Bạn nghĩ chính phủ nên làm gì để giải bài toán úng ngập ở đô thị?

  1. Xã hội

Từ khóa: 

xã hội

Mình nghĩ phải xét từ nguyên nhân dẫn đến vấn đề ngập lụt này. Đây không phải là bài toán mới ở VN mà từ rất lâu rồi.
Vậy, nguyên nhân ngập lụt là do đâu?

Đầu tiên là do các sông, suối, ao hồ,...bị che lấp bởi quá trình đô thị hoá. Trong khi ao, hồ giữ vai trò như túi đựng nước mỗi khi mưa lũ về. Chưa có thống kê cụ thể về diện tích phân lô, bán nền sau san lấp kiểu này nhưng mỗi năm ao, hồ bị san lấp là không nhỏ, tạo nên quỹ đất đô thị khá lớn, từ đó làm tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương và tăng cả tình trạng ngập lụt đô thị.

Tốc độ đô thị hóa nhanh nhưng hệ thống thoát nước chưa đồng bộ tại nhiều nơi. Nhiều công trình, dự án thoát nước đô thị chưa được đầu tư hoặc đầu tư chưa hoàn chỉnh. Ở mỗi dự án khu đô thị đều có phương án thoát nước nhưng quy mô nhỏ.

Trong khi đó, hệ thống thoát nước còn nhiều bất cập do quy hoạch không đồng bộ, không có cốt nền đô thị nên đô thị chỗ thấp chỗ cao. Mặt khác, dự án triển khai sau thường có cốt nền cao hơn dự án trước, tạo ra nhiều điểm nghẽn về thoát nước. Sau khi hoàn thành, mặt bằng của dự án đô thị mới cao hơn khu dân cư cũ gây ngập nước cục bộ khi mưa to.

Bên cạnh đó, công tác lập quy hoạch đô thị chậm đổi mới, chất lượng thấp… Số lượng đô thị tăng nhưng chất lượng đô thị và môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức. Hệ thống kỹ thuật và hạ tầng xã hội không đồng bộ và quá tải. Những biện pháp thích ứng với khí hậu và khả năng chống chịu chưa được lồng ghép chặt chẽ vào các quy trình lập kế hoạch và ngân sách cho đô thị.

Những năm trở lại đây một số thành phố nhận thấy các giải pháp phi công trình cũng có vai trò rất quan trọng, nó không chỉ là những giải pháp bổ xung mà còn giúp cho cư dân thành phố bị ngập dễ dàng hơn trong việc thích nghi với hoàn cảnh và giảm thiểu các rủi ro đó là (1) Thay đổi quan điểm trong quy hoạch không gian theo xu hướng lợi dụng ưu thế tự nhiên để tăng mức độ thích nghi, giảm bớt rủi ro, tăng tỷ lệ diện tích cây xanh, không gian mặt nước trong các đồ án quy hoạch đô thị; (2) Thay đổi lối sống, điều tiết dân số, giảm mật độ công trình xây dựng tại cộng đồng; (3) Giảm mức độ bê-tông hóa bề mặt, tăng cường khả năng tham gia tự điều tiết của hệ thống sinh thái tự nhiên, thích nghi để sống chung hòa bình và thân thiện với tự nhiên; (4) Giáo dục ý thức môi trường, nâng cao ý thức công dân, tăng cường sự tham gia cộng đồng trong việc giảm thiểu mức độ ngập nước nội thị cũng như giảm thiểu tác hại của ngập nước gây ra cho cộng đồng dân cư, …
Trả lời
Mình nghĩ phải xét từ nguyên nhân dẫn đến vấn đề ngập lụt này. Đây không phải là bài toán mới ở VN mà từ rất lâu rồi.
Vậy, nguyên nhân ngập lụt là do đâu?

Đầu tiên là do các sông, suối, ao hồ,...bị che lấp bởi quá trình đô thị hoá. Trong khi ao, hồ giữ vai trò như túi đựng nước mỗi khi mưa lũ về. Chưa có thống kê cụ thể về diện tích phân lô, bán nền sau san lấp kiểu này nhưng mỗi năm ao, hồ bị san lấp là không nhỏ, tạo nên quỹ đất đô thị khá lớn, từ đó làm tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương và tăng cả tình trạng ngập lụt đô thị.

Tốc độ đô thị hóa nhanh nhưng hệ thống thoát nước chưa đồng bộ tại nhiều nơi. Nhiều công trình, dự án thoát nước đô thị chưa được đầu tư hoặc đầu tư chưa hoàn chỉnh. Ở mỗi dự án khu đô thị đều có phương án thoát nước nhưng quy mô nhỏ.

Trong khi đó, hệ thống thoát nước còn nhiều bất cập do quy hoạch không đồng bộ, không có cốt nền đô thị nên đô thị chỗ thấp chỗ cao. Mặt khác, dự án triển khai sau thường có cốt nền cao hơn dự án trước, tạo ra nhiều điểm nghẽn về thoát nước. Sau khi hoàn thành, mặt bằng của dự án đô thị mới cao hơn khu dân cư cũ gây ngập nước cục bộ khi mưa to.

Bên cạnh đó, công tác lập quy hoạch đô thị chậm đổi mới, chất lượng thấp… Số lượng đô thị tăng nhưng chất lượng đô thị và môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức. Hệ thống kỹ thuật và hạ tầng xã hội không đồng bộ và quá tải. Những biện pháp thích ứng với khí hậu và khả năng chống chịu chưa được lồng ghép chặt chẽ vào các quy trình lập kế hoạch và ngân sách cho đô thị.

Những năm trở lại đây một số thành phố nhận thấy các giải pháp phi công trình cũng có vai trò rất quan trọng, nó không chỉ là những giải pháp bổ xung mà còn giúp cho cư dân thành phố bị ngập dễ dàng hơn trong việc thích nghi với hoàn cảnh và giảm thiểu các rủi ro đó là (1) Thay đổi quan điểm trong quy hoạch không gian theo xu hướng lợi dụng ưu thế tự nhiên để tăng mức độ thích nghi, giảm bớt rủi ro, tăng tỷ lệ diện tích cây xanh, không gian mặt nước trong các đồ án quy hoạch đô thị; (2) Thay đổi lối sống, điều tiết dân số, giảm mật độ công trình xây dựng tại cộng đồng; (3) Giảm mức độ bê-tông hóa bề mặt, tăng cường khả năng tham gia tự điều tiết của hệ thống sinh thái tự nhiên, thích nghi để sống chung hòa bình và thân thiện với tự nhiên; (4) Giáo dục ý thức môi trường, nâng cao ý thức công dân, tăng cường sự tham gia cộng đồng trong việc giảm thiểu mức độ ngập nước nội thị cũng như giảm thiểu tác hại của ngập nước gây ra cho cộng đồng dân cư, …
Mình thấy vấn đề này được bàn lui bàn tới lâu rồi. Nhiều giải pháp được đặt ra rồi lại bỏ ngõ. Cần lắm một biện pháp hiệu quả, giải quyết triệt để vấn đề này đi ạ, chứ mỗi mùa mưa, mình lại nơm nớp lo sợ, mất ăn mất ngủ vì lũ lụt :(

Giá mà những người xây nhà trên khu đất mới có thể đào sâu xuống làm bể chứa nước, lắp hệ thống lọc để dùng cho sinh hoạt thì hay. Người bảo 'tôi không có tiền xây nhà cũng chưa phải là không tốt' vì tương lai có thể có cách hạ kinh phí mà vẫn đảm bảo chỗ trú lý tưởng.