Bạn hãy nêu tình hình kinh tế thế giới hiện nay?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Nền kinh tế thế giới đang phát triển thành một thể thống nhất tuy vẫn bao gồm các mặt đối lập và mâu thuẫn nhau. Những quan hệ kinh tế toàn thế giới vốn có những sức mạnh không thể cưỡng lại. Thực tế trong nhiều thập kỷ qua, kể từ khi chủ nghĩa xã hội ra đời, sự đối đầu giữa 2 hệ thống kinh tế xã hội đã đưa nền kinh tế thế giới tới những nguy cơ to lớn chưa thể lường hết được, trái với xu thế khách quan quốc tế hoá đang phát triển. Ngay trong thời kỳ chiến tranh lạnh và đối đầu gay gắt, các quan hệ kinh tế Đông –Tây vẫn tồn tại bất chấp ý chí của các chính phủ. Trong những điều kiện mới hiện nay, kinh tế các nước vừa phát triển vừa tăng cường liên kết. Mỗi nước không chỉ tăng cường tiềm lực kinh tế của mình, mà còn mở rộng buôn bán các nước khác. Xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế thế giới phát triển trên cơ sở xuất hiện ngày càng nhiều những vấn đề kinh tế toàn cầu, đòi hỏi phải có sự phối hợp chung để giải quyết các vấn đề đó. Những vấn đề cấp bách đặt ra là: 1.1 Vấn đề chiến tranh và hoà bình: Chính sách đối đầu buộc các quốc gia phải tăng cường chi phí quốc phòng rất lớn và tác động rất xấu đến nền kinh tế của nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Các nước tư bản chủ nghĩa phát triển gặp không ít khó khăn do chính việc sản xuất và buôn bán vũ khí. Do đó, cuộc đấu tranh cho hoà bình chống chiến tranh, cắt giảm vũ khí hạt nhân là nhiệm vụ cấp bách của cả nhân loại, của mọi quốc gia và các phong trào tiến bộ. Đó cũng là vấn đề có tính chất kinh tế toàn cầu. 1.2 Vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái: Đây là vấn đề đang được đặt ra như một vấn đề toàn cầu nghiêm trọng. Sự phát triển của công nghiệp hoá, đô thị hoá cùng với sự gia tăng dân số qúa nhanh ở nhiều quốc gia làm cho chất thải độc hại ngày càng lớn. Trái Đất đang và sẽ bị ô nhiễm nặng …Các quốc gia cần phải có sự phối hợp hành động để ngăn chặn nguy cơ này. 1.3 Hệ thống tín dụng quốc tế: Hệ thống tín dụng quốc tế có liên quan đến mọi quốc gia, được tất cả các nước quan tâm. Nền kinh tế thế giới đang bị đe doạ đẩy tới bờ vực thẳm của những cuộc khủng hoảng tài chính. Hiện nay, trên thế giới có quá nhiều con nợ, nhất là các nước đang phát triển không có khả năng trả nợ …nếu các nước này đang phá sản thì mọi quốc gia khác cũng chịu những tổn thất nặng nề và không thể lường trước được. 1.4 Vấn đề thương mại quốc tế cũng ngày càng trở nên gay gắt vì các quốc gia, kể cả các nước đang phát triển ngày càng đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường thế giới… và tổ chức thương mại thế giới WTO đã ra đời vào ngày 1.1.1995 để giải quyết những xu hướng tự do hoá thương mại …sẽ có lợi cho mọi quốc gia thành viên. 1.5 Những vấn đề toàn cầu nghiêm trọng khác như vấn đề dân số, lương thực, khai thác đại dương…ngày càng được đặt ra và thừa nhận là cấp bách, song về cơ bản chúng chưa được giải quyết và biểu hiện ngày càng nghiêm trọng. Đây không phải là nhiệm vụ của một quốc gia nào, mà không phải giải quyết trong phạm vi hẹp mà là nhiệm vụ chung của tất cả các quốc gia trên toàn cầu. Tính thống nhất của nền kinh tế hay xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế phát triển trên cơ sở mở rộng các quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa các quốc gia. Trước đây những quan hệ cùng có lợi dường như chỉ tồn tại trong quan hệ giữa các nước tư bản chủ nghĩa với các nước đang phát triển chỉ là quan hệ bóc lột, áp bức dân tộc và thôn tính, xâm lược. Trong quan hệ đông tây chỉ thấy sự đối đầu, chống phá nhau. Từ thực tế đấu tranh của các nước đang phát triển đã buộc các nước phát triển phải xây dựng và mở rộng các quan hệ cùng có lợi với mọi quốc gia. Trong tình hình mới hiện nay, các nước có nền kinh tế phát triển muốn mở rộng thị trường, nguồn vốn đầu tư, địa bàn chuyển nhượng những kỹ thuật truyền thống và hình thành phân công lao động quốc tế thì phải mở rộng những quan hệ quốc tế cùng có lợi. Đây chính là một phương hướng mới của các quan hệ kinh tế quốc tế, tạo ra cơ hội để các quốc gia có điều kiện có thể mở rộng các quan hệ phụ thuộc vào nhau. Không thể phát triển kinh tế bằng cách xây dựng một nền kinh tế khép kín, tự cô lập trong một nước, thậm chí một nhóm nước. Nền kinh tế khủng hoảng, sản xuất giảm sút, thất nghiệp cao và thiếu vốn đầu tư ở các nước Đông Âu, sự tan rã và suy sụp nhanh chóng của nền kinh tế Liên Xô cũ đã cho thấy rằng mô hình kinh tế tập trung quan liêu, đóng cửa không phù hợp với xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay. Nó khẳng định con đường phát triển của nền kinh tế thị trường ở các nước đang phát triển cũng như đang tiến hành cải cách nền kinh tế theo hướng thị trường. Ví dụ như Angiêri từ ngày 1/1/1992 nhà nước đã bỏ chính sách bao cấp giá, giá hàng Angiêri chính thức thả nổi. Các nước kinh tế đang phát triển cũng đang tích cực tiến hành nền kinh tế cho phù hợp với xu hướng mới này của thế giới. Xu hướng liên kết toàn thế giới thành một thị trường thống nhất đang được đẩy mạnh hơn. Nó phản ánh quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay.
Trả lời
Nền kinh tế thế giới đang phát triển thành một thể thống nhất tuy vẫn bao gồm các mặt đối lập và mâu thuẫn nhau. Những quan hệ kinh tế toàn thế giới vốn có những sức mạnh không thể cưỡng lại. Thực tế trong nhiều thập kỷ qua, kể từ khi chủ nghĩa xã hội ra đời, sự đối đầu giữa 2 hệ thống kinh tế xã hội đã đưa nền kinh tế thế giới tới những nguy cơ to lớn chưa thể lường hết được, trái với xu thế khách quan quốc tế hoá đang phát triển. Ngay trong thời kỳ chiến tranh lạnh và đối đầu gay gắt, các quan hệ kinh tế Đông –Tây vẫn tồn tại bất chấp ý chí của các chính phủ. Trong những điều kiện mới hiện nay, kinh tế các nước vừa phát triển vừa tăng cường liên kết. Mỗi nước không chỉ tăng cường tiềm lực kinh tế của mình, mà còn mở rộng buôn bán các nước khác. Xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế thế giới phát triển trên cơ sở xuất hiện ngày càng nhiều những vấn đề kinh tế toàn cầu, đòi hỏi phải có sự phối hợp chung để giải quyết các vấn đề đó. Những vấn đề cấp bách đặt ra là: 1.1 Vấn đề chiến tranh và hoà bình: Chính sách đối đầu buộc các quốc gia phải tăng cường chi phí quốc phòng rất lớn và tác động rất xấu đến nền kinh tế của nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Các nước tư bản chủ nghĩa phát triển gặp không ít khó khăn do chính việc sản xuất và buôn bán vũ khí. Do đó, cuộc đấu tranh cho hoà bình chống chiến tranh, cắt giảm vũ khí hạt nhân là nhiệm vụ cấp bách của cả nhân loại, của mọi quốc gia và các phong trào tiến bộ. Đó cũng là vấn đề có tính chất kinh tế toàn cầu. 1.2 Vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái: Đây là vấn đề đang được đặt ra như một vấn đề toàn cầu nghiêm trọng. Sự phát triển của công nghiệp hoá, đô thị hoá cùng với sự gia tăng dân số qúa nhanh ở nhiều quốc gia làm cho chất thải độc hại ngày càng lớn. Trái Đất đang và sẽ bị ô nhiễm nặng …Các quốc gia cần phải có sự phối hợp hành động để ngăn chặn nguy cơ này. 1.3 Hệ thống tín dụng quốc tế: Hệ thống tín dụng quốc tế có liên quan đến mọi quốc gia, được tất cả các nước quan tâm. Nền kinh tế thế giới đang bị đe doạ đẩy tới bờ vực thẳm của những cuộc khủng hoảng tài chính. Hiện nay, trên thế giới có quá nhiều con nợ, nhất là các nước đang phát triển không có khả năng trả nợ …nếu các nước này đang phá sản thì mọi quốc gia khác cũng chịu những tổn thất nặng nề và không thể lường trước được. 1.4 Vấn đề thương mại quốc tế cũng ngày càng trở nên gay gắt vì các quốc gia, kể cả các nước đang phát triển ngày càng đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường thế giới… và tổ chức thương mại thế giới WTO đã ra đời vào ngày 1.1.1995 để giải quyết những xu hướng tự do hoá thương mại …sẽ có lợi cho mọi quốc gia thành viên. 1.5 Những vấn đề toàn cầu nghiêm trọng khác như vấn đề dân số, lương thực, khai thác đại dương…ngày càng được đặt ra và thừa nhận là cấp bách, song về cơ bản chúng chưa được giải quyết và biểu hiện ngày càng nghiêm trọng. Đây không phải là nhiệm vụ của một quốc gia nào, mà không phải giải quyết trong phạm vi hẹp mà là nhiệm vụ chung của tất cả các quốc gia trên toàn cầu. Tính thống nhất của nền kinh tế hay xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế phát triển trên cơ sở mở rộng các quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa các quốc gia. Trước đây những quan hệ cùng có lợi dường như chỉ tồn tại trong quan hệ giữa các nước tư bản chủ nghĩa với các nước đang phát triển chỉ là quan hệ bóc lột, áp bức dân tộc và thôn tính, xâm lược. Trong quan hệ đông tây chỉ thấy sự đối đầu, chống phá nhau. Từ thực tế đấu tranh của các nước đang phát triển đã buộc các nước phát triển phải xây dựng và mở rộng các quan hệ cùng có lợi với mọi quốc gia. Trong tình hình mới hiện nay, các nước có nền kinh tế phát triển muốn mở rộng thị trường, nguồn vốn đầu tư, địa bàn chuyển nhượng những kỹ thuật truyền thống và hình thành phân công lao động quốc tế thì phải mở rộng những quan hệ quốc tế cùng có lợi. Đây chính là một phương hướng mới của các quan hệ kinh tế quốc tế, tạo ra cơ hội để các quốc gia có điều kiện có thể mở rộng các quan hệ phụ thuộc vào nhau. Không thể phát triển kinh tế bằng cách xây dựng một nền kinh tế khép kín, tự cô lập trong một nước, thậm chí một nhóm nước. Nền kinh tế khủng hoảng, sản xuất giảm sút, thất nghiệp cao và thiếu vốn đầu tư ở các nước Đông Âu, sự tan rã và suy sụp nhanh chóng của nền kinh tế Liên Xô cũ đã cho thấy rằng mô hình kinh tế tập trung quan liêu, đóng cửa không phù hợp với xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay. Nó khẳng định con đường phát triển của nền kinh tế thị trường ở các nước đang phát triển cũng như đang tiến hành cải cách nền kinh tế theo hướng thị trường. Ví dụ như Angiêri từ ngày 1/1/1992 nhà nước đã bỏ chính sách bao cấp giá, giá hàng Angiêri chính thức thả nổi. Các nước kinh tế đang phát triển cũng đang tích cực tiến hành nền kinh tế cho phù hợp với xu hướng mới này của thế giới. Xu hướng liên kết toàn thế giới thành một thị trường thống nhất đang được đẩy mạnh hơn. Nó phản ánh quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay.