Bạn giải thích sao về việc con người có EQ nên con người thông minh hơn AI?

  1. Trí tuệ nhân tạo

Từ khóa: 

trí tuệ nhân tạo

EQ hình thành từ xã hội.hi
Trả lời
EQ hình thành từ xã hội.hi
Con người có EQ không có nghĩa sẽ thông minh hơn AI.
Lý do rất đơn giản. AI là tích hợp khoa học và được phát triển ở dạng phiên bản hoàn hảo. Những thứ nó có thể làm vượt ngoài khả năng của hầu hết chúng ta. Bởi vậy, nếu so về thông minh chúng ta sẽ thua nó. 
Nó do loài người tạo ra. Bởi vậy, dù nó thông minh đến đâu cũng do chúng ta tạo ra. Điều đó không nói lên việc ai thông minh hơn ai. Nhưng điều đó chứng tỏ chúng ta vỹ đại.

Dù gì thì con người là người chế tạo ra AI mà. Mình vẫn tin là nó không thể thông minh hơn con người, dù xét về phương diện IQ. EQ thì không nói rồi bởi vì người máy đâu có cảm xúc, mà dù sau này khoa học có tân tiến hơn nữa, AI có cảm xúc thì nó vẫn đâu có thật như con người?

Mình không nghĩ vậy,

Con người thông minh hơn AI vì hiện tại AI chưa đủ phát triển và thông minh. Mình đã xài thử midjourney, chat gpt, bing... và thấy được sự phát triển của AI từ ngây ngô tới sắc bén, từ máy móc tới mượt mà, AI xịn nhất đã có trí tuệ cỡ trung học và kiến thức tổng quát đại học.

Cảm xúc có thể giúp ích con người ở một số phương diện sau:
- Ra quyết định nhanh hơn ở những chuyện bình thường mà không tốn nhiều công sức suy nghĩ.
- Tạo ra động lực sống và tồn tại và phát triển, "ý nghĩa của cuộc sống" chủ yếu là trong cảm xúc vì thuần lý trí thì tất cả đều vô nghĩa.

Ở đây ta chỉ nói về việc ra quyết định vì việc sống có ý nghĩa, sống hạnh phúc cảm xúc không liên quan nhiều lắm tới thông minh. Với việc ra quyết định, ta có thể thay cảm xúc bằng một hàm quyết định: hàm này có thể là mô phỏng cảm xúc của con người (có thể là một AI model được train từ hoạt động cảm xúc), hoặc đơn giản là một hàm ngẫu nhiên: nếu các lựa chọn là tương đương thì chọn theo ngẫu nhiên. Không chắc tổng quan như thế nào nhưng trong một ngành mình biết là chứng khoán, thì ngẫu nhiên đánh bại cả lý trí lẫn cảm xúc của con người.

Vì vậy mình thấy mặc dù cảm xúc là một cơ chế tinh xảo và xinh đẹp, nó không quá phức tạp để mô phỏng hay quá hoàn hảo để không thể vượt qua.



Ví dụ về lý tính khi thiếu cảm xúc hay ngẫu nhiên: một con lừa được đặt giữa hai bó cỏ khô ngon lành. 
Con lừa không thể quyết định lựa chọn bó cỏ khô nào ngon hơn để ăn, và kết quả là con lừa đó đã chết đói chỉ vì sự thiếu quyết đoán này. 

Vấn đề bạn định nghĩa thế nào là thông minh?

Hiện tại AI chưa có khả năng tự nhận thức, nên AI hiện tại chỉ làm những gì mà con người lập trình cho nó làm thôi.

Trong những lĩnh vực mà AI đủ phát triển, thì AI đều thực hiện tốt hơn con người cả. Cờ vua chẳng hạn, vua cờ Magnus Carlsen elo 2k8 gần được 2k9. Trong khi các chess engine AI mới có elo vượt trội 3k+, 100 game thì may lắm Carlsen hòa được 1 game. Ngay cả ở các game đồng đội như DOTA 2, nhà vô địch thế giới OG cũng thua Open AI 5 sml.

Việc AI tự nhận thức được, tự học, tự làm những gì nó muốn vẫn là khoa học viễn tưởng thôi, có series film West World về vấn đề này đấy, bạn có thể xem thử xem.

- Mình đi nhà nghỉ nhé?

- Em ứ đi đâu, ngại chết được!!!

Nếu là:

- AI: Thế thôi mình đi về nhà

- Người: Thôi vào đi, anh không làm gì em đâu. 

Đấy, bạn thấy không, AI nào mà đỡ được các cô?

AI làm gì có cảm xúc nhỉ ? Nó chỉ là các thuật toán chạy trên nền các thuật toán khác thôi. Ví dụ cảm xúc = 100 :)) Vậy con người khi nào có cảm xúc là 100 nhỉ :)) Ví dụ độ may mắn là 100 thì khi nào may mắn là 100 

Qtam lm gì mấy cái chỉ số vớ vẩn ấy :)))) những người học giỏi ( kiểu kiểu giáo sư, bác sĩ ) dell qtam lun. Mấy cái này chỉ là chiêu trò của giải trí thoai 

Cảm ơn bạn gì đã mời mình trả lời câu hỏi thú vị này.
EQ như đã biết là trí tuệ cảm xúc của con người, mình nghĩ đây là điều đặc biệt khiến AI nói chung sẽ chẳng bao giờ có thể vượt qua con người (mình k xét tới từng lĩnh vực trong câu này, hiểu theo nghĩa con người bị AI thống trị đi).
 Đầu tiên, cảm xúc không mang tính định lượng cụ thể, vd mình đọc một câu truyện buồn, mình buồn, nhưng buồn tới mức độ nào thì chả ai xác định được hoặc thậm chí cảm xúc cũng k mag tính logic luôn, vẫn là đọc câu truyện buồn nhưng sẽ có người dửng dưng vì nó chả liên quan gì tới họ, mỗi người sẽ có cảm xúc khác nhau. Đây cũng là lí do khiến AI chả bao h thống trị được con người, mình vd cơ bản tiếp luôn, A là nhân vật quan trọng cần gi*t để AI hoàn toàn thống trị thế giới, B là đối tượng quan trọng mà A muốn bảo vệ, AI bắt B để A lộ diện, trên quãng đường tới cứu B, AI sẽ thả bom ở 2 điểm. Tới đây, vô vàn trường hợp xảy ra, túm lại sẽ là A đi theo kiểu không tới nơi tới chốn, đi tới gần điểm đánh bom 1 thì sợ quay về,...quay về xong lại đi tiếp do k thể bỏ B chẳng hạn.....
Cá nhân mình cũng đã lập trình AI nên cảm thấy mọi người suy nghĩ hơi lệch về nó, các bạn thử cmt xem có đúng không ạ.
Vấn đề 1, AI là một chương trình được lập trình nhưng người lập trình k tạo ra mọi khả năng có sẵn để AI thực thi khi gặp trường hợp đó (mình coi đây là bot, vd mình lập trình 10 trường hợp có thể xảy ra cho 1 vấn đề thì bot sẽ chỉ xử lý được đúng 10 th đó, k hơn k kém)(AI tất nhiên cũng không xử lý được trong lần đầu tiên, nhưng nhờ khả năng tự học mà nó sẽ cải thiện dần trong lần tiếp theo). Nên là một chương trình chơi cờ vua với một AI chơi cờ vua là khác nhau. 
Vấn đề 2, AI chỉ thông minh khi có dữ liệu, và dữ liệu phải đủ lớn, tới đây quay lại chủ đề câu hỏi, EQ không có thông số cụ thể, không thể data hóa cảm xúc nên việc đoán cảm xúc của con người tới giờ là không thể. Một số bạn có thể sẽ phản bác bằng cách có những prj như nhận diện cảm xúc con người như vui, buồn,... nhưng xin thưa, data để train cho AI là dữ liệu hình ảnh, hoàn toàn logic và có thể phân tích được, cần phân biệt.
Vấn đề 3, mỗi một AI xử lý một lĩnh vực cụ thể nào đó, và nó sẽ hoạt động tốt khi có kiến trúc nơ ron phù hợp, quay lại câu hỏi đề lần nữa, hiện tại chưa có mạng nơ ron nào phù hợp để giúp AI có thể học được cảm xúc cả.
Kết luận: AI hơn con người về từng lĩnh vực, nhưng để nói thông minh hơn thì KHÔNG!
Còn thiếu sót gì các bạn cmt mình sẽ giải thích thêm, khi rảnh☺️