Bạn đánh giá gì về văn hóa giao thông hiện nay?

  1. Văn hóa

Gần đây, các tai nạn giao thông thảm khốc đã xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng (chết / bị thương nhiều người) để lại rất nhiều sự mát, nỗi thương tâm cho bản thân, gia đình và xã hội. Theo bạn,tại sao tại nạn giao thông gia tăng? đâu là nguyên nhân chủ yếu nhất?

Từ khóa: 

văn hóa giao thông

,

tai nạn giao thông

,

ý thức

,

trách nhiệm

,

nguyên nhân

,

văn hóa

Thật ra là theo thống kê thì số lượng tai nạn giao thông và thương vong từ tai nạn giao thông của nước mình đang giảm liên tục trong 7 năm trở lại đây (năm sau giảm so với năm trước).

Nguyên nhân là đa số mọi người đều không biết nhiều đến thống kê này. Và nếu chỉ nhìn vào báo chí, truyền thông thì chắc chắn sẽ bị "ám ảnh" trong đầu về việc ngày càng có nhiều tai nạn giao thông. Sự thật là tổng số lượng tai nạn giao thông thì không tăng, nhưng số lượng những vụ tai nạn giao thông được báo chí đưa tin thì lại tăng (và ngày càng tăng mạnh). Việc báo chí liên tục đẩy các nội dung về tai nạn giao thông làm người dân liên tục phải nhận thức về nó, phần nào làm tăng ý thức và cảnh giác của mọi người khi tham gia giao thông.

Lấy ví dụ: Mẹ mình liên tục dặn mình phải chạy xe cẩn thận, vì mẹ thấy báo nói thế này, tin đưa thế kia, v.v...

Chốt lại, chính xác hơn là số lượng tai nạn giao thông thì không tăng, nhưng số lượng vụ tai nạn giao thông được truyền thông đăng tin thì lại tăng. Về phần người dân, đọc tin để nâng cao ý thức và cảnh giác là cần thiết, còn lại không nên quá sợ hãi sẽ sinh ra nhiều suy nghĩ tiêu cực. :D

Trả lời

Thật ra là theo thống kê thì số lượng tai nạn giao thông và thương vong từ tai nạn giao thông của nước mình đang giảm liên tục trong 7 năm trở lại đây (năm sau giảm so với năm trước).

Nguyên nhân là đa số mọi người đều không biết nhiều đến thống kê này. Và nếu chỉ nhìn vào báo chí, truyền thông thì chắc chắn sẽ bị "ám ảnh" trong đầu về việc ngày càng có nhiều tai nạn giao thông. Sự thật là tổng số lượng tai nạn giao thông thì không tăng, nhưng số lượng những vụ tai nạn giao thông được báo chí đưa tin thì lại tăng (và ngày càng tăng mạnh). Việc báo chí liên tục đẩy các nội dung về tai nạn giao thông làm người dân liên tục phải nhận thức về nó, phần nào làm tăng ý thức và cảnh giác của mọi người khi tham gia giao thông.

Lấy ví dụ: Mẹ mình liên tục dặn mình phải chạy xe cẩn thận, vì mẹ thấy báo nói thế này, tin đưa thế kia, v.v...

Chốt lại, chính xác hơn là số lượng tai nạn giao thông thì không tăng, nhưng số lượng vụ tai nạn giao thông được truyền thông đăng tin thì lại tăng. Về phần người dân, đọc tin để nâng cao ý thức và cảnh giác là cần thiết, còn lại không nên quá sợ hãi sẽ sinh ra nhiều suy nghĩ tiêu cực. :D

Chúng ta làm quái gì có cái gọi là văn hóa tham gia giao thông, nếu coi là có thì từ mô tả khá chuẩn là "nát". Ý thức tham gia giao thông của người Việt nát từ trên xuống dưới; già trẻ lớn bé, gái trai đều lái xe như kiểu não chỉ xài để trưng bày; leo vỉa hè, đi ngược chiều, lấn làn là chuyện bt; đến cái hầm nó chia 2 bên rõ ràng như thế mà vẫn cố tình lao theo chiều ngược lại xuống được. Đèn xanh còn 1s thì nên dừng hay đi tiếp, đảm bảo dừng lại xe sau sẽ tông bạn văng mất tích luôn.

Các em nhỏ chưa đủ tuổi vẫn cứ phóng xe máy ầm ầm, ko thì đi xe đạp điện. Cơ mà đi theo kiểu mbh ko bao giờ đội, đi xe ko cần nhìn trước sau, rẽ ko bao h cần phải xi nhan, thích là rẽ, dàn hàng 3 4 vừa đi vừa nói cười như đang ở trong nhà. 

Các chị em phụ nữ thì cứ ra đường là bịt còn kín hơn cả ninja của Konohagakure, ko hiểu là quan sát kiểu gì?. Lái xe thì chả ra cái thể thống cống rãnh gì, rẽ ko xi nhan, xi nhan một bên rẽ một bên, bật xi nhan từ đầu đường đến cuối đường, đang đi tự dưng phanh lại soi gương chỉnh lại nhan sắc, dừng xe giữa ngã tư nghe điện thoại... đúng kiểu trái đất này là của chị mày, chị mày thích làm gì thì làm.

Các ae (và cả các chị em luôn) nhậu vào xong phóng bạt mạng, luật giao thông chỉ là trò cười. Xe bus thì đi đúng kiểu đường này do nhà tao mở, cây này do nhà tao trồng, thấy tao thì tránh, ko tao ke cho lên vỉa hè.

Rồi lại còn kiểu điền vào chỗ trống, cứ thấy chỗ nào trống là lao vào đấy, xe máy cũng như oto, xong tắc đường thì lại kêu quy hoạch kém, CSGT làm ăn bất lực.

Nói chung tất cả là từ ý thức của người dân chúng ta quá kém thôi. Mỗi ngày vác xe ra đường là một lần tranh mệnh với lão thiên, đến được cơ quan, về được đến nhà an toàn cũng là 1 thành tựu rồi.

Đến bây giờ mình thấy cái tốt nhất, văn minh nhất ở phương diện giao thông mà VN mình đã thay đổi được chính là vụ đội nón bảo hiểm. Mà mình nhớ hồi đó để thay đổi được như thế nó là cả một tổng thể các hoạt động

  • Đưa vào luật, có chế tài xử phạt khi vi phạm
  • Có các chiến dịch truyền thông rầm rộ về đội mũ bảo hiểm


Vậy nên mình nghĩ văn hóa giao thông ở Việt Nam muốn thay đổi được, tốt cần nhiều hoạt động rõ nét, có chiến lược như đợt đội mũ bảo hiẻm 

- Hạ tầng giao thông kém, đúng hơn là ko theo kịp sự phát triển.

- Quy hoạch giao thông chưa hợp lý.

- Đường xá bị xuống cấp(do nhiều nguyên nhân như ít bảo dưỡng, thiết kế chưa hợp lý, phân luồn phân loại giao thông chưa đúng chứ ko chỉ do rút ruột đâu nhé 🤣🤣)

- Quản lý về giao thông bị buông lỏng, từ cái nhỏ nhặt như việc đếm giờ đèn đỏ cho đồng bộ nhiều nơi còn chưa thực hiện.

- Cùng với ở trên là sự thiếu ý thức của người đi đường. Như kiểu đa phần tới ngã 4 ko nhìn đèn mà chỉ chăm chăm nhìn công an.

- Áp lực lợi nhuận trong kinh doanh vận tải. Chở quá tải, vượt quá tốc độ cũng do chủ xe ép giờ, ép khối lượng mà ra.

- Bia rượu tràn lan mà chế tài lại kém, rồi lại còn quan hệ, hậu duệ, tiền tệ các kiểu.

Và nhất là người Việt xưa nay có truyền thống xem cái chết nhẹ tựa lông hồng. Nên người đi bộ thì nghĩ thằng xe máy nó né mình, chớ tông vô thì 2 thằng cùng chết. Thằng xe máy lại nghĩ thằng ô-tô nó né mình chứ ko mình chết nó cũng trầy xe, còn thằng ô-tô thì ta ngồi đây kín mít trời sụp cũng bọn kia chết chứ ta chẳng bị gì. Cuối cùng, ko ai xem sinh mạng ai ra gì mà ngay cả sinh mạng mình cũng ko thèm nắm giữ, cứ đi là đi. Đi ko thèm ngó, đứng ko thèm nhìn, rẽ ko cần xi-nhan. Sống chết do Trời định 😂😂