Bạn đối xử với nỗi buồn như thế nào?
tâm lý học
Hãy nghĩ đến những giây phút hạnh phúc ở quá khứ, trân trọng những gì bạn đang có ở thời điểm hiện tại khi mà bạn thấy buồn, nhìn vào tương lai để thấy được cuộc sống mà bạn hằng mong ước. Ngủ một giấc thật sâu. Dành ra 1 khoảng thời gian đủ để bản thân có không gian riêng và cảm thấy thoải mái. Cuối cùng là nhìn thẳng để bước tiếp. Bạn không thể để nỗi buồn chốc nhát mà quên đi những hạnh phúc đã qua, không còn trân trọng những gì bạn đang có và ngưng nhìn về tương lai được^^
Nội dung liên quan
Bao Ngoc
Hãy nghĩ đến những giây phút hạnh phúc ở quá khứ, trân trọng những gì bạn đang có ở thời điểm hiện tại khi mà bạn thấy buồn, nhìn vào tương lai để thấy được cuộc sống mà bạn hằng mong ước. Ngủ một giấc thật sâu. Dành ra 1 khoảng thời gian đủ để bản thân có không gian riêng và cảm thấy thoải mái. Cuối cùng là nhìn thẳng để bước tiếp. Bạn không thể để nỗi buồn chốc nhát mà quên đi những hạnh phúc đã qua, không còn trân trọng những gì bạn đang có và ngưng nhìn về tương lai được^^
Minh Khôi
Bản thân tôi chưa bao giờ chọn cách quên đi nó, hay tương tự như việc phủ nhận, né tránh cảm giác này. Tôi luôn lựa chọn đối mặt với cảm xúc mà mình đang trải qua, bởi vì chúng ta đang nhìn nhận nỗi " buồn " như một thứ cảm xúc tiêu cực, độc hại mà đã quên mất rằng mình cũng đang bỏ qua lợi ích của nó. Để thay đổi việc quên nó thành việc sống chung với nó và tận dụng lợi ích, trước hết bạn cần phải hiểu qua những cách dưới đây.
1. Đối mặt với cảm xúc của mình
Khi bạn rơi vào trạng thái "buồn" xin đừng cố tỏ ra là mình ổn, việc kìm nén cảm xúc sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng tiêu cực, và rồi tự phán xét bản thân. Hãy đã cảm xúc được thoát ra ngoài, nếu ai đó có hỏi bạn đang cảm thấy thế nào, hãy thành thật mà trả lời rằng " Tôi đang buồn". Đó là bước đầu tiên của quá trình phục hồi và tìm kiếm sự giúp đỡ có thể xảy ra.
Hãy cho phép bản thân được buồn bã, thay vì tự mình làm khổ bản thân vì "buồn", hãy dành cho mình một khoảng không gian hoặc thời gian để điều đó được bộc lộ ra ngoài.
2. Vực dậy tinh thần
Chúng ta nên đặt ra cái giới hạn cho bản thân như chỉ được buồn trong 1 khoảng thời gian nhất định, ít thì 1-2 ngày, nhiều thì 1 tuần, tùy theo sự việc, biến cố bạn đang trải qua. Sau khoảng thời gian hồi phục, nghỉ ngơi chúng ta nên vận động chút cho thoải mái tinh thần.
3. Tìm kiếm sự giúp đỡ
Điều này luôn là cần thiết nếu bạn cảm thấy mình xoay xở kém với nó, mình muốn được chia sẻ
Kết
Nỗi buồn sẽ không mất đi, cũng không tồn tại mãi, nó sẽ xuất hiện vào lúc cần thiết để chúng ta thấy rằng cuộc sống có buồn có vui mới có ý nghĩa, giúp chúng ta biết quý trọng nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn, cải thiện bản thân trở thành phiên bản tốt nhất của mình.
Eva Chia Sẻ
Dân Tộc King
Nguyễn Thị Thu Hương
Thì cứ buồn thôi. Ai mà lại không buồn bao giờ. Phải đủ vị mới là cuộc sống chứ... Buồn khác với cố tình buồn...
Cố tình buồn là đang buồn xong cứ cố nghĩ đến những vẫn đề xung quanh rồi buồn thêm... Thế thì chắc buồn hết đời quá
Chou Đặng
Mình sẽ trân trọng nỗi buồn ấy, không chán ghét nó, đọc sách, đi cà phê raise mood lên.
Zorba Abraxas
đối diện với nó và coi nó là thứ duy nhất trên đời ko bỏ lại tui dù tui ngu ngốc nghèo khổ hay xí trai và bất cần :v
Nguyễn Tiến Xuyên
Hoàng Nhật Anh