Bạn đã từng có trải nghiệm đi tàu sắt Bắc Nam bao giờ chưa?

  1. Phong cách sống

Từ khóa: 

trải nghiệm

,

tàu sắt

,

bắc nam

,

phong cách sống

Mình từng đi tàu từ tp.Hồ Chí Minh ra Hà Nội hồi 2014. Đâu đó trải qua 2 đêm trên tàu ghế cứng cùng với lũ bạn, nghĩ lại thấy nhiều kỷ niệm hài hước phết.

Mua trái cây qua cửa sổ này, gần 10kg chôm chôm mà có mấy chục nghìn, giá rẻ bất ngờ.

Làm quen với bạn ngồi đối diện, xong còn viết lưu bút cho mình. Hai đứa vô cùng may mắn vì 2 ghế bên cạnh trống, nên có thể thoải mái nằm ra ghế (mọi người chỉ được ngồi thôi ấy)

Ngồi nói chuyện nhiều với to quá, được 1 cô ngồi gần tặng cho chùm chôm chôm to đùng (kiểu tụi bây ngưng nói mà ăn đi cho cô yên tĩnh ấy ^^ )

Trả lời

Mình từng đi tàu từ tp.Hồ Chí Minh ra Hà Nội hồi 2014. Đâu đó trải qua 2 đêm trên tàu ghế cứng cùng với lũ bạn, nghĩ lại thấy nhiều kỷ niệm hài hước phết.

Mua trái cây qua cửa sổ này, gần 10kg chôm chôm mà có mấy chục nghìn, giá rẻ bất ngờ.

Làm quen với bạn ngồi đối diện, xong còn viết lưu bút cho mình. Hai đứa vô cùng may mắn vì 2 ghế bên cạnh trống, nên có thể thoải mái nằm ra ghế (mọi người chỉ được ngồi thôi ấy)

Ngồi nói chuyện nhiều với to quá, được 1 cô ngồi gần tặng cho chùm chôm chôm to đùng (kiểu tụi bây ngưng nói mà ăn đi cho cô yên tĩnh ấy ^^ )

Một người bạn hỏi tôi: “Sao mày  không đi máy bay vào Sài Gòn? Đi tàu chậm lắm!”. Bạn tôi nói đúng!

Đi tàu ở Việt Nam chậm kinh khủng. Nhưng giống như mọi thứ ở đất nước này, việc tôi chọn đi tàu không chỉ vì nó là phương tiện đi lại, tôi muốn trải nghiệm chuyến hành trình dài 36 tiếng này.Tàu Thống Nhất Bắc Nam là tên gọi của chuyến tàu từ Hà Nội vào Sài Gòn. Tuyến đường sắt đã hoạt động được 75 năm, mặc dù hiện tại có nhiều con tàu cùng phục vụ trên tuyến đường này nhưng tất cả đều gắn với tên gọi “Tàu Thống Nhất Bắc Nam”.

Trước đây tàu hỏa là phương tiện đi lại phổ biến cho những ai muốn đi du lịch khắp đất nước. Nhưng từ khi các hãng máy bay phát triển thì càng ít người chọn đi tàu hỏa. gười bạn hỏi tôi: “Sao mày  không đi máy bay vào Sài Gòn? Đi tàu chậm lắm!”. Bạn tôi nói đúng!
Đi tàu ở Việt Nam chậm kinh khủng. Nhưng giống như mọi thứ ở đất nước này, việc tôi chọn đi tàu không chỉ vì nó là phương tiện đi lại, tôi muốn trải nghiệm chuyến hành trình dài 36 tiếng này.
Tàu Thống Nhất Bắc Nam là tên gọi của chuyến tàu từ Hà Nội vào Sài Gòn. Tuyến đường sắt đã hoạt động được 75 năm, mặc dù hiện tại có nhiều con tàu cùng phục vụ trên tuyến đường này nhưng tất cả đều gắn với tên gọi “Tàu Thống Nhất Bắc Nam”.
Trước đây tàu hỏa là phương tiện đi lại phổ biến cho những ai muốn đi du lịch khắp đất nước. Nhưng từ khi các hãng máy bay phát triển thì càng ít người chọn đi tàu hỏa.
Chúng tôi rời Hà Nội trong một buổi chiều mưa và bắt đầu chuyến hành trình khám phá miền Nam. Tàu đi qua ngoại ô Hà Nội và chạy gần đường cao tốc đến nỗi tôi có cảm tưởng xe đạp và ô tô chạy sát cửa sổ. Cứ 10 phút, tàu lại chạy qua đường giao cắt. Gần đến địa phận tỉnh Ninh Bình, nơi từng là kinh đô của Việt Nam trong thế kỉ X, số lượng đường giao cắt giảm dần.
Phong cảnh nơi này thật kì lạ, những tảng đá lớn trồi lên giữa cánh đồng lúa như những bác nông dân đang quỳ gối trên ruộng đồng. Con tàu từ từ chuyển bánh băng qua những cánh đồng xanh mát rồi đưa chúng tôi đến khu phi quân sự, qua con sông Bến Hải, nơi từng chia cắt hai miền Nam – Bắc trong thời gian chiến tranh.
Khi mặt trời lặn dần, tôi mò về toa tàu của mình để ngủ. Tôi mua vé giường nằm nên ở cùng một cặp vợ chồng trẻ và vài người phụ nữ lớn tuổi trong một toa tàu 6 giường. Khi thấy tôi, họ nói chuyện gì đó với nhau, sau đó mời tôi ăn mì gói. Tôi từ chối và rút gói bánh sandwich ra khỏi túi. Một người phụ nữ lớn tuổi hếch mũi lên, đứa cháu trai của bà nói “Không tốt, chả có thịt gì cả, chú ấy chỉ ăn bánh mì không”.
Trừ việc trong toa có vài hành khách ngáy to khi ngủ thì ít nhất mua vé giường nằm tôi còn nghỉ ngơi được đôi chút. Nhưng nhiều hành khách không có được may mắn như thế. Trên chặng đường dài 1.550 km từ Thanh Hóa vào Sài Gòn, tôi trò chuyện với đôi thanh niên mua vé tàu ghế cứng.
Chặng đường từ Huế vào Đà Nẵng đi qua đèo Hải Vân nổi tiếng với phong cảnh tuyệt đẹp. Khi tàu chạy khỏi đường hầm đào thông qua núi, mọi hành khách đều dán mắt vào cửa sổ để ngắm cảnh đẹp.
Ga Đà Nẵng đầy người bán hàng rong, quầy thực phẩm và những tay cò mồi từ các công ty du lịch mời chào tôi đến ở khách sạn gần Hội An - địa điểm du lịch nổi tiếng cho Tây balô ở Việt Nam. Chỉ cần bắt chuyến xe buýt ngắn từ nhà ga là bạn có thể đến được thị trấn Hội An, nơi được công nhận là Di sản thế giới. Các chuyến xe này quanh năm luôn chật cứng khách du lịch. Lúc bấy giờ, trong nhà ga vẫn còn vài hành khách đợi tàu, hôm đó hầu hết mọi chuyến đi đều bị trễ vài tiếng.  
Tôi tranh thủ nói chuyện cùng Erin, 26 tuổi, đến từ California (Mỹ). Cô cùng vài người bạn cố gắng khám phá Việt Nam càng nhiều càng tốt. Erin nói: “Ở Mỹ đi du lịch bằng tàu hỏa rất đắt đỏ. Vì vậy tôi chẳng có điều kiện để đi tàu hỏa nhiều”
Sau hai đêm ngủ trên tàu hỏa, chúng tôi thức dậy vào buổi sáng khi còn cách Sài Gòn khoảng 100km. Những cánh đồng lúa trải dài qua cửa sổ. Khi đi qua thành phố Biên Hòa, những dấu hiệu của đô thị dần hiện ra.
Những cửa hàng nằm dọc bên đường cao tốc, bạn có thể nhìn thấy những sinh hoạt đời thường của người dân nơi đây. Người thì ăn sáng, người tắm rửa. Một vài người thậm chí còn vẫy tay chào tôi, mọi thứ diễn ra như thể đó là một thói quen mỗi buổi sáng như việc họ uống càphê vậy.
Cuối cùng chúng tôi cũng đến ga Sài Gòn khi trời hửng nắng. Thành phố thật lớn và chứa đựng nhiều điều thú vị, trái ngược hẳn với hình ảnh con tàu chậm chạp cùng những toa tàu cũ kĩ và nhà vệ sinh bẩn thỉu.
Tuy vậy, du lịch bằng tàu hỏa ở Việt Nam là cơ hội để bạn có thể hòa nhập với mọi người, chia sẻ chuyến đi, ăn thử món ăn của người địa phương. Đó là những trải nghiệm thú vị mà không phải khách du lịch nào cũng có được trong thời đại máy bay phát triển như hiện nay..

Mình đã từng đi 1 lần từ ngày rất bé, hồi cỡ 1996. Đi mất 3 ngày. Chuyến đi để lại nhiều dấu ấn, nhiều kỷ niệm lắm. Đi mới thấy đất nước mình rộng lớn và nhiều cảnh đẹp. Đi để thấy nhiều vùng đất còn nghèo, còn hoàng sơ. Đi mới thấy những thành phố ven biển giầu và đẹp. Nói chung nó là sự đa dạng, phong phú. Đặc biệt đi tàu mình sẽ mở được cửa sổ, hít được khí trời, nghe được tiếng cuộc sống bên ngoài. Điều mà nếu đi máy bay, hay thậm chí oto sau này đều không thể cảm nhận được.

Nếu không quá vội, hay đi đường sắt một lần.

Đường sắt mình giờ lạc hậu quá rồi, nhưng mà vẫn nên thử đi đường sắt bắc nam một lần trong đời. về sau có đường sắt cao tốc thì tiện lợi hơn hiện đại hơn nhưng không còn chuyện được thư thả ngắm cảnh và nhiều cái giản dị như bây giờ nữa, khúc Hải Vân sẽ vèo cái là hết.

Có 1 lần mình đi từ Đà Nẵng vào Sài Gòn, đi giường nằm. Trên tàu có nhiều đồ ăn ngon (kiểu dân giã ấy). Có bắp luộc, bánh giò, ổi, cóc…. Cho đến cơm gà đủ thứ loại. Thế là mấy cô, bác cùng phòng cả mình nữa, k ai quen ai cả. Mỗi ng mua 1 món đồ xong góp chung ngồi vào bàn ( trong phòng giường nằm luôn), mọi người ăn cùng nhau, kể chuyện về nơi mình sống và đủ thứ chuyện vui vẻ, thật sự thichs và nhớ cảm giác đó