Bạn đã bao giờ mong muốn xuất bản một cuốn sách?

  1. Sách

Các nhà khoa học, sử gia, kinh tế lớn trên thế giới và ở Việt Nam đều cho ra mắt cuốn sách của riêng mình. Cá nhân mình thấy đến một độ tuổi nhất định, con người sẽ có thiên hướng chia sẻ và cho đi nhiều hơn. Đó là khi ta có cả thành tựu lẫn sự công nhận từ mọi người. Thế thì khi ấy bạn có nghĩ ra việc viết một cuốn sách hay không :D
Từ khóa: 

sách

Thật sự rất muốn xuất bản một cuốn sách nhưng trong lúc viết thì chắc nản :<<

Trả lời

Thật sự rất muốn xuất bản một cuốn sách nhưng trong lúc viết thì chắc nản :<<

Mình đang tiến hành làm việc đó

Lần đầu tiên mình muốn xuất bản sách là lúc học về MIPS, một loại ngôn ngữ bậc thấp, hồi còn học đại học.

Ngôn ngữ này không được dùng nhiều nữa, nhưng dễ hiểu và giúp người học nắm được nguyên lý của hợp ngữ (vì cùng lý do mà người ta dạy Pascal, tất nhiên là bây giờ không ai dùng Pascal để thật sự làm cái gì cả).

Vì thấy có ít tài liệu nên mình đã muốn viết một cuốn về MIPS, ít nhất là để các em khóa sau học dễ dàng hơn. Tiếc là khi bắt tay vào viết mình mới thấy hoàn thành một cuốn sách không phải đơn giản, và cuối cùng thì mình đã bỏ dở nó.

Hồi trước có mấy nhà xuất bản cũng bảo mình viết sách, thực ra lúc đó mình cũng đang viết 1 cuốn nhưng có 1 vài lý do khiến mình không còn hứng thú.

Thứ nhất: Sách ở Việt Nam phải nói là rẻ như bèo, viết sách chất lượng thì ít người đọc mà mấy sách tào lao kiểu ngôn tình, hay mấy loại văn học rác rưởi thì mình thực sự là không muốn viết.



Thứ 2: Tiền nhuận bút cực kỳ thấp, chẳng được bao nhiêu tiền, có bao nhiêu người ở VN có thể thực sự sống được bằng việc chỉ ăn và viết, chắc chỉ có bác Ánh đáng được tôn trọng, còn những tác giả trẻ khác thì với mình, sách của mấy người đó cho mình, mình ném ngay vào sọt rác cho lành, toàn mấy thứ rác rưởi, thực sự làm ô uế cả nền văn học của đất nước có 4000 năm lịch sử.



Thứ 3:  Viết sách là 1 công việc cực kỳ nặng nhọc, có thể nói trong tất cả những công việc cả về chân tay lẫn trí óc mà mình đã từng làm thì viết sách là công việc nặng nề nhất, gian khổ nhất. Bạn vừa phải có kiến thức, lại phải viết sao cho nó hay và hấp dẫn, rồi cần đến cảm xúc nữa, nhiều lúc ngồi vào màn hình cả tối mà viết được một chữ FU** to đùng, dù kiến thức thì có mà không sao viết được, hoặc viết được nhưng lộn xộn, không đâu vào đâu. Đọc 1 dòng chữ chỉ mất có vài giây nhưng đôi khi để viết ra  dòng đó thì phải mất cả đời. Mình phải mua 2 cuốn từ điển, 1 cuốn từ điển Tiếng Việt và 1 cuốn từ điển Hán Việt về để tra cứu mà nhiều khi không biết dùng từ nào cho phù hợp, tìm cả tháng mới được, thực sự rất vất vả. Đó là chưa kể đến việc phải tìm hiểu số liệu, đọc cả núi thông tin, rồi xử lý sắp xếp...quá nhiều việc phải làm.



Thứ 4: Đó là vấn đề kiểm duyệt. Ở VN thì bạn biết rồi đấy, viết linh tinh không những không được xuất bản mà còn có nguy cơ bị đi tù nên thực sự mình không dám viết luôn, chỉ viết rồi tự đọc vì đây là thú vui của mình. Mình viết về giáo dục, mà giáo dục ở Việt Nam thì hay bị cấm đoán. Định chuyển qua viết về lịch sử thì lại càng dễ chết, nên thôi, tốt nhất là không viết gì cho lành. 



Thứ 5: Không có sự hỗ trợ và chất lượng độc giả ở VN còn rất rất thấp. Do trình độ dân trí của VN còn thấp nên những điều mà mình viết chắc chắn có nhiều người sẽ không hiểu, thực sự là cô đơn vì đôi khi mình viết xong 1 đoạn hoặc 1 chương mà cũng không biết gửi bản thảo cho ai để đọc thử và đánh giá. Có tham gia 1 vài nhóm nhưng về sách trên facebook toàn thấy tranh cãi, chửi nhau không. Có gửi bản thảo cho một số người nhưng cũng nhận được mấy nhận xét rất tào lao, vớ vẩn, không có giá trị mấy. Mình từng có ý tưởng là thành lập một công ty chuyên viết sách, hoặc một nhóm chuyên viết sách như nhóm của tác giả Jim Collin nhưng mà điều này xem ra có vẻ khó thực hiện được ở VN, vì nhìn chung thì người VN không có văn hoá chia sẻ, đặc biệt liên quan đến việc học hành, kiến thức thì cứ kiểu bị kỳ thị hay sao ý. Đi đến đâu mà bảo là mình đọc nhiều sách thì sẽ bị mọi người nhìn với con mắt khác, thực sự đó là 1 nét văn hoá rất tệ.


Thứ 6: Văn hoá của người Việt. Người Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của đạo Nho nên luôn có xu hướng kiểu như phải khiêm tốn, phải giấu mình rồi này nọ thành ra người ta ít chịu chia sẻ cái mình biết với mọi người, sợ làm thế thì bị cho là kiêu ngạo, là tự cao tự đại này nọ, chẳng thể nào hiểu nổi,. Cá mình khi xem phim Mỹ thì thấy ở bên đó gần như nhà nào họ cũng có thư viện, mà thấy đi tù họ vẫn đọc sách ầm ầm, ôi bảo sao họ giàu vậy. Đặc biệt là chỉ cần có kiến thức một chút là họ sẽ viết sách để chia sẻ với mọi người, cái trên trời dưới biển gì cũng thấy họ viết luôn.

Còn người Việt thì toàn thấy tủ rượu chứ chẳng thấy mấy nhà có thư viện, rồi người biết thì lại im ỉm kiến thức chứ không chia sẻ với ai thành ra nó tạo nên một thị trường ảm đạm, tẻ nhạt và vô cùng thiếu muối. 

Muốn viết sách hay thì bạn phải đọc sách để có văn phong tốt, có kiến thức phong phú thì mới viết được. Nhưng ở VN do văn hoá đọc sách không có nên viết văn cũng rất tệ, đến chính tả viết còn sai tùm lum thì nói gì đến viết văn, viết sách, nói chung nền văn hoá của VN còn quá nhiều hạn chế, nếu không thay đổi thì mãi mãi không thể nào phát triển được.
 


Chắc là sẽ còn cái thứ 7, thứ 8 nữa nhưng về cơ bản thì mấy cái ở trên chính là vấn đề mình gặp phải, chia sẻ vậy để mọi người cùng biết. :D


 

Ý tưởng viết lách thì nhiều ng có nhưng để làm 1 công trình như sách thì mình nghĩ là sẽ không bao giờ viết. Mình thường viết các bào blog chia sẻ các quan điểm ý tưởng và bị vùi dập không thương tiếc. Nhưng việc viết các blog khiến mình cảm thấy không quá mệt mỏi hay áp lực .

Mình muốn viết một cuốn sách nghiên cứu về ngôn ngữ Êtruscô (Rasna). Có lẽ nếu mình kiên trì học lên được tiến sĩ, đây sẽ là đề tài nghiên cứu.

https://cdn.noron.vn/2020/09/25/8704483011109844-1601049754.jpg

Mình không phải là 1 nhà khoa học, sử gia, kinh tế lớn nhưng mình cũng đang làm chuyện đó.

Rất nhiều các Thầy/Cô đang sử dụng tài liệu của mình để dạy về Toán/Lý/Hóa nhưng chỉ có điều họ không bao giờ để tên của mình trên đó bao giờ.

Mình cũng mong muốn làm điều này. Nó giống như việc nhìn lại cuộc đời mình sau tất cả những trải nghiệm trong đời ấy. Nó cũng giống như việc sắp xếp gọn gàng lại những hoài niệm thời trẻ nữa. Hehe...