Bạn đã bao giờ nghi ngờ về khả năng của bản thân chưa, liệu đó có phải dấu hiệu của sự tự ti?
Cứ mỗi lúc làm cái gì không nên hồn, mình lại tự nghĩ rằng liệu có phải bản thân mình chưa đủ giỏi hay không? Nhưng rồi mình cũng chẳng biết phải trả lời thế nào nữa. Đã ai từng rơi vào trạng thái như thế chưa ạ?
kỹ năng mềm
,tâm lý học
Mình đã từng.
Thực ra câu hỏi của mình không giống bạn lắm. Nếu tự nhìn cuộc sống của mình mà thấy không ổn, thì là do bản thân có vấn đề rồi. Chuyện cần hỏi không phải là có phải mình chưa đủ giỏi hay không, vì chắc chắn là mình chưa đủ giỏi. Chuyện cần hỏi là phải làm gì tiếp theo, bản thân nếu cần thay đổi thì làm thế nào.
Ví dụ nhé, lúc nhỏ mình trượt khi thi chọn đội tuyển quốc gia. Cái đó thì chắc chắn là do mình chưa đủ giỏi rồi. Chuyện cần làm không phải là suy nghĩ xem mình có kém cỏi không, mà quyết định năm sau thi đội tuyển tiếp, hay nghỉ để tập trung thi đại học, hay du học.
Ví dụ khác, cùng làm nghiên cứu mà bạn của bạn có bài đăng Nature, bạn thì đăng hội nghị cũng chật vật, thì không nên hỏi là mình có đủ giỏi không, mà nên hỏi là có nên tiếp tục hướng của mình không, có nên làm nốt hay bỏ ra industry, etc.
Chuyện mình có giỏi hay không mình cảm thấy không quan trọng, quan trọng là nhìn nhận được tình hình hiện tại để biết cái gì đáng để tiếp tục cố gắng, cái gì đáng làm.
Người ẩn danh
Mình đã từng.
Thực ra câu hỏi của mình không giống bạn lắm. Nếu tự nhìn cuộc sống của mình mà thấy không ổn, thì là do bản thân có vấn đề rồi. Chuyện cần hỏi không phải là có phải mình chưa đủ giỏi hay không, vì chắc chắn là mình chưa đủ giỏi. Chuyện cần hỏi là phải làm gì tiếp theo, bản thân nếu cần thay đổi thì làm thế nào.
Ví dụ nhé, lúc nhỏ mình trượt khi thi chọn đội tuyển quốc gia. Cái đó thì chắc chắn là do mình chưa đủ giỏi rồi. Chuyện cần làm không phải là suy nghĩ xem mình có kém cỏi không, mà quyết định năm sau thi đội tuyển tiếp, hay nghỉ để tập trung thi đại học, hay du học.
Ví dụ khác, cùng làm nghiên cứu mà bạn của bạn có bài đăng Nature, bạn thì đăng hội nghị cũng chật vật, thì không nên hỏi là mình có đủ giỏi không, mà nên hỏi là có nên tiếp tục hướng của mình không, có nên làm nốt hay bỏ ra industry, etc.
Chuyện mình có giỏi hay không mình cảm thấy không quan trọng, quan trọng là nhìn nhận được tình hình hiện tại để biết cái gì đáng để tiếp tục cố gắng, cái gì đáng làm.
Thi Xinh Đẹp
Không phải tất cả những gì mà đa số mọi người thấy đúng thì bạn cũng phải làm theo như vậy. Bạn biết đấy, còn rất nhiều điều đúng đắn khác đang chờ bạn làm. Vì vậy, có thể bạn đã không mua căn nhà kia, chiếc xe ô tô đó, hay bất cứ thứ gì khác, khi nó trông có vẻ như một món hời thực sự. Nhưng món hời béo bở đó có thể chỉ là lựa chọn tuyệt vời cho những người khác, chứ không phải bạn. Hãy ngừng tự xét nét, chỉ trích những quyết định của mình khi bạn không mua những thứ đó. Bởi rốt cuộc, theo thời gian, đa số mọi người sẽ bị cuốn vào một cảm giác rất kỳ lạ, khó chịu khi họ quyết định rút lui khỏi một giao dịch mua hàng. Đó là một linh cảm, và “lựa chọn đúng đắn” này của bạn đã làm theo đúng với linh cảm đó.
Bên cạnh đó, việc tự nghi ngờ bản thân chỉ nằm trong suy nghĩ của bạn, vì vậy, rõ ràng là không ai có thể nghe thấy những gì bạn đang lo lắng, phải không? Ồ, vậy thì ở một mức độ nhất định nào đó, họ không thể phát hiện ra quyết định của bạn có vấn đề gì. Mặc dù có thể bạn không nói ra sự lo lắng về quyết định mà bạn vừa đưa ra, nhưng biểu hiện của bạn sẽ cho thấy có điều gì đó không ổn.
Nếu bất kỳ ai nhận ra rằng bạn không chắc chắn về một quyết định nào đó, họ cũng có thể sẽ bắt đầu nghi ngờ những gì bạn đã làm. Bạn phải tự tin khi quyết định, và sự tự tin này sẽ nhận được sự tôn trọng từ người khác. Ngay cả khi bạn nhận ra đó không phải là lựa chọn tốt nhất, nhưng những người khác có thể sẽ không chú ý đến đâu.