Bạn đánh giá thế nào về cách truyền cảm hứng tìm hiểu lịch sử cho giới trẻ theo cách của Game Sử Hộ Vương?
lịch sử
,sử hộ vương
,lịch sử
Cái tinh thần truyền cảm hứng sử Việt đến giới trẻ riêng bản thân mình thì mình ủng hộ. Tuy nhiên, Sử Hộ Vương có đang làm đúng với tiêu chí nhóm đã đặt ra không là vấn đề khác.
Về cốt lõi Sử Hộ Vương là dự án game Huyễn sử - nghĩa là biến cái giả/ ảo thành thật ( giống như huyễn thuật là ảo thuật mà mình hay gọi ấy). Vậy là mong muốn của nhóm xây dựng Sử Hộ Vương là biến các huyền thoại, thần thoại của Việt Nam thành những nhân vật tồn tại thật và tiếp cận với giới trẻ.
Nhưng vấn đề đầu tiên là cái tạo hình nhân vật của các bạn nhìn sơ qua tôi thấy giống thể loại truyện tranh của Nhật Bản hơn là người Việt. Đó là chưa kể các bạn đang lạm dụng quá mức tính sự pr có tính toán. Các bạn tạo ra cú sốc làm điểm nhấn, điểm chú ý cho xã hội. Ban đầu, mình không quan tâm dự án này đâu nhưng một người bạn giới thiệu ấy chứ.
Chưa kể các bạn đưa ra tạo hình bị phản ứng mạnh, các bạn đã không dám nhìn nhận sự thật mà có sự chống chế. Những sự chống chế đó như sau:
1. Đưa ra hàng loạt các bức tranh của cố họa sĩ Bùi Xuân Phái mà các bạn và báo chí cho là vẽ Hồ Xuân Hương từ thập niên 80, tạo hình của các bạn còn kín đáo chán đúng không?? Xin thưa rằng mấy bức họa đó bao nhiêu người trẻ tuổi đi xem nhưng game lại khác nha, game đối tượng đầu tiên hướng tới là giới trẻ đó. Cái tư tưởng truyền bá Sử Việt không biết sẽ tác dụng như thế nào nhưng hệ quả nhìn thấy đầu tiên là cách ăn mặc của giới trẻ sẽ có vấn đề và sâu xa hơn là họ đổ thừa tổ tiên mặc được thì giờ tôi mặc được thậm chí tôi mặc kín hơn mà. Cái thứ hai là tôi thật sự rất thắc mắc là phong cách thời trang trong game dựa vào thời trang giai đoạn nào? Nếu nhóm lấy tiêu chí có một phần liên quan đến Sử thì cái áo tứ thân, yếm đào, áo dài không đưa vô mà tạo ra drama bằng cái thời trang thiếu vải. Nhiều ý kiến đưa ra hình tượng nhân vật quá tục tĩu thậm chí bôi nhọ nhân vật như "gái nghành", "kỹ nữ". Xin thưa, Kỹ nữ xưa hay nay chắc cũng không hở đến thế đâu. Chúng ta lên án những ca sĩ, người mẫu mặc trang phục phản cảm, hàng loạt bài báo đưa ra những hình ảnh thời trang phản cảm trên đường phố và giờ cao cấp hơn những trang phục "mát hơn" được nhân danh cho nguyên nhân truyền bá nguồn cảm hứng sử"
Khi một loạt các phản ứng đưa ra trong tạo hình nhân vật thì nhóm tuyên bố là dự án không dựa vào một triều đại hay giai đoạn sử nào trong quá khứ. Nói thật khi xem video tôi hơi hoang mang vì các bạn đang tự mâu thuẫn với các bạn. Không liên quan đến sử vậy đưa các nhân vật có thật trong sử làm gì??? Các bạn đang đi xa quá xa với ước vọng các bạn đặt ra ban đầu là truyền bá cảm hứng sử ấy.
Mình rất ủng hộ các dự án sử nhưng xin đừng nhân danh lịch sử để làm những vấn đề gây chú ý, nếu chỉ chú ý giai đoạn đầu thì chưa đâu, xa hơn là sự sai lệch nhận thức về nhân vật lịch sử của cả một vài thế hệ sau đó. Mong nhóm Sử Hộ Vương nên cân nhắc vấn đề này.
Nam Cung Minh Hồng
Cái tinh thần truyền cảm hứng sử Việt đến giới trẻ riêng bản thân mình thì mình ủng hộ. Tuy nhiên, Sử Hộ Vương có đang làm đúng với tiêu chí nhóm đã đặt ra không là vấn đề khác.
Về cốt lõi Sử Hộ Vương là dự án game Huyễn sử - nghĩa là biến cái giả/ ảo thành thật ( giống như huyễn thuật là ảo thuật mà mình hay gọi ấy). Vậy là mong muốn của nhóm xây dựng Sử Hộ Vương là biến các huyền thoại, thần thoại của Việt Nam thành những nhân vật tồn tại thật và tiếp cận với giới trẻ.
Nhưng vấn đề đầu tiên là cái tạo hình nhân vật của các bạn nhìn sơ qua tôi thấy giống thể loại truyện tranh của Nhật Bản hơn là người Việt. Đó là chưa kể các bạn đang lạm dụng quá mức tính sự pr có tính toán. Các bạn tạo ra cú sốc làm điểm nhấn, điểm chú ý cho xã hội. Ban đầu, mình không quan tâm dự án này đâu nhưng một người bạn giới thiệu ấy chứ.
Chưa kể các bạn đưa ra tạo hình bị phản ứng mạnh, các bạn đã không dám nhìn nhận sự thật mà có sự chống chế. Những sự chống chế đó như sau:
1. Đưa ra hàng loạt các bức tranh của cố họa sĩ Bùi Xuân Phái mà các bạn và báo chí cho là vẽ Hồ Xuân Hương từ thập niên 80, tạo hình của các bạn còn kín đáo chán đúng không?? Xin thưa rằng mấy bức họa đó bao nhiêu người trẻ tuổi đi xem nhưng game lại khác nha, game đối tượng đầu tiên hướng tới là giới trẻ đó. Cái tư tưởng truyền bá Sử Việt không biết sẽ tác dụng như thế nào nhưng hệ quả nhìn thấy đầu tiên là cách ăn mặc của giới trẻ sẽ có vấn đề và sâu xa hơn là họ đổ thừa tổ tiên mặc được thì giờ tôi mặc được thậm chí tôi mặc kín hơn mà. Cái thứ hai là tôi thật sự rất thắc mắc là phong cách thời trang trong game dựa vào thời trang giai đoạn nào? Nếu nhóm lấy tiêu chí có một phần liên quan đến Sử thì cái áo tứ thân, yếm đào, áo dài không đưa vô mà tạo ra drama bằng cái thời trang thiếu vải. Nhiều ý kiến đưa ra hình tượng nhân vật quá tục tĩu thậm chí bôi nhọ nhân vật như "gái nghành", "kỹ nữ". Xin thưa, Kỹ nữ xưa hay nay chắc cũng không hở đến thế đâu. Chúng ta lên án những ca sĩ, người mẫu mặc trang phục phản cảm, hàng loạt bài báo đưa ra những hình ảnh thời trang phản cảm trên đường phố và giờ cao cấp hơn những trang phục "mát hơn" được nhân danh cho nguyên nhân truyền bá nguồn cảm hứng sử"
Khi một loạt các phản ứng đưa ra trong tạo hình nhân vật thì nhóm tuyên bố là dự án không dựa vào một triều đại hay giai đoạn sử nào trong quá khứ. Nói thật khi xem video tôi hơi hoang mang vì các bạn đang tự mâu thuẫn với các bạn. Không liên quan đến sử vậy đưa các nhân vật có thật trong sử làm gì??? Các bạn đang đi xa quá xa với ước vọng các bạn đặt ra ban đầu là truyền bá cảm hứng sử ấy.
Mình rất ủng hộ các dự án sử nhưng xin đừng nhân danh lịch sử để làm những vấn đề gây chú ý, nếu chỉ chú ý giai đoạn đầu thì chưa đâu, xa hơn là sự sai lệch nhận thức về nhân vật lịch sử của cả một vài thế hệ sau đó. Mong nhóm Sử Hộ Vương nên cân nhắc vấn đề này.
Trung Thanh Nguyen
Ý kiến riêng của mình thì các nét vẽ nhân vật trong "Sử Hộ Vương" cần chỉnh lại (đặc biệt các nhân vật nữ). Còn vấn đề tiểu thuyết hóa, game hóa hay truyện tranh hóa các nhân vật LS mình hoàn toàn ủng hộ. Điều đó sẽ làm các nhân vật Lịch Sử trở nên gần gũi với người bình thường hơn.
Dưới góc độ của 1 người nghiên cứu Lịch Sử nghiệp dư, mình không hoàn toàn đồng ý với 2 bác trong video: việc 2 bác nói " đó là mượn nét vẽ nước khác để thể hiện văn hóa nước mình". Cho hỏi thế nào là nét vẽ nước khác, và thế nào là nét vẽ nước mình. Truyện tranh là truyện tranh, đừng nói rằng manga là của Nhật có nghĩa rằng chỉ người Nhật mới được phép vẽ Manga, và không có chuyện tất cả những gì vẽ theo kiểu Manga thì là auto của Nhật. Thế cho hỏi ngược lại nếu 2 bác kia muốn vẽ kiểu thuần Việt thì sẽ vẽ như nào ? giống Tý Quậy hay kiểu nét vẽ trong SGK tiếng Việt lớp 1 ?
Cái vòng luẩn quẩn con gà quả trứng vẫn tồn tại, các vị luôn kêu rằng những nhân vật đó không mang tính thuần Việt, nhưng các vị đã bao giờ biết thế nào là thuần Việt chưa. Chưa bao giờ biết mặt Lý Thường Kiệt (qua nét vẽ) mà khi xem 1 tác phẩm của VSKH lại bảo nét vẽ đó không đúng, làm méo mó đi hình ảnh thật của LTK.
Mình không hiểu sao những tác phẩm của Việt Sử Kiêu Hùng lại được đưa ra bàn luận. Những tác phẩm quá tuyệt vời, quá đẹp và hào hùng như vậy vẫn bị cho là không thuần Việt ư ? không thuần phong mĩ tục ư ?
Kiểm soát và kiểm duyệt là đúng, mình đồng ý với việc cần kiểm duyệt lại "Sử Hộ Vương" về mặt nét vẽ và hình ảnh nhân vật (nv nữ còn hở hang). Còn việc hoạt hình hóa nhân vật, dù bằng bất kì phong cách nào thì không nên quá soi mói, bới bèo ra bọ. Đừng để những cá nhân, tổ chức tiên phong "gần gũi hóa Lịch Sử" lại phải đơn độc hay nghiễm nhiên trở thành "tội phạm" trong mắt mọi người, mà chỉ vì vài ý kiến chủ quan người viết báo và mấy câu trả lời tát nước theo mưa của ông nọ, bà kia.
Hoàng Vũ Anh
Mình không biết đến dự án này cho đến khi được tag, sau đó cũng có đọc qua một chút. Thực ra mình không cảm thấy vui khi có những dự án kiểu như này. Theo quan điểm cá nhân, là một người Việt Nam thì tất cả chúng ta cần phải học về lịch sử của đất nước mình, luật pháp không yêu cầu chúng ta phải làm như thế nhưng xét về khía cạnh trách nhiệm của một cá nhân đối với dân tộc thì đó là điều cần thiết. Không phải phải học hay nghiên cứu chyên sâu như các nhà sử học nhưng ít nhất cần phải biết những sự kiện quan trọng. Tạm thời mình không rõ dự án này thực sự làm gì, nó có thành công hay không nhưng nó cho thấy một điều là giới trẻ VN đang thờ ơ với lịch sử của chính dân tộc mình, thờ ơ với đất nước mình, suốt ngày mở miệng là yêu nước nhưng các bạn đã làm gì để thể hiện tình yêu đó? Nếu bây giờ ra đường và phỏng vấn các bạn trẻ về lịch sử thì các bạn sẽ nói được gì, hay chỉ biết im lặng. Mình cho rằng trách nhiệm dân tộc bên trong con người VN là cực kỳ thấp, họ chỉ nói miệng hoặc làm mấy cái trò phong trào hoàn toàn vô bổ mà thôi. Đó là lý do tại sao đất nước bao năm qua vẫn nghèo, vẫn lạc hậu và không thể nào phát triển nổi, vì ai chỉ nghĩ cho cá nhân chứ đâu nghĩ cho đất nước. Tại sao hành động trả lại tiền của anh tài xế lại được vinh danh, đó là điều chẳng phải ai cũng được dạy khi còn đi học hay sao? Nó cho thấy một xã hội đang xuống cấp về mặt đạo đức. Tại sao lại có chương trình việc tử tế trên VTV, những hành động mà chúng ta vẫn luôn được cha mẹ và thầy cô dạy là nên làm, là phải làm giờ đây lại biến thành việc mà chỉ có một vài người làm. Mọi người thích thú với những chương trình như vậy cũng tốt nhưng nó cho thấy xã hội đang tệ đến thế nào, những hành động tốt đẹp, những việc hiển nhiên phải làm giờ đây hiếm hoi đến mức được tôn vinh, được bảo tồn, được gìn giữ và phát huy, người làm những việc như vậy thì được cho là anh hùng, đúng là trò hề. Nếu xã hội thật sự tốt đẹp thì những hành động đó là điều hiển nhiên mỗi ngày và những chương trình đó cũng chẳng cần phải xuất hiện, cả cái dự án này cũng vậy.
Đại Phong
Hãy nhìn lại những tác phẩm huyền ảo, xuyên không, dã sử bên Trung Quốc đã đóng góp như thế nào trong việc phổ biến lịch sử nước họ. Những tác phẩm đó bao gồm đủ thể loại: truyện chữ, truyện tranh, game, phim hoạt hình, phim truyền hình.
Những nhân vật như: Tần Thuỷ Hoàng, Lý Thế Dân, Hạng Vũ, Quan Vân Trường ... đều có vô số những tác phẩm khác nhau để bổ sung các góc nhìn, quan điểm bên cạnh 1 dòng “chính sử” được truyền dạy phổ biến.
Nếu để lấy 1 ví dụ hãy thử nhìn vào: Tây du ký, một tác phẩm đã đóng đinh vào nhận thức của người Trung Quốc, vậy mà họ vẫn cho phép sáng tác: tây du ngoại truyện, nam du ký, tây du ký mối tình ngoại truyện ... (chắc không dưới 20 tác phẩm) với những tình tiết ... không thể nào chấp nhận được với quan điểm “bảo thủ” nếu muốn soi vào tác phẩm chính là căn cứ.
Cách tiếp nhận lịch sử của người Việt hiện nay quá nhàm chán, nó chỉ đơn giản là:
Lịch sử vốn được “viết lại” bởi những người chiến thắng. Chẳng dễ để kiểm chứng 1 thứ được gọi là sự thật lịch sử nào đó, khi tất cả những gì khác với “lịch sử được viết lại có chủ đích” đó thì đều bị cho là phỉ báng lịch sử, là điều cấm kỵ.
Cách tiếp cận của người Trung Quốc thì lại khác, cái họ cần giữ có chăng chỉ là những “lịch sử được viết lại” trong giai đoạn gần đây, những thứ ảnh hưởng lớn tới nền chính trị hiện tại. Còn với những lịch sử xa xưa của dân tộc, họ chỉ cần truyền cảm hứng cho thế hệ sau những thông điệp về việc Trung Quốc là 1 quốc gia hùng mạnh, có rất nhiều người tài năng, là tư duy trở thành bá chủ thế giới. Chứ Tần Thuỷ Hoàng có thể là một ông vua tốt hay ông Vua ác, có thể bị Kinh Kha giết hụt hay giết chết thật, hoặc Tần Thuỷ Hoàng vẫn “trường sinh bất tử” đến tận bây giờ nó không quá quan trọng với họ. Họ chỉ cần Tần Thuỷ Hoàng là một nhân vật rất mạnh. Họ chỉ cần người Trung Quốc quan tâm tới “yếu tố” Trung Quốc, đề cao tinh thân dân tộc là được. Nếu 1+1 = 2, và nếu không có bất kỳ đổi mới nào thì làm sao thu hút được khán giả, độc giả? Bạn có muốn xem, đọc một câu truyện mà đã biết trước hết kết quả, vì kết quả diễn biến được quy định bởi 1 thứ vốn không thật là “lịch sử viết lại có chủ đích” nào đó. Hay như người chơi game Tam quốc chí liệu vào vai Lữ Bố có mong muốn ngoài việc chinh phục “Diêu Thuyền” thì phải có hi vọng đánh bại Tào Tháo, đánh bại Lưu bị thì người ta mới chơi chứ, chẳng nhẽ chưa chơi đã biết sẽ thua?
Đương nhiên mình nghĩ việc tạo hình hay nét vẽ nhóm tác giả có thể cân nhắc lại một chút, nhưng dựa trên yếu tố “thị trường”, “thị hiếu” chứ không cần phải bám vào lịch sử hay sự thật. Vì cái các bạn làm nó không phải là lịch sử. Nó là huyền ảo. Nó chỉ cần lấy cảm hứng độ 1-3/10 của cái “lịch sử được viết lại có chủ đích” để làm cảm hứng là đủ rồi. Các bạn cứ thoái mái sáng tạo, có thể cho Nguyễn Du gian xảo, cho Hồ Xuân Hương là les, cho Nguyễn Bình Khiêm là lừa đảo chém gió ... đều không vấn đề gì. Chỉ cần các bạn đừng đụng đến: Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Diệm, Nhu ... Cái chính ở đây là bạn có thể sáng tạo thoải mái, miễn là “hợp thị hiếu” và có những thông điệp tốt đẹp của tác phẩm là được. Ngoài ra các bạn Sử Hộ Vương cũng nên hiểu cho tư duy bầy đàn và nếp đi theo lề của ngừoi Việt đã được “huấn luyện” nhiều năm chưa thể thay đổi trong một ngày, do đó, các sáng tạo có lẽ cần được tiết chế hơn để hợp với thị hiếu số đông một chút thì dự án mới thành công về mặt thương mại được.
Các bạn cứ ném đá Sử Hộ Vương đi, để rồi đi xem “truyện ngày xưa ở Hollywood”, xem tiên cá da đen, xem thảm hoạ chernobul ...
Cá nhân mình thấy Sử Hộ Vương như vậy đã là một dự án thành công. Nó còn khiến chúng ta phải nhắc tới chữ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương một chút, nghĩ về lịch sử Việt một chút. Mình mong có nhiều những sản phẩm như Sử Hộ Vương hơn nữa.
Nhân Đỗ
Trước hết, mình muốn bày tỏ sự chia sẻ với thiện chí của các bạn làm game Sử Hộ Vương. Vì bản thân mình vốn vẫn đang ấp ủ một dự án làm game về đề tài lịch sử. Có điều là cách tiếp cận của mình có lẽ sẽ khác so với các bạn làm game Sử Hộ Vương. Với mình, lịch sử và các bậc tiền bối đi trước ít nhiều gì cũng cần được dành cho một sự tôn trọng. Mình không đồng tình với cách đồ họa đặc tả của các bạn vì cách đồ họa đó có thể khiến giới trẻ ngày nay có thể hiểu sai tầm vóc và tính cách của một nhân vật trong lịch sử Việt Nam, ví dụ như hình ảnh nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
Bùi Đức Thắng
Việc đầu tiên phải làm rõ là đây là sản phẩm HƯ CẤU nên các bạn phát triển Sử Hổ Vương muốn đem hình ảnh nào vào cũng được. NHƯNG với việc truyền cảm hứng sử thì mình không đánh giá cao. Lý do vì các trang phục các bạn ấy đem vào. Chúng ta đang còn tìm tòi về trang phục cổ của ông cha ta, còn nhiều ý kiến chưa thống nhất. Thay vì các bạn ấy cho các trang phục được tìm hiểu sâu sát và giúp phần phát triển quảng bá trang phục, văn hóa của người Việt như các dự án của các bạn Ỷ Vân Hiên, Đại Việt Cổ Phong làm thì lại đem ra những sự pha tạp. Những sự pha tạp này lại góp phần làm phai mờ đi cái bản sắc, quá khứ của cha ông. Vậy vô hình chung có phải là đã làm mất đi một phần quan trọng của lịch sử ?!