Bạn đã hành động chưa?
Tư duy và xúc cảm phải cùng chiều thì hành động mới xảy ra.
Tư duy dương, xúc cảm âm hoặc tư duy âm, xúc cảm dương thì hành động không thể xảy ra.
Ngược lại, tư duy âm, xúc cảm âm hoặc tư duy dương, xúc cảm dương thì hành động sẽ xảy ra.
Chúng ta đều biết rằng, muốn làm một việc gì đó thì cần có động lực. Động lực ở đây chính là xúc cảm. Vậy xúc cảm và tư duy có liên quan gì?
Mình lấy một vài ví dụ như sau:
Bạn biết rằng dậy sớm, chạy bộ sẽ tốt cho sức khỏe, tạm gọi là tư duy dương. Nhưng xúc cảm lại âm, bạn lười, bạn hẹn ngày này qua ngày khác, bạn ngủ nướng lúc này xúc cảm của bạn là âm (ngược chiều), nên việc tập thể dục không được hành động. Chỉ khi nào, bạn có động lực lớn, ví dụ như đang bệnh, bác sĩ nói thường xuyên tập thể dụng.
Ví dụ 2: Một tên trộm quyết định hành động trộm hay không trộm?
Tư duy (suy nghĩ) phát ra là phải trộm nhà ông A.
Nhưng, khi đến nhà A, tên trộm thấy bé gái đang ở nhà một mình khóc chờ Ba, lúc này tên trộm chợt nghĩ về đứa con của mình, rồi ổng có suy nghĩ "nếu tiếp tục trộm mà bị bắt, thì mình sẽ bị phạt tù, lúc đó con mình sẽ ra sao" và cảm xúc của tên trộm dâng trào. Cảm xúc đã đi ngược với tư duy, nên tên trộm ko hành động.
Vậy trường hợp này, tư duy dương (đang muốn trộm) nhưng xúc cảm âm (cảm xúc khiến tên trôm ngưng lại).
Tóm lại, khi muốn hành động một việc gì đó, chúng ta cần có tư duy và xúc cảm cùng chiều. Nghĩa là, muốn tìm một động lực bên trong để làm việc tốt hơn.
P/s: Tư duy dương, xúc cảm âm mình nhớ lại lúc học môn Phương pháp luận sáng tạo (TRIZ) của thầy Phan Dũng, nhưng có thể lối viết của mình chưa hay hoặc khó hiểu. Bạn đọc góp ý thêm (mình chỉ mới tập viết)