Bạn đánh giá như thế nào về đóng góp của Vingroup trong nền kinh tế Việt Nam?

  1. Tin Tức

Mấy ngày gần đây chúng ta thấy ông Vượng xuất hiện trong top 200 người giàu nhất thế giới của Forbes bình chọn với giá trị tài sản hơn 8 tỷ usd.

Là người Việt Nam chắc cũng tự hào vì chúng ta có tên các tỷ phú trong BXH tỷ phú thế giới?

Nhưng cũng là người Việt Nam, bạn đánh giá như thế nào về những đóng góp, ảnh hưởng tốt và cả những hệ lụy xấu mà ông Vượng và Vingroup đã đem lại cho nền kinh tế nước nhà.

Hãy thử chia sẻ quan điểm nhé? 

Từ khóa: 

quan điểm của bạn

,

phạm nhật vượng

,

vingroup

,

tỷ phú

,

tin tức

Để gọi mà đánh giá tác động của Vin (bác Vượng) đến kinh tế Việt Nam thì hơi khó và quá khó để nói toàn diện. Chỉ có thể nói chung chung thôi.

Tốc độ bay của đàn chim thì không phải tốc độ của con đầu đàn, mà là tốc độ của con cuối đàn. Nhưng tiềm năng của đàn chim thì lại được đánh giá trực tiếp bằng tốc độ của con đầu đàn.

Nên vấn đề chúng ta đứng ở đâu, nhìn về góc nào (hướng lên hay hướng xuống). Còn BXH tỷ phú hay giá trị tài sản của bác Vượng chỉ là 1 trong vô vàn tiêu chí đánh giá. 

Hỏi nó có tác động đến nền kinh tế VN hay không thì chắc chắn là có, đương nhiên là sẽ cả tiêu cực cả tích cực. Vậy tác động này "chấp nhận" được hay không thì phụ thuộc vào giai đoạn, tầm nhìn và tiến trình phát triển chung của Đất nước, kinh tế, xã hội.

Quan điểm của riêng em, sau khi tìm hiểu và đánh giá các mặt tiêu cực cũng như tích cực, thì e đánh giá tổng quan về sự ảnh hưởng của Vin đến kinh tế xã hội VN nói chung là tương đối tích cực. Xã hội nào muốn phát triển cũng phải có những thể chế tài chính đủ mạnh để định hướng sự phát triển (như những quỹ ở New York, Tokyo, Thượng Hải, London), những thể chế này họ đã "tích lũy tư bản" từ rất lâu, và bây giờ họ gần như định hình, định hướng tầm nhìn cho các startup (như SoftBank chẳng hạn, không có startup công nghệ nào có thể trở thành unicons mà không có bàn tay nâng đỡ của SoftBank). Muốn phát triển nhanh phải có định hướng (đương nhiên phải đánh đổi lại sự "tự do"), đã qua rồi thời chính phủ định hướng cuộc chơi, bây giờ chính phủ chỉ còn vai trò điều phối luật chơi thôi, còn định hướng phải dành cho "cánh chim đầu đàn".

Nhìn lịch lịch sử tiến trình của tất cả các nước phát triển, bước đầu tiên luôn phải là "tích lũy tư bản", ở giai đoạn này sự đánh đổi lại là "tự do" và "bình đẳng". Bước tiếp theo là hình thành các thể chế tài chính, bước này lại đánh đổi tiếp sự "công bằng". Muốn thoát quy luật này, không còn cách nào khác là phải thoát hẳn ra cái thế giới này :)))
Trạng thái tối ưu nhất mà con người có thể có trong thế giới này chỉ là hiểu và tận dụng sự thiếu sót của tạo hóa mà thôi. :D

Trả lời

Để gọi mà đánh giá tác động của Vin (bác Vượng) đến kinh tế Việt Nam thì hơi khó và quá khó để nói toàn diện. Chỉ có thể nói chung chung thôi.

Tốc độ bay của đàn chim thì không phải tốc độ của con đầu đàn, mà là tốc độ của con cuối đàn. Nhưng tiềm năng của đàn chim thì lại được đánh giá trực tiếp bằng tốc độ của con đầu đàn.

Nên vấn đề chúng ta đứng ở đâu, nhìn về góc nào (hướng lên hay hướng xuống). Còn BXH tỷ phú hay giá trị tài sản của bác Vượng chỉ là 1 trong vô vàn tiêu chí đánh giá. 

Hỏi nó có tác động đến nền kinh tế VN hay không thì chắc chắn là có, đương nhiên là sẽ cả tiêu cực cả tích cực. Vậy tác động này "chấp nhận" được hay không thì phụ thuộc vào giai đoạn, tầm nhìn và tiến trình phát triển chung của Đất nước, kinh tế, xã hội.

Quan điểm của riêng em, sau khi tìm hiểu và đánh giá các mặt tiêu cực cũng như tích cực, thì e đánh giá tổng quan về sự ảnh hưởng của Vin đến kinh tế xã hội VN nói chung là tương đối tích cực. Xã hội nào muốn phát triển cũng phải có những thể chế tài chính đủ mạnh để định hướng sự phát triển (như những quỹ ở New York, Tokyo, Thượng Hải, London), những thể chế này họ đã "tích lũy tư bản" từ rất lâu, và bây giờ họ gần như định hình, định hướng tầm nhìn cho các startup (như SoftBank chẳng hạn, không có startup công nghệ nào có thể trở thành unicons mà không có bàn tay nâng đỡ của SoftBank). Muốn phát triển nhanh phải có định hướng (đương nhiên phải đánh đổi lại sự "tự do"), đã qua rồi thời chính phủ định hướng cuộc chơi, bây giờ chính phủ chỉ còn vai trò điều phối luật chơi thôi, còn định hướng phải dành cho "cánh chim đầu đàn".

Nhìn lịch lịch sử tiến trình của tất cả các nước phát triển, bước đầu tiên luôn phải là "tích lũy tư bản", ở giai đoạn này sự đánh đổi lại là "tự do" và "bình đẳng". Bước tiếp theo là hình thành các thể chế tài chính, bước này lại đánh đổi tiếp sự "công bằng". Muốn thoát quy luật này, không còn cách nào khác là phải thoát hẳn ra cái thế giới này :)))
Trạng thái tối ưu nhất mà con người có thể có trong thế giới này chỉ là hiểu và tận dụng sự thiếu sót của tạo hóa mà thôi. :D

Tạo hàng vạn việc làm, đóng góp “khủng” cho ngân sách. Tính đến hiện tại, VinGroup kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế, bất động sản, thương mại và mới nhất là sản xuất ô tô. Năm 2017, tổng doanh thu thuần hợp nhất của doanh nghiệp này là 90.355 tỷ đồng, tăng 56,8% so với năm 2016; lợi nhuận trước thuế đạt 8.915 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 5.440 tỷ đồng, tăng lần lượt 53,9% và 54,9% so với năm 2016. Tại thời điểm ngày 31/12/2017, tổng tài sản Vingroup đạt con số khổng lồ là 214.855 tỷ đồng, tăng 17,3% so với cuối năm 2016.

(Số liệu trích dẫn từ báo Nhà đầu tư)

Gần đây, em có đọc một bài viết của một nhà bàn luận tự do phân tích "Vingroup đã can thiệp nền kinh tế Việt Nam nhiều như thế nào". Bài viết tập trung nhiều về điểm tiêu cực mà Vin tác động đến kinh tế VN - điều mà hiếm báo chí VN viết.

Em có bàn luận của đứa em của mình về câu chuyện này và nhận một câu trả lời khá bất ngờ: "Giáo dục sẽ như thế nào nếu thay vì tự hào có nhiều học sinh đạt huy chương vàng, bạc các thể loại mà tự hào... ít học sinh điểm kém nhất?" 

Đó là một giả dụ rất thú vị: Sẽ ra sao nếu các cường quốc trên thế giới họ tự hào đất nước mình có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất, tỷ lệ tự tử thấp nhất thay vì tự hào đất nước họ có nhiều thành tựu số 1?

Cá nhân em, em không thích BXH tỷ phú thế giới. BXH càng ngày càng có tài sản "khủng" bao nhiêu, tỷ lệ khoảng cách giàu - nghèo càng lớn. Em nhớ mang máng có một nghiên cứu chứng minh được chuyện này. Điều đó đồng nghĩa: một thế giới có nhiều người giàu, đại gia, tỷ phú đô la thì cũng ngày càng nhiều người sống dưới-mức-trung-bình, đau khổ vì thiếu tiền - một điều không đáng có. Một người giàu có thể không hạnh phúc nhưng một người nghèo chắc chắn sẽ không hạnh phúc. 

Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, đã rất lâu rồi, VN chưa có thành tựu nào để sánh vai cường quốc năm châu. Điều tích cực Vingroup mang lại chính là "dám mơ lớn và chính phục nó", cụ thể là chiếc xe Vinfast made-in-Vietnam và truyền cảm hứng không nhỏ đến người trẻ từ những câu chuyện này. VinUni cũng giúp nhiều bạn trẻ thực hiện giấc mơ của mình thông qua cấp học bổng trong thời gian sắp tới.