Bạn hiểu thế nào về nghệ thuật vay mượn ý tưởng trong sáng tạo?
Vay mượn ý tưởng là lẽ đương nhiên trong tư duy sáng tạo, nhưng việc đi sao chép không phải lúc nào cũng là nghệ thuật, mà nó lại là trắng trợn quá! Thì vay mượn như thế nào mới là đúng và chuẩn?
vay_muon_y_tuong
,xã hội
,nghệ thuật
,kỹ năng mềm
Mỗi chỗ mình gom đi một về, về nhà mình lắp ghép tạo thành sản phẩm của mình, mọi thứ trên đời phần lớn đều xuất phát từ sự sao chép, khác ở cách họ biến đổi nó thành của mình trong những thứ họ hướng đến, công việc, ngành nghề khác nhau thì nó sẽ ra thành những sản phẩm khác nhau, chứ mọi thứ đều có điểm chung mà
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Ngọc Cảnh
Mỗi chỗ mình gom đi một về, về nhà mình lắp ghép tạo thành sản phẩm của mình, mọi thứ trên đời phần lớn đều xuất phát từ sự sao chép, khác ở cách họ biến đổi nó thành của mình trong những thứ họ hướng đến, công việc, ngành nghề khác nhau thì nó sẽ ra thành những sản phẩm khác nhau, chứ mọi thứ đều có điểm chung mà
Van Nguyen
Được truyền cảm hứng và copy là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nhưng có nhiều người lại dùng việc được truyền cảm hứng để che đậy hành vi sao chép một cách vô ý thức của mình.
Ngọc Diệp
Trong sáng tạo có 2 kiểu là lấy cảm hứng và đạo nhái. Lấy cảm hứng tức là bạn đi xem một bức tranh, một BST nào đó bạn sử dụng chất liệu or ý tưởng tương tự để sáng tạo ra sản phẩm của mình còn đạo nhái là bạn sao chép nguyên si, chỉ biến tấu về logo. Còn vay mượn thì cần có sự đồng ý của người sáng tác. Ranh giới giữa vay mượn ý tưởng, lấy cảm hứng và đạo nhái là khá mong manh, nhiều người vin vào việc lấy cảm hứng để biện hộ cho việc đạo nhái sao chép của mình, đây cũng là lí do vô tình làm nên hiện tượng chảy máu chất xám.
Minh Triết
Vay mượn ý tưởng thì không sai nhưng đạo nhái thì đáng lên án.
Nguyễn Thị Thu Hương
Theo mình hiểu vay mượn ý tưởng là lấy ý tưởng của người khác là 1 trong nghĩ chất liệu, nguyên liệu tạo nên sản phẩm sáng tạo của mình. Nó giống như người ta phát minh ra điều cày để hút thuốc lào, những người khác lấy điều cày làm công cụ đánh chồng vậy đó.
Huy Phan
Ai mà chả đi vay mượn! Quan trọng là mình vay mượn cái gì, vay mượn kiến thức, tư duy, sách vở, từ đồng nghiệp, bạn bè, từ những bài học thành công hoặc thất bại của kẻ khác. Chúng ta sao chép những gì mình quan sát được và áp dụng nó vào trong mọi lĩnh vực, thiết kế, khoa học, y tế, công nghệ,...
"Cũng đừng kì thị việc ăn cắp ý tưởng mà nên sợ việc sao chép mà chẳng có chút chất xám nào" - quả thực đúng là như vậy, một kẻ trộm "ăn cắp ý tưởng" văn minh sẽ biến nó thành của mình, sản phẩm của mình, thương hiệu của mình qua quá trình nhào nặn ý tưởng, biến hóa - sử dụng - chuyển đổi. Ăn cắp mà chẳng có ai biết rằng bạn đi ăn cắp, không những thế nó còn chẳng còn dấu hiệu của chủ thể xưa.
1 người vay mượn giỏi là người biết đi vay mượn mọi thứ ở mọi nơi, mọi nguồn, không phải kẻ ăn cắp ở một nơi có chủ đích là làm y hệt như thế. Việc trùng lặp ý tưởng là một điều bình thường, việc ứng dụng nó cũng sẽ khác nhau thông qua các tình huống, trường hợp khác nhau. Nên là một "kẻ trộm" có văn minh thay vì ăn cắp trắng trợn mà chẳng có chút chất xám nào.
Bành Phương Linh
Vấn đề này là tranh cãi muôn thuở luôn. Thật ra mình thấy rằng ý tưởng không hề khó nắm bắt. Ý tưởng xuất phát từ cách chúng ta nhìn nhận và học hỏi ở mọi thứ trong cuộc sống hàng ngày. Vậy nên đối với mình, ý tưởng nông thì nổi nổi, ý tưởng sâu thì chìm chìm. Quan trọng là bạn có đủ kiến thức và sự tinh tế đến đâu để có thể đón nhận những ý tưởng đó. Nhiều khi những người có từng tầng số sẽ nắm được ý tưởng giống nhau. Và việc học hỏi để phát triển thì luôn phải có.
Tuy nhiên, khi vay mượn ý tưởng, điều mình nghĩ có thể khiến mọi người khác biệt chính là cái tôi riêng. Chính cái tôi, cái chất riêng của bạn sẽ tạo ra những ý tưởng độc đáo, từ đó phát triển thêm ý tưởng gốc trở nên phong phú hơn. Đó là sự sáng tạo trong cách khai thác cùng một vấn đề với những góc nhìn khác nhau. Sáng tạo thì luôn khó khăn rồi, và "vay mượn" thế nào để sáng tạo ra một sản phẩm mới có chất riêng mới là cái khó đáng phải lưu tâm.
Trần Phương Linh
Bản thân nó đã là sáng tạo rồi thì sao có thể "vay mượn ý tưởng" được nhỉ? Sáng tạo phải do mình nghĩ ra chứ, nếu lấy ở ngoài thì chỉ có thể là "lấy cảm hứng" thôi