Bạn đã bao giờ nghi ngờ chính mình (năng lực, tính cách thật...) chưa?

  1. Tâm lý học

Từ khóa: 

tâm lý học

Có chứ, trong tâm lý học ứng dụng thì có hẳn 1 chương nói về nhận thức cảm tính, và nghi ngờ chính mình là 1 dạng trong đó

Bạn có thể hiểu những thứ mà chúng ta không thể sờ nắm được thì chúng ta luôn có cảm giác rất tương đối, không rõ ràng về nó. Ví dụ như ma. Ban đêm thường chúng ta sợ ma hơn ban ngày. Và năng lực của chính chúng ta cũng vậy. Khi gặp 1 bài toán dễ, chúng ta rất tự tin, nhưng khi 1 bài toán khó trong cuộc sống, nếu không giải được thì cảm giác nghi ngờ chính mình là không thể tránh khỏi được.

Do đó nên sinh ra những bài test đánh giá về tính cách, năng lực đó bạn, vì không có thang đo chính xác về sự nghi ngờ, tự tin,v.v.

Trả lời

Có chứ, trong tâm lý học ứng dụng thì có hẳn 1 chương nói về nhận thức cảm tính, và nghi ngờ chính mình là 1 dạng trong đó

Bạn có thể hiểu những thứ mà chúng ta không thể sờ nắm được thì chúng ta luôn có cảm giác rất tương đối, không rõ ràng về nó. Ví dụ như ma. Ban đêm thường chúng ta sợ ma hơn ban ngày. Và năng lực của chính chúng ta cũng vậy. Khi gặp 1 bài toán dễ, chúng ta rất tự tin, nhưng khi 1 bài toán khó trong cuộc sống, nếu không giải được thì cảm giác nghi ngờ chính mình là không thể tránh khỏi được.

Do đó nên sinh ra những bài test đánh giá về tính cách, năng lực đó bạn, vì không có thang đo chính xác về sự nghi ngờ, tự tin,v.v.

Người ta cho rằng so sánh là gốc rễ của mọi sự bất hạnh, và đúng là như vậy. Sau cùng thì ở ngoài kia luôn luôn có một người nào đó hạnh phúc hơn, giàu có hơn, thông minh hơn, thu hút hơn hay thành công hơn chúng ta, vì thế mà chúng ta dễ dàng cảm thấy ghen tị. Tuy nhiên, việc liên tục so sánh bản thân mình với người khác sẽ khiến chúng ta đánh mất đi cái nhìn khách quan về tất cả những điều tuyệt vời mà chúng ta có được trong cuộc sống của mình cũng như trong chính bản thân mình. Nếu tiếp tục, chúng ta sẽ càng lúc càng trở nên ích kỷ và bất hạnh hơn mà thôi. Hãy luôn nhớ rằng người mà bạn mang ra để so sánh với chính mình cũng tự so sánh họ với người khác.

Cầu toàn, chấp nhận bản thân, tự yêu thương và khoan dung với chính mình - đó là tất cả những điều mà hầu hết chúng ta cứ cố gắng đấu tranh trong suốt cuộc đời. Khi nghĩ về những khiếm khuyết và lỗi lầm của mình, ai cũng sẽ cảm thấy bản thân không đủ tốt, nhưng bạn cần nhắc nhở bản thân rằng những lỗi lầm và những điểm tồi tệ nhất của bạn không định nghĩa con người bạn cũng như cả cuộc đời bạn. Hãy tử tế với bản thân và vui mừng khi ý thức được những phẩm chất tuyệt vời nhất của bạn. Bởi vì thậm chí vào những ngày tồi tệ nhất thì thật sự bạn vẫn đúng nhiều hơn sai, và như thế là đủ!

Đã từng rồi bạn ạ. Mình nghi ngờ bản thân có tính cách xấu, kiểu một phần nào đấy trong mình là kẻ ác., kiểu bị nghi ngờ về con người thật của mình. Ví dụ như thấy một ai đó bị thương, bên cạnh cái sự thương cảm của mình thì 1 góc nhỏ nào đó mình thấy thú vị, kiểu vui vui,....Hoặc khi mình nhặt được đồ rơi như tiền chẳng hạn, mình có 2 luồng suy nghĩ là có nên trả lại người ta hay không,...nhưng mình đều chọn cách làm người tử tế. Đó là chuyện khá lâu trước kia rồi, giờ mình chấp nhận và hiểu rằng hình như tròn mỗi chúng ta đều tồn tại 2 phần dối lập như thế. Quan trọng là mình quyết định đi theo cái gì, lựa chọn cái gì mà thôi.

Mình chưa hiểu lắm, có cả nghi ngờ về tính cách của bản thân hả?

Có chứ và rất nhiều. Có những lúc mình cảm thấy tội lỗi khi trót dành cả ngày lướt Facebook, Youtube trong vô định nhưng đến khi có mong muốn làm điều gì đó có ích thì lại bị sự hoài nghi dằn vặt rằng “liệu mình có thể làm tốt bằng những con người tài giỏi ngoài kia không?”