so sánh không liên quan để đề cao ngôn ngữ nước ngoài và hạ bệ ngôn ngữ Việt trong khi chưa có sự tìm hiểu rõ, hiểu theo cảm tính cá nhân và đánh đồng ngôn ngữ thì đây chính là lí do tại sao chúng ta hoang mang trước cách giáo dục mới. Những điều đã cũ chưa hẳn là tốt, những điều mới cũng thế, quan trọng là nó có phù hợp, có giúp cho người học phân biệt tốt từng con chữ hay không. Và theo như kết quả mình biết gần đây thì tỉ lệ học sinh viết đúng chính tả vẫn tốt nhé.
Thực ra, mình không phải là người tìm hiểu quá sâu về phát âm và đánh vần nhưng thật sự không muốn can thiệp vào chuyện đánh vần của các bạn nhỏ. Nếu sách đã dạy, đã thật sự có cơ hội học phát âm một cách đúng chuẩn thì tại sao không học? Nếu không đồng ý với phương pháp và phương pháp giảng dạy, thôi thì phụ huynh mời đem con cái mình về tự dạy tự học.
Dưới đây là video phỏng vấn Giáo sư Hồ Ngọc Đại, mọi người cùng xem và thảo luận với mình nhé.
tiếng việt
,giáo dục việt nam
,sách tiếng việt
,giáo dục
Mình nghĩ hình như có sự nhầm lẫn gì đó ở đây, theo mình tìm hiểu thì sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục là cải cách về phương pháp đánh vần, chứ không phải cách phát âm.
Nguyễn Mai Hoàng
Mình nghĩ hình như có sự nhầm lẫn gì đó ở đây, theo mình tìm hiểu thì sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục là cải cách về phương pháp đánh vần, chứ không phải cách phát âm.
Hường Hoàng
Ở mình thay đổi hay cải cách, cứ mới là dễ bị ném đá lắm
Chị thì chưa nghiên cứu kỹ vấn đề này, nhưng suy nghĩ là cũng là chuyện cải cách nhưng nó có truyền thông; có lộ trình rõ ràng thì có lẽ mọi người nắm được bản chất vấn đề sẽ bớt phản ứng tiêu cực đi
Còn hiệu ứng đám đông trên MXH, chê bai này kia trong khi bản thân các bạn còn viết sai lỗi chính tả nọ kia thì thấy hơi nực cười.