Bạn nên làm gì nếu phát hiện ai đó hoặc bản thân bị ngộ độc thực phẩm?
Khi bị ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý sau khi một người ăn phải thức ăn có nhiễm độc, ôi thiu, chứa chất bảo quả không đảm bảo vệ sinh…Khi gặp tình huống này nhiều người rơi vào trạng thái lúng túng vì không biết phải xử lý thế nào. Vậy bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn cách nhận biết dấu hiệu khi bị ngộ độc thức ăn và cách xử lý khi gặp trường hợp này.
Những dấu hiệu chứng tỏ bạn đã bị ngộ độc thực phẩm
Nếu một người bị ngộ độc thực phẩm, họ sẽ dễ gặp phải các triệu chứng sau đây:
Đau bụng: Đây là dấu hiệu điển hình khi ngộ độc thức ăn hay cũng như dấu hiệu của nhiều chứng rối loạn tiêu hóa khác. Cơn đau có xu hướng ngày càng dữ dội hơn.
Buồn nôn: Nhiều người sau khi ăn vào một thời gian sẽ có thể ói mửa thức ăn ra ngay, nhiều trường hợp nghiêm trọng còn có thể ói ra mật xanh mật vàng.
Ỉa lỏng: hay còn gọi là tiêu chảy, đau bụng quằn qoại trong lúc đại tiện, phân nhầy lỏng, nhiều nước có thể sủi bọt.
Xuất hiện máu trong phân hoặc chất nôn: Trong trường hợp này người bệnh cần tìm hỗ trợ y tế gấp vì điều này báo hiệu mức độ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng
Sốt: Khi cơ thể chống lại chất độc khiến bạn bị sốt nhẹ, trường hợp đo nhiệt độ vượt quá 38 oC, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
Tình trạng chán ăn: Người bệnh cảm thấy chán ăn khi bị ngộ độc thực phẩm. Trong trường hợp không ăn được gì quá 12 tiếng kèm theo các triệu chứng khác như mất nước hãy tới cơ sở y tế ngay lập tức
Đau đầu: Khi cơ thể mất nước bạn dễ bị đau đầu khi ngộ độc thực phẩm
Triệu chứng thần kinh: Các triệu chứng về thần kinh như mắt mờ, yếu cơ và tê bì ở cánh tay có thể là dấu hiệu khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức
Thị lực thay đổi: Nếu các triệu chứng ngộ độc thực phẩm bao gồm nhìn mờ hoặc nhìn đôi hoặc khó nuốt, hãy tìm sự chăm sóc y tế – đó có thể là ngộ độc botulinum, một dạng ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng và có thể gây tử vong.
Hoàng đản: hay còn được biết đến là tình trạng vàng da, vàng mắt, có thể do nhiễm viêm gan A từ thực phẩm. Tuy ít gặp nhưng bệnh dễ lây và có thể lây từ người này sang người khác hoặc do ăn phải thức ăn nhiễm bệnh.
Phải làm sao khi phát hiện ra ai đó bị ngộ độc thực phẩm?
Với người lớn
Khi người lớn gặp phải tình trạng ngộ độc thực phẩm cần xử trí theo các bước sau đây:
- Dùng 2 ngón tay ngoáy họng, có thể dùng tăm bông hoặc thìa nhỏ đưa vào gốc lưỡi để tạo ra phản xạ nôn
- Khi nôn để đầu cúi thấp hơn ngực để tránh bị sặc vào phổi
- Khi đã nôn được cần để người bệnh nằm nghỉ sau đó hòa gói orezol với nước hoặc pha nước muối đường cho người bệnh uống để chống mất nước đồng thời trung hòa chất độc trong cơ thể của người bệnh giúp hạn chế tác hại độc tố với cơ thể
- Có thể cho người bệnh ăn thức ăn mềm và dễ tiêu không nên cho uống sữa
- Cần nhanh chóng đưa người bệnh tới trung tâm y tế để tiến hành rửa dạ dày càng sớm càng tốt.
Với trẻ nhỏ
Khi thấy trẻ có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm cần dừng ngày không cho trẻ ăn món đó nữa
Khi trẻ nôn đặc biệt là nôn khi ngủ có thể dễ bị sặc lên mũi cần nhanh chóng dùng miệng hút mũi để tránh nguy cơ trẻ bị khó thở dẫn tới tử vong
Cần bổ sung oresol để cung cấp chất điện giải vì tình trạng ngộ độc thực phẩm có thể khiến trẻ bị mất nước và rối loạn điện giải. Cần pha theo hướng dẫn và cho trẻ uống từng chút một.
Nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để thăm khám và điều trị
Xem thêm tại nguồn: