Bạn nghĩ gì khi được nghe nhắc về "Bình đẳng giới"?

  1. Phong cách sống

Chúng ta nghe rất nhiều về cụm từ này, và nó cũng là một cuộc đấu tranh dai dẳng kéo dài gần cả thế kỷ qua.

Bạn nghĩ  trong xã hội Việt Nam hiện nay, phụ nữ hiện đại đã thực sự đạt được bao nhiêu phần của cái gọi là "Bình đẳng giới" . Những rào cản nào khiến "Bình đẳng giới" nó chưa thực sự đạt được? 

Mình sẽ bày tỏ quan điểm của mình ở bài viết là phần bình luận bên dưới 

Từ khóa: 

phụ nữ

,

bình đẳng giới

,

women

,

wonder woman

,

phong cách sống

Mình có đọc cuốn sapiens. Trước kia mình nghĩ bình đẳng giới là hợp lý. Nhưng đọc xong mình thấy có vẻ như hơi quá đà và không thực sự hợp lý lắm. Đàn ông và phụ nữ vốn khác nhau nên tuyệt đối hóa nhận thức rằng cái gì đàn ông làm được thì phụ nữ cũng làm được và ngược lại.

Đàn ông không mang bầu được, không cho con bú được. Phụ nữ sức vóc không sánh với đàn ông được.

Cái chính ở đây là cần tôn trọng sự khác biệt, tôn trong phần còn lại. Không có ai quan trọng hơn ai, mà trong mỗi giai đoạn, mỗi hoàn cảnh mỗi giới đều có vai trò của mình.

Còn bình đẳng giới tính của cộng đồng LGBT thì mình có ít kinh nghiệm nên xin phép không bình luận nha.

Trả lời
Mình có đọc cuốn sapiens. Trước kia mình nghĩ bình đẳng giới là hợp lý. Nhưng đọc xong mình thấy có vẻ như hơi quá đà và không thực sự hợp lý lắm. Đàn ông và phụ nữ vốn khác nhau nên tuyệt đối hóa nhận thức rằng cái gì đàn ông làm được thì phụ nữ cũng làm được và ngược lại.

Đàn ông không mang bầu được, không cho con bú được. Phụ nữ sức vóc không sánh với đàn ông được.

Cái chính ở đây là cần tôn trọng sự khác biệt, tôn trong phần còn lại. Không có ai quan trọng hơn ai, mà trong mỗi giai đoạn, mỗi hoàn cảnh mỗi giới đều có vai trò của mình.

Còn bình đẳng giới tính của cộng đồng LGBT thì mình có ít kinh nghiệm nên xin phép không bình luận nha.

Đây là 1 chủ đề rất hay, cảm ơn c Hường đã chia sẻ!

E nghĩ phong trào nữ quyền là 1 trong những vấn đề gây tranh cãi hiện nay. Âu cũng bởi vì xã hội con người đã phát triển đến 1 tầm mức quá phức tạp rồi. Thời buổi kìm kẹp bây giờ để 1 người đàn ông có thể gánh hết sức nặng kinh tế cho cả gia đình là rất khó khăn, nhất là khi anh ta vẫn còn trẻ, có được 1 công việc để nuôi sống bản thân đã khó rồi, chưa bàn tới chuyện lập gia đình. Bởi thế nên phụ nữ cũng buộc phải tham gia vào hệ thống kinh tế để chia sẻ gánh nặng với chồng, nhất là khi 2 người quyết định có con.

Tuy nhiên, bình quyền nam nữ về mặt xã hội có thể nào được đạt đến, khi mà chúng ta (nam và nữ) quá khác nhau về mặt sinh học, khác nhau đến mức đối lập!? 

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng phụ nữ có khuynh hướng và khả năng multitask tốt hơn đàn ông, nhưng cũng chịu ảnh hưởng lớn hơn nhiều từ stress (1 phần do sự khác biệt về cơ thể, 1 phần do phụ nữ thường có khuynh hướng đảm trách cả việc nhà). Phụ nữ cũng dễ bộc lộ và hành xử theo cảm xúc hơn, nên xét trên mặt bằng chung cũng ít đc cất nhắc hơn so với đàn ông. Tất nhiên những điều trên đều mang trong nó những lợi ích nhất định cho phụ nữ, nhưng ko phải tại nơi làm việc. 

Cơ bản vì từ thuở hồng hoang, chúng ta đã đảm trách những công việc quá khác nhau. Những thói quen đó, những "bản năng" đó ko dễ gì có thể đc thay đỗi 1 sớm 1 chiều.

Cá nhân e thì thấy mô hình xã hội như trong các xã hội nguyên thủy, đàn ông làm việc nặng, phụ nữ làm việc nhẹ, là hợp lý nhất. Phụ nữ nên đc đặt vào vị trí trung tâm, nhưng đồng thời đảm đương những việc nhẹ để hỗ trợ cho đàn ông. Còn đàn ông nên là chủ lực lao động, nhưng xoay quanh, chăm sóc và bảo vệ phụ nữ. Trong giới động thực vật, mô hình xã hội của loài kiến và ong cũng tương tự như vậy. Và đây rõ ràng là 2 trong số những loài sinh vật có tổ chức nhất.

Xin chia sẻ đôi dòng như vậy. :)))


Nguồn:

Mình nghĩ ko nên có bình đẳng giới mà phải gọi là ưu tiên phái nữ. Bình đẳng là ngang nhau bất kể nam nữ, thế thì cái "lady first" mai một hết 😁. Phụ nữ trừ một số việc nói chung ko thể tranh với nam giới được.

VN thấy hầu như chẳng có bình đẳng giới. Đa số, sinh ra là con gái đã đứng sau mấy thằng con trai trong mắt ng nhà rồi. Rồi lớn lên lại phải giặt giũ nấu nướng... Lúc có ng yêu thì tới lượt trai tráng phải chịu cho chị e hành. Cưới về rồi thì lại trở về với nữ công gia chánh.

Trong công việc cũng vậy, phụ nữ bị quan niệm là ko quyết đoán, dễ bị cảm xúc ảnh hưởng nên khó được cất nhắc hơn. Nhưng như vậy lại nhẹ việc hơn.

Nói chung nên kêu gọi công bằng giới thì đúng hơn. Phát huy điểm mạnh mỗi giới. Chứ cứ bình đẳng thành ra cào bằng ko lẽ nói hôm trc chồng sửa rồi giờ tới lượt vợ phải trèo lên sửa mái nhà.

Mình nghĩ ngay tới "nữ quyền" và ... Tất nhiên đây là vấn đề phức tạp vì nó liên quan đến quyền lợi nên rất khó để nói.
Anh em kỹ sư vẫn khuyên khích các chị em nữ (đẹp) vào làm chung nhé nhưng chưa thấy "bình đẳng" nhiều lắm =)))