Bạn đã xem Bố Già chưa?

  1. Phim ảnh

Có ai đã đi xem Bố Già và hơi thất vọng như mình không? Xem xong phim mình thấy nói chung cũng không tệ, nhưng cũng đâu hay đến mức như mọi người chia sẻ. Vậy mà bao nhiêu bài viết cứ tung lên tận may :))

Từ khóa: 

phim ảnh

Mình không spoil, mình chỉ đưa ra một số nhận xét theo quan điểm cá nhân:

Bố già bản điện ảnh có một câu chuyện không hề liên quan tới phiên bản web drama. Trấn Thành vẫn vào vai một người cha hơi già, khó tính, và rất bao đồng nhưng câu chuyện được chắt lọc và nêm nếm thêm nhiều gia vị tình làng nghĩa xóm, tình gia đình và tất nhiên, tình cha con.

Có thể nói là khung sườn kịch bản của Bố Già cực kì đơn giản. Phim mở đầu mà không có bất cứ hành trình, mục tiêu hay rắc rối của nhân vật nào cả. Khoảng 1/3 đầu phim giống như những lát cắt cuộc sống, vừa để giới thiệu nhân vật, vừa để định hình không khí phim. Thế nên với những khán giả điện ảnh hơi khó tính, đoạn đầu của Bố Già sẽ gây ra sự hoang mang vì nó giống phim dài tập hơn. Nhưng bù lại, các tình huống của phim lôi kéo từ những phút đầu. Thoại phim quá đời và thấm, từ bi đến hài đến cả chiêm nghiệm về cuộc đời đều được xử lý và biến hoá tài tình. Cộng với diễn xuất cứng cựa của dàn diễn viên khiến khán giả bị cuốn vào bộ phim. Để rồi khi những nút thắt xảy ra, mạch phim được định hình rõ ràng thì mọi cảm xúc chỉ chờ để bùng nổ.

Bố Già là một phim điện ảnh nguyên bản thuần Việt mà khán giả rất cần. Không cần chủ đề quá đặc biệt, cũng không cần phải có bất cứ những kĩ thuật hay chiêu trò gì quá đắt tiền. Hồn cốt và giá trị của phim hoàn toàn dồn vào những điều cốt lõi nhất: kịch bản, khả năng diễn xuất và kĩ thuật đạo diễn. Những gì có trong Bố Già có thể bắt gặp ở bất cứ gia đình nào, con hẻm nào ở Việt Nam. Thế nhưng để đưa được vào phim mà khai thác đến tận cùng cảm xúc thì không dễ. Điều này đòi hỏi vốn sống phải rất nhiều và sâu sắc, thế nên ta sẽ thấy dấu ấn của Trấn Thành rất nhiều trong bộ phim. Những gì khiến ta tức tối nhất, xúc động nhất, cay đắng nhất... đều có trong Bố Già. Cộng với kinh nghiệm khai thác về tầng lớp lao động trên phim của Vũ Ngọc Đãng, Bố Già ghi điểm với những ai "cứng" nhất, vì chắc chắn ai xem cũng mủi lòng.

Là người tham gia rất nhiều khâu trong phim từ sản xuất, kịch bản, diễn viên, đạo diễn, nhạc phim... nhưng Trấn Thành không dành mọi spotlight cho riêng mình. NSND Ngọc Giàu, Lê Giang, Lan Phương, La Thành... ai cũng có những khoảnh khắc giá trị của riêng họ. Đặc biệt, bộ phim này đã cho mọi người thấy tiềm năng của Tuấn Trần. Anh xứng đáng có được nhiều cơ hội tốt hơn sau Bố Già.

Không chỉ là những lát cắt bi hài về gia đình, chòm xóm hay tình phụ tử, Bố Già còn chứng tỏ sức nặng về tầm nhìn khi khai thác một chút về Phật Giáo ở cuối phim. Phân đoạn đối thoại giữa Trấn Thành và NSND Việt Anh như một cái kết đầy tính chiêm nghiệm không chỉ của tình cha con mà còn cả đời người. Trấn Thành thật sự cho thấy tài năng, tầm nhìn và tham vọng của mình qua tác phẩm đạo diễn đầu tay cực thuyết phục.

Trả lời

Mình không spoil, mình chỉ đưa ra một số nhận xét theo quan điểm cá nhân:

Bố già bản điện ảnh có một câu chuyện không hề liên quan tới phiên bản web drama. Trấn Thành vẫn vào vai một người cha hơi già, khó tính, và rất bao đồng nhưng câu chuyện được chắt lọc và nêm nếm thêm nhiều gia vị tình làng nghĩa xóm, tình gia đình và tất nhiên, tình cha con.

Có thể nói là khung sườn kịch bản của Bố Già cực kì đơn giản. Phim mở đầu mà không có bất cứ hành trình, mục tiêu hay rắc rối của nhân vật nào cả. Khoảng 1/3 đầu phim giống như những lát cắt cuộc sống, vừa để giới thiệu nhân vật, vừa để định hình không khí phim. Thế nên với những khán giả điện ảnh hơi khó tính, đoạn đầu của Bố Già sẽ gây ra sự hoang mang vì nó giống phim dài tập hơn. Nhưng bù lại, các tình huống của phim lôi kéo từ những phút đầu. Thoại phim quá đời và thấm, từ bi đến hài đến cả chiêm nghiệm về cuộc đời đều được xử lý và biến hoá tài tình. Cộng với diễn xuất cứng cựa của dàn diễn viên khiến khán giả bị cuốn vào bộ phim. Để rồi khi những nút thắt xảy ra, mạch phim được định hình rõ ràng thì mọi cảm xúc chỉ chờ để bùng nổ.

Bố Già là một phim điện ảnh nguyên bản thuần Việt mà khán giả rất cần. Không cần chủ đề quá đặc biệt, cũng không cần phải có bất cứ những kĩ thuật hay chiêu trò gì quá đắt tiền. Hồn cốt và giá trị của phim hoàn toàn dồn vào những điều cốt lõi nhất: kịch bản, khả năng diễn xuất và kĩ thuật đạo diễn. Những gì có trong Bố Già có thể bắt gặp ở bất cứ gia đình nào, con hẻm nào ở Việt Nam. Thế nhưng để đưa được vào phim mà khai thác đến tận cùng cảm xúc thì không dễ. Điều này đòi hỏi vốn sống phải rất nhiều và sâu sắc, thế nên ta sẽ thấy dấu ấn của Trấn Thành rất nhiều trong bộ phim. Những gì khiến ta tức tối nhất, xúc động nhất, cay đắng nhất... đều có trong Bố Già. Cộng với kinh nghiệm khai thác về tầng lớp lao động trên phim của Vũ Ngọc Đãng, Bố Già ghi điểm với những ai "cứng" nhất, vì chắc chắn ai xem cũng mủi lòng.

Là người tham gia rất nhiều khâu trong phim từ sản xuất, kịch bản, diễn viên, đạo diễn, nhạc phim... nhưng Trấn Thành không dành mọi spotlight cho riêng mình. NSND Ngọc Giàu, Lê Giang, Lan Phương, La Thành... ai cũng có những khoảnh khắc giá trị của riêng họ. Đặc biệt, bộ phim này đã cho mọi người thấy tiềm năng của Tuấn Trần. Anh xứng đáng có được nhiều cơ hội tốt hơn sau Bố Già.

Không chỉ là những lát cắt bi hài về gia đình, chòm xóm hay tình phụ tử, Bố Già còn chứng tỏ sức nặng về tầm nhìn khi khai thác một chút về Phật Giáo ở cuối phim. Phân đoạn đối thoại giữa Trấn Thành và NSND Việt Anh như một cái kết đầy tính chiêm nghiệm không chỉ của tình cha con mà còn cả đời người. Trấn Thành thật sự cho thấy tài năng, tầm nhìn và tham vọng của mình qua tác phẩm đạo diễn đầu tay cực thuyết phục.