Bạn đã bao giờ nói xấu sếp?
Tôi với đồng nghiệp còn lập hẳn group chat chuyên để nói xấu sếp luôn ấy:))) Điều này có vẻ không tốt cơ mà vui. Ở công ty sếp của bạn thế nào? Bạn đã bao giờ nói xấu sếp chưa?
Đối với các sếp, nếu bạn biết nhân viên nói xấu mình, bạn cảm thấy như thế nào?
nói xấu sếp
,chuyện đi làm
,tâm sự cuộc sống
,quản trị doanh nghiệp
Mình từng nhiều năm làm nhân viên và cũng có khoảng 10 năm làm sếp. Sếp cảm thấy thế nào khi nhân viên nói xấu mình ấy à? Để mình chia sẻ nhé!
Cảm giác ... buồn và cười
Những ngày đầu tiên biết có việc đấy cảm giác có chút hơi buồn và phần nhiều là buồn cười. Buồn là vì nghĩ rằng mình đã cố gắng, nỗ lực, chiến đấu vì anh em rất nhiều mà anh em lại làm thế với mình. Các chính sách, quan điểm đường hướng của doanh nghiệp mọi người chưa hiểu được nên có những thứ không vui, không hài lòng ...
Đau đầu nghĩ cho mọi người nhưng họ lại không hài lòng
Buồn cười vì họ hay buôn bán những tin đồn không chính xác, rồi bình phẩm, nói xấu những đặc điểm nhỏ mà mình không mấy lưu tâm như hình thể, quần áo, tóc tai. Tóm lại đủ các chuyện ...
Đủ loại tin đồn thất thiệt không thể giải thích
Vì sao vậy
Sau này mình nghiên cứu thì thấy thực ra nói xấu sếp là một nhu cầu tự nhiên của con người. Nó cần thiết như cơm ăn nước uống. Nó giúp giải tỏa bớt căng thẳng, áp lực trong công việc. Vậy nên đã làm sếp thì phải xác định chuyện này sẽ xảy ra. Không ai có thể làm hài lòng tất cả mọi người. Việc này nếu nhìn rộng ra ở tầm quốc gia, thì chính phủ nào, Đảng phái nào khi điều hành đều sẽ bị chửi cả.
Butan thuộc top hạnh phúc nhưng lại kém phát triển
Bởi bài toán điều hành doanh nghiệp, tổ chức, hay quốc gia sẽ ưu tiên hướng tới mục tiêu phát triển là chủ đạo và chấp nhận duy trì sự hạnh phúc ở mức tạm ổn với đại đa số thành viên. Có rất ít doanh nghiệp hướng tới mục tiêu hạnh phúc của nhân viên. Có rất ít quốc gia hướng tới mục tiêu hạnh phúc (cào bằng). Mà khi chúng ta đặt mục tiêu ưu tiên là sự phát triển như vậy, việc không thoải mái, bức bối, bức xúc sẽ thường xuyên xảy ra. Và đối tượng chung để mọi người hướng tới, để giải tỏa chính là những người đứng đầu, những giai cấp giầu hơn, tầng lớp phía trên mình.
Ngoài ra các mối quan hệ không đồng cấp như sếp với nhân viên và con cái với bố mẹ là các mối quan hệ có nhiều áp lực, nhiều hiểu lầm, dễ miss communicate nhất. Vậy nên nhân viên thường không hiểu sếp và dễ bức xúc với sếp là bình thường.
Cuồi cùng thì
Sau khi hiểu như vậy thì mình không còn vấn đề gì nhiều với việc nhân viên nói xấu sếp nữa. Không khuyến khích nhưng mình xem việc này là bình thường, vui vẻ đón nhận. Ngoài ra mình dùng truyền thông nội bộ để cung cấp mọi người có sẵn tư liệu mà buôn bán, chém gió, thay vì phải buôn bán những tin đồn thất thiệt.
Một cuốn sách quản trị mình muốn recommend cho vấn đề này là cuốn: Lãnh đạo giỏi phải biết tạo niềm vui.
Như một vị nguyên thủ tại VN đã nói với mình: "Trên cao thì gió mạnh. Nếu sợ bị chửi, chẳng bao giờ làm được việc lớn". Vậy nên hãy cứ vui khi nhân viên mình còn chửi. Đến lúc họ chán không buồn chửi nữa thì mới là nguy hiểm.
Lê Minh Hưng
Mình từng nhiều năm làm nhân viên và cũng có khoảng 10 năm làm sếp. Sếp cảm thấy thế nào khi nhân viên nói xấu mình ấy à? Để mình chia sẻ nhé!
Cảm giác ... buồn và cười
Những ngày đầu tiên biết có việc đấy cảm giác có chút hơi buồn và phần nhiều là buồn cười. Buồn là vì nghĩ rằng mình đã cố gắng, nỗ lực, chiến đấu vì anh em rất nhiều mà anh em lại làm thế với mình. Các chính sách, quan điểm đường hướng của doanh nghiệp mọi người chưa hiểu được nên có những thứ không vui, không hài lòng ...
Đau đầu nghĩ cho mọi người nhưng họ lại không hài lòng
Buồn cười vì họ hay buôn bán những tin đồn không chính xác, rồi bình phẩm, nói xấu những đặc điểm nhỏ mà mình không mấy lưu tâm như hình thể, quần áo, tóc tai. Tóm lại đủ các chuyện ...
Đủ loại tin đồn thất thiệt không thể giải thích
Vì sao vậy
Sau này mình nghiên cứu thì thấy thực ra nói xấu sếp là một nhu cầu tự nhiên của con người. Nó cần thiết như cơm ăn nước uống. Nó giúp giải tỏa bớt căng thẳng, áp lực trong công việc. Vậy nên đã làm sếp thì phải xác định chuyện này sẽ xảy ra. Không ai có thể làm hài lòng tất cả mọi người. Việc này nếu nhìn rộng ra ở tầm quốc gia, thì chính phủ nào, Đảng phái nào khi điều hành đều sẽ bị chửi cả.
Butan thuộc top hạnh phúc nhưng lại kém phát triển
Bởi bài toán điều hành doanh nghiệp, tổ chức, hay quốc gia sẽ ưu tiên hướng tới mục tiêu phát triển là chủ đạo và chấp nhận duy trì sự hạnh phúc ở mức tạm ổn với đại đa số thành viên. Có rất ít doanh nghiệp hướng tới mục tiêu hạnh phúc của nhân viên. Có rất ít quốc gia hướng tới mục tiêu hạnh phúc (cào bằng). Mà khi chúng ta đặt mục tiêu ưu tiên là sự phát triển như vậy, việc không thoải mái, bức bối, bức xúc sẽ thường xuyên xảy ra. Và đối tượng chung để mọi người hướng tới, để giải tỏa chính là những người đứng đầu, những giai cấp giầu hơn, tầng lớp phía trên mình.
Ngoài ra các mối quan hệ không đồng cấp như sếp với nhân viên và con cái với bố mẹ là các mối quan hệ có nhiều áp lực, nhiều hiểu lầm, dễ miss communicate nhất. Vậy nên nhân viên thường không hiểu sếp và dễ bức xúc với sếp là bình thường.
Cuồi cùng thì
Sau khi hiểu như vậy thì mình không còn vấn đề gì nhiều với việc nhân viên nói xấu sếp nữa. Không khuyến khích nhưng mình xem việc này là bình thường, vui vẻ đón nhận. Ngoài ra mình dùng truyền thông nội bộ để cung cấp mọi người có sẵn tư liệu mà buôn bán, chém gió, thay vì phải buôn bán những tin đồn thất thiệt.
Một cuốn sách quản trị mình muốn recommend cho vấn đề này là cuốn: Lãnh đạo giỏi phải biết tạo niềm vui.
Như một vị nguyên thủ tại VN đã nói với mình: "Trên cao thì gió mạnh. Nếu sợ bị chửi, chẳng bao giờ làm được việc lớn". Vậy nên hãy cứ vui khi nhân viên mình còn chửi. Đến lúc họ chán không buồn chửi nữa thì mới là nguy hiểm.
Trần Hoàng Mỹ Linh
may mắn là những sếp cũ của mình đều không quá tệ đến nỗi phải lập group nói xấu. thường thì sau khi đã nghỉ việc, mình cùng các đồng nghiệp cũ sẽ ngồi cafe, tám về chuyện công việc ở công ty cũ, sếp cũ thôi. ai chả có ưu điểm khuyết điểm.
sếp thì chắc biết nhân viên nói xấu mình, nhưng mình nghĩ họ chọn cách không quan tâm thôi. mình có tiền, mình mướn nhân viên về làm việc, kiểu gì mình cũng là chủ, nên rộng lượng với cấp dưới. còn những chuyện mình bị nói xấu về tác phong, về cách nói chuyện này nọ thì cứ xem như bình thường. ai chả có khuyết điểm
Trần Lê Minh
Mình chỉ "nói đúng", không nói xấu sếp bao giờ nha.
Đúng thì có cả những điểm tốt và chưa tốt.
Người ẩn danh
Mình chưa nói xấu sếp bao giờ. Nhiều lúc cũng khá bực vì bị mắng nhưng ngẫm lại thấy mắng đúng nên rồi cũng xong.
Mie miao mian
Nói thì vui nhưng bản thân mình cũng rất hạn chế, tránh cả việc mới vào cty đã bị rủ rê lôi kéo nói xấu sếp, tránh thị phi là 1 phần nhưng mình sợ cảm giác mình sẽ ác cảm với ngta lâu dần mình sẽ bị khó chịu :)) rồi lại chuyển việc ,1 phần vì những gì mn ở chỗ mình bóc mẽ sếp hay kiểu để ý vặt vãnh. Trừ phi mình rơi vào môi trường thi phi để cạnh tranh thì sẽ quan tâm nhiều hơn xung quanh các cuộc nói xấu để nắm bắt thông tin.
Nguyễn Quang Vinh
Mình thì chưa bao giờ, cơ bản sếp là ông anh họ, mình là cốt cán, nói xấu sếp với đám ở dưới, công ty đi về đâu. Sau nữa thì kiếm đâu ra sếp tội như sếp mình thì chắc cũng mọc râu. Nên chưa bao giờ nói xâu sếp. Chỉ có nói xấu đối tác thôi, hê hê
Đại Phong
Nói xấu cấp trên là "nhu cầu" thường trực của mỗi người, đặc biệt là các mẹ, các chị hay tám.
Tôi không chắc về tần xuất của mình, nhưng chắc mỗi tuần phải 2-3 lần 🐶
Gọi là nói xấu không biết có đúng không, nhưng tạm hiểu là phàn nàn, kêu ca, than thở những điều chưa hài lòng trong công việc. Mà trong công việc dĩ nhiên có nhiều thứ không hài lòng. Mà những thứ đó dĩ nhiên là do sếp tạo ra. Không nói xấu sếp thì nói xấu ai?