Bạn không cần phải có một mối tình

  1. Phong cách sống

Nếu buông thả năm căn, chẳng những là chúng chạy theo năm dục không có giới hạn, không thể chế ngự được, lại như ngựa dữ không dây cương kiềm chế, sẽ lôi người xuống hầm hố. Như bị giặc cướp làm hại, chỉ khổ một đời này thôi, nhưng bị giặc năm căn gây hại, khổ nạn kéo dài nhiều kiếp, lại rất nặng nề, không thể không thận trọng.

“Vậy nên người có trí chế ngự các căn, chẳng hề tùy theo; phòng giữ như giặc cướp, không để buông thả. Nếu buông thả ra, chẳng bao lâu ắt phải diệt mất vì xúc chạm.

“Tâm là chủ của năm căn. Vậy nên các ông phải khéo chế ngự tâm. Tâm rất đáng sợ, hơn cả rắn độc, thú dữ, kẻ giặc thù, nạn lửa lớn tràn lan… Những thí dụ như thế cũng còn chưa đủ. Sự nguy cấp giống như người tay cầm bát mật, đi lại nhanh nhẹn, mắt chỉ nhìn vào mật nên chẳng thấy cái hố rất sâu dưới chân; như con voi điên không có móc sắt để kiềm giữ; lại như con vượn được lên cây, mặc tình nhảy nhót, khó bề ngăn cấm, chế ngự. Phải mau mau kiềm chế, chớ để phóng dật. Nếu buông thả tâm, tất cả việc lành sẽ bị hủy hoại mất; chế ngự được tâm rồi, không việc gì không xong.

“Vậy nên chư tỳ-kheo phải siêng năng tinh tấn, chế ngự cho được tâm.”

................................................................

-- Kinh Lời Dạy Cuối Cùng (Kinh Di Giáo).


"Anh ta cho rằng anh ta không thể sống mà không thuộc về một cái gì. Đa số người ta đã không nghĩ thế đó ư? Anh ta xác tín rằng anh ta phải thuộc về. Nhưng người ta không cần phải thuộc về ai hay cái gì hay nhóm nào. Thậm chí bạn không cần phải có một mối tình. Ai bảo bạn rằng bạn phải cần những thứ ấy. Điều mà bạn cần đó là sự tự do. Điều mà bạn cần là yêu thương. Tất cả là vậy; đó là chân tính của bạn. Thế nhưng thực tế là bạn thú nhận rằng bạn cần được người ta khao khát. Bạn cần được hoan hô, bạn cần lôi cuốn người ta, bạn cần lũ khỉ tội nghiệp ấy chạy theo bạn. Rõ ràng bạn đang phí cả một đời. Tỉnh dậy đi! Bạn không phải cần những thứ ấy đâu. Bạn có thể hạnh phúc trọn vẹn được mà chẳng cần chúng. Người chung quanh bạn sẽ chẳng vui gì khi nghe điều nầy - bởi vì một khi bạn đã mở mắt và hiểu ra, bạn sẽ làm người ta kinh hãi. Làm sao người ta kiểm soát được một người như thế? Hắn không cần mình; hắn không ngán những điều mình bình phẩm về hắn; hắn mặc kệ mình nghĩ hay nói gì về hắn. Hắn cắt phứt mọi dây nhợ; hắn không còn là con rối nữa. Điều đó không khiếp ư? “Thế thì chúng ta phải xử hắn. Hắn nói ra sự thật. Hắn hết còn kiêng nể ai; hắn không còn là người - khi hắn đã phá tan tình trạng nô dịch của hắn, phá tan ngục tù mà người ta giam hãm hắn." — Anthony de Mello (Awareness: Conversations with the Masters).


"Đạo chính là việc con đang làm. Khi con làm, con nghĩ, con nói minh bạch, không lầm lẫn là đạo. Khi con làm việc với tâm sáng suốt là chân, với tâm trong sạch là thiện, với tâm lặng lẽ là mỹ. Công việc của con như vậy sẽ vô cùng giản dị và vô cùng uyên thâm.

Vậy ra con tưởng có một lý tưởng đạo nào đó ngoài công việc hàng ngày, ngoài bổn phận làm người, ngoài uống, ăn, đi, đứng hay sao? Người ta thường tưởng rằng mình phải đâm bổ vào một lý tưởng siêu thoát, một đạo lý cao siêu, một lối sống phi phàm ra ngoài thế sự. Nhưng họ lầm to, sống như vậy họ chỉ càng trầm luân như những con thiêu thân lao đầu vào ánh sáng.

Ngày nọ có một người Phật tử lật đật dựng xe đạp để vào chùa nghe giảng siêu lý (Abhidhamma) đã không biết rằng chiếc xe đạp của anh ta đè gãy một cành hoa bên tường chùa! Anh ta tưởng có cái gì siêu lý ngoài việc dựng chiếc xe đạp sao cho đàng hoàng, trầm tĩnh, sao cho đừng hại tới ai. Và cứ thế anh ta thả mồi bắt bóng, tìm cái giả, bỏ cái chân, tìm sinh tử bỏ Niết-Bàn mà cứ tưởng rằng mình sẽ đến nơi siêu việt.

Con thương mến,

Hãy sáng suốt, hãy trầm tĩnh, hãy hiền hòa trong mỗi bước đi của mình trên đường đời. Bỏ mất mỗi giây phút là bỏ mất tất cả, vì thể tướng dụng trọn vẹn chính là mỗi bước đi, trong từng giây phút thực tại ngay bây giờ và ở đây."

-- Tuyển tập thư thầy - Hòa thượng Viên Minh.

Bạn hãy quyết định ngay lúc này. Một người nào đó muốn cười bạn. Bạn bối rối không biết có nên đồng ý hay không nên thoái thác bằng câu nói “tôi nghĩ rằng...”.

Đây là cuộc đời của bạn, tại sao bạn lại để cho người khác quyết định? Tốt hơn hết bạn hãy tự quyết định đời mình. Ngay cả khi bạn phạm sai lầm hay lạc lối thì bạn cũng nên tự quyết định. Bạn phải tự chịu trách nhiệm về đời mình. Qua việc chịu trách nhiệm, bạn sẽ trưởng thành hơn. Bạn hãy nắm lấy trách nhiệm trong đôi bàn tay của mình.

Trách nhiệm thì quá to lớn mà đôi vai bạn thì quá yếu ớt, tôi biết rõ điều đó. Nhưng khi bạn có đủ can đảm để nắm lấy trách nhiệm thì đôi vai của bạn sẽ mạnh mẽ đến không ngờ. Để đôi vai trở nên rắn chắc hơn bạn không có cách nào khác ngoài việc cáng đáng trách nhiệm trên vai mình.


LẠI TRỞ THÀNH ĐỨA TRẺ

Vui đùa là một trong những phần bị kìm nén nhất của con người. Mọi xã hội, văn hoá, văn minh đều đã từng chống lại vui đùa bởi vì người vui đùa không bao giờ nghiêm chỉnh. Và chừng nào một người còn chưa nghiêm chỉnh, người đó không thể bị chi phối, người đó không thể bị làm cho tham vọng, người đó không thể bị làm cho ham muốn quyền lực, tiền bạc, danh vọng.

Đứa trẻ chưa bao giờ chết trong bất kì ai. Không phải là đứa trẻ chết khi bạn lớn lên, đứa trẻ vẫn còn đấy. Mọi thứ bạn đã từng là vẫn ở bên trong bạn, và sẽ còn bên trong bạn cho tới chính hơi thở cuối cùng của bạn.

Nhưng xã hội bao giờ cũng sợ người không nghiêm chỉnh. Người không nghiêm chỉnh sẽ không tham vọng vì tiền hay quyền lực chính trị; họ sẽ thà tận hưởng sự tồn tại còn hơn. Nhưng tận hưởng sự tồn tại không thể đem bạn tới danh vọng, không thể làm bạn có quyền lực, không thể đáp ứng cho bản ngã của bạn; và toàn thế giới con người quay tròn quanh ý tưởng của bản ngã. Vui đùa là chống lại bản ngã của bạn - bạn có thể thử nó và xem. Cứ chơi với trẻ con, và bạn sẽ thấy bản ngã của mình biến mất, bạn sẽ thấy rằng bạn đã trở thành đứa trẻ lần nữa. Điều đó không chỉ đúng với bạn, nó đúng cho mọi người.

Bởi vì đứa trẻ bên trong bạn đã từng bị kìm nén, bạn sẽ kìm nén con bạn. Không ai cho phép con họ múa và hát và la hét và nhảy nhót. Bởi những lí do tầm thường - có lẽ cái gì đó có thể bị vỡ, có lẽ chúng có thể làm cho quần áo bị ướt trong cơn mưa nếu chúng chạy ra ngoài - vì những điều nhỏ bé này mà phẩm chất tâm linh lớn, vui đùa, bị hoàn toàn phá huỷ.

Đứa trẻ vâng lời được khen ngợi bởi cha mẹ nó, bởi thầy giáo, bởi mọi người; còn đứa trẻ vui đùa bị kết án. Vui đùa của nó có thể tuyệt đối vô hại, nhưng nó bị kết án bởi vì có nguy hiểm nổi dậy về tiềm năng. Nếu đứa trẻ lớn lên với tự do đầy đủ để vui đùa, nó sẽ biến thành người nổi dậy. Nó sẽ không dễ dàng bị làm thành nô lệ; nó sẽ không dễ dàng bị cho vào quân đội để tiêu diệt mọi người, hay để bản thân nó bị tiêu diệt.

Đứa trẻ nổi dậy sẽ biến thành thanh niên nổi dậy. Thế thì bạn không thể áp đặt hôn nhân lên nó được; thế thì bạn không thể buộc nó vào việc làm đặc biệt; thế thì đứa trẻ không thể bị buộc phải hoàn thành những ham muốn và khao khát không được hoàn thành của cha mẹ. Thanh niên nổi dậy sẽ đi theo cách riêng của mình. Người đó sẽ sống cuộc sống của mình theo ham muốn bên trong nhất của riêng người đó - không theo lí tưởng của ai đó khác.

Người nổi dậy về căn bản là tự nhiên. Đứa trẻ vâng lời gần như chết; do đó cha mẹ rất sung sướng, bởi vì nó bao giờ cũng trong kiểm soát.

Con người bị bệnh kì lạ: con người muốn kiểm soát mọi người - trong kiểm soát mọi người bản ngã của bạn được đáp ứng, bạn là ai đó đặc biệt - và bản thân người đó cũng muốn được kiểm soát, bởi vì được kiểm soát bạn không có trách nhiệm. Với tất cả những lí do này, vui đùa bị đàn áp, bị nghiền nát từ chính lúc ban đầu, và thế rồi mọi người trở nên sợ tính vui đùa của riêng mình, sợ "mất kiểm soát."

Nỗi sợ là gì? Nỗi sợ hãi do người khác cấy vào: bao giờ cũng còn trong kiểm soát, bao giờ cũng còn có kỉ luật, bao giờ cũng kính trọng những người già hơn bạn. Bao giờ cũng tuân theo tu sĩ, cha mẹ, thầy giáo - họ biết cái gì là đúng cho bạn. Bản tính của bạn chưa bao giờ được cho phép có tiếng nói của nó.

Dần dần, dần dần bạn bắt đầu mang đứa trẻ chết bên trong bản thân mình. Đứa trẻ chết này bên trong bạn sẽ phá huỷ khả năng khôi hài của bạn: bạn không thể cười với toàn bộ trái tim mình, bạn không thể chơi, bạn không thể tận hưởng những điều nhỏ bé của cuộc sống. Bạn trở nên nghiêm chỉnh tới mức cuộc sống của bạn, thay vì mở rộng ra, bắt đầu co lại

Từ khóa: 

kí ức

,

phong cách sống