Bạn có thường nằm mơ khi lo lắng không?
Ko biết mọi người thế nào chứ mình thì gặp suốt, nếu ngày hôm sau mình có chuyện gì hơi quan trọng thôi là y như rằng, đêm đó ngủ ko ngon giấc và mơ linh tinh, ví dụ có cuộc hẹn với khách hàng thì mình sẽ mơ thấy trễ hẹn, hoặc bị gì đó ko suông sẻ, hôm sau ký hợp đồng thì đêm sẽ mơ thấy sai sót gì đó, mà mơ phi logic lắm. Mặc dù thật sự mình ko hề lo lắng gì luôn mà vẫn vậy, não mình nó lo ngầm hay sao ấy, bị ngủ ko ngon giác thì hôm sau cũng ko thể thoải mái xinh đẹp mà làm việc được 😤
tâm lý học
Con người dành một phần ba cuộc đời để ngủ, và trong giấc ngủ, chúng ta lại gặp những giấc mơ. Bạn có thể nhìn thấy một khung cảnh đẹp, một câu chuyện vui hay một số thứ đáng sợ, kỳ lạ.
Mỗi người đều có những giấc mơ độc đáo của riêng mình bởi vì chúng ta trải nghiệm nhiều sự kiện và
Giấc mơ là ảo giác xảy ra trong giai đoạn “giấc ngủ chuyển động mắt nhanh” kéo dài 10 – 20 phút và lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm. Giai đoạn này có sự tương đồng với trạng thái thức giấc của một người nên tất cả các phần của bộ não sẽ hoạt động, ngoại trừ phần chịu trách nhiệm về tính logic. Nồng độ serotonin và norepinephrine – những chất dẫn truyền thần kinh điều khiển tính logic và sự chú ý – bị giảm trong khi ngủ. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi giấc mơ của chúng ta thường rất kỳ lạ.
Giấc mơ có thể là cách giúp bạn đối mặt với những thay đổi cảm xúc trong cuộc sống vì khi ngủ, bộ não sẽ tạo ra các kết nối liên quan đến những cảm xúc tồn tại sâu trong tiềm thức và khiến chúng hiện lên một cách rõ rệt. Vậy nên, việc giải mã và hiểu về giấc mơ sẽ giúp bạn phát hiện những cảm xúc ẩn giấu bên trong mình.
Còn ác mộng thì sao? Tại sao chúng ta thấy ngày tận thế, thây ma, bị truy đuổi hoặc những “kịch bản” không mấy dễ chịu khác trong giấc mơ? Các nhà khoa học Thụy Sĩ và Mỹ đã tổ chức một thí nghiệm để tìm lời đáp cho câu hỏi này. Theo ý kiến của họ, ác mộng là một loại đào tạo của hệ thống thần kinh, có chức năng giúp chúng ta giải quyết
Các nhà nghiên cứu đã xác định được hai khu vực chịu trách nhiệm cho những cơn ác mộng, đó là các insula và vỏ não trung gian.
Hai phần não này kích hoạt trong cùng một tình huống khi sự sợ hãi xuất hiện trong cuộc sống thực. Insula chịu trách nhiệm đánh giá cảm xúc và tự khởi động ngay khi một người cảm thấy lo lắng. Vỏ não trung gian chuẩn bị cho người đó phản ứng thích hợp và kiểm soát cách hành xử khi nguy hiểm diễn ra. Vì vậy, nếu bạn từng trải nghiệm một sự kiện đáng sợ gây sang chấn tâm lý, chẳng hạn như bị tai nạn, bị tấn công, bị bỏ rơi… insula và phần não trung gian sẽ ghi nhớ mọi hình ảnh và cảm xúc tiêu cực, sau đó, chúng sẽ tự động tái hiện lại khi bạn ngủ.
Nguồn : elle.vn
Vậy nên mình nghĩ nếu hôm nay bạn tiêu cực và thiếu sức sống, nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của ngày hôm sau. Và cứ thế lặp đi lặp lại. Có những cách sau để khắc phục tình trạng ấy mà mình thường dùng để giúp cuộc sống có ý nghĩa và năng lượng mỗi ngày :
•Viết việc đã hoàn thành mỗi ngày ra giấy
Chuyên gia tâm lý Martin Seligman trong quyển sách Flourish của mình đã chỉ ra một số cách để giúp bạn nhanh chóng và dễ dàng vực dậy tinh thần và làm giảm những phiền muộn. Cách đơn giản nhất là mỗi tối trước khi ngủ, hãy dành ra 10 phút để nghĩ lại những điều bạn đã làm tốt trong ngày qua. Viết ra giấy 3 điều bạn cho đã làm tốt và lý do. Cách này sẽ giúp cải thiện đáng kể tâm trạng của bạn từng ngày.
•Thay đổi bản thân
Theo tác giả Sonja Lyubomirsky trong cuốn The How of Happiness (tạm dịch: Cách để hạnh phúc), có đến 40% sự hạnh phúc nằm trong khả năng thay đổi bản thân.
Hãy học cách biết ơn, nhận trách nhiệm, bớt đổ lỗi, học cách tha thứ, nói đồng ý, sống tử tế mỗi ngày… sẽ giúp mang lại nhiều hạnh phúc.
•Nhận thức được điều khiến bạn căng thẳng.
Tương tự như trên, quá trình tìm hiểu bản thân bao gồm cả thời gian tìm hiểu những điều khiến bạn không vui. Đôi khi nguyên nhân rất đơn giản và rõ ràng. Ví dụ, không ai thích tắc đường. Nhưng dành thời gian suy nghĩ về mảnh đời của bạn có thể sẽ tác động rõ rệt đến hạnh phúc của bản thân.
•Ở cạnh những người lạc quan.
Tâm trạng vui vẻ có thể truyền từ người này sang người kia vậy nên sự bi quan cũng vậy. Nếu bạn muốn vui vẻ hơn thì hãy thử dành nhiều thời gian ở cạnh những người vui vẻ. Hãy ở cạnh gia đình, bạn bè hay người đồng nghiệp lạc quan.
Chúc bạn luôn vui vẻ mỗi ngày, ko còn những áp lực, căng thẳng nữa. Và chúc bạn có những giấc mơ đẹp về cuộc sống 💛
Shunthy Phan
Con người dành một phần ba cuộc đời để ngủ, và trong giấc ngủ, chúng ta lại gặp những giấc mơ. Bạn có thể nhìn thấy một khung cảnh đẹp, một câu chuyện vui hay một số thứ đáng sợ, kỳ lạ.
Mỗi người đều có những giấc mơ độc đáo của riêng mình bởi vì chúng ta trải nghiệm nhiều sự kiện và
Giấc mơ là ảo giác xảy ra trong giai đoạn “giấc ngủ chuyển động mắt nhanh” kéo dài 10 – 20 phút và lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm. Giai đoạn này có sự tương đồng với trạng thái thức giấc của một người nên tất cả các phần của bộ não sẽ hoạt động, ngoại trừ phần chịu trách nhiệm về tính logic. Nồng độ serotonin và norepinephrine – những chất dẫn truyền thần kinh điều khiển tính logic và sự chú ý – bị giảm trong khi ngủ. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi giấc mơ của chúng ta thường rất kỳ lạ.
Giấc mơ có thể là cách giúp bạn đối mặt với những thay đổi cảm xúc trong cuộc sống vì khi ngủ, bộ não sẽ tạo ra các kết nối liên quan đến những cảm xúc tồn tại sâu trong tiềm thức và khiến chúng hiện lên một cách rõ rệt. Vậy nên, việc giải mã và hiểu về giấc mơ sẽ giúp bạn phát hiện những cảm xúc ẩn giấu bên trong mình.
Còn ác mộng thì sao? Tại sao chúng ta thấy ngày tận thế, thây ma, bị truy đuổi hoặc những “kịch bản” không mấy dễ chịu khác trong giấc mơ? Các nhà khoa học Thụy Sĩ và Mỹ đã tổ chức một thí nghiệm để tìm lời đáp cho câu hỏi này. Theo ý kiến của họ, ác mộng là một loại đào tạo của hệ thống thần kinh, có chức năng giúp chúng ta giải quyết
Các nhà nghiên cứu đã xác định được hai khu vực chịu trách nhiệm cho những cơn ác mộng, đó là các insula và vỏ não trung gian.
Hai phần não này kích hoạt trong cùng một tình huống khi sự sợ hãi xuất hiện trong cuộc sống thực. Insula chịu trách nhiệm đánh giá cảm xúc và tự khởi động ngay khi một người cảm thấy lo lắng. Vỏ não trung gian chuẩn bị cho người đó phản ứng thích hợp và kiểm soát cách hành xử khi nguy hiểm diễn ra. Vì vậy, nếu bạn từng trải nghiệm một sự kiện đáng sợ gây sang chấn tâm lý, chẳng hạn như bị tai nạn, bị tấn công, bị bỏ rơi… insula và phần não trung gian sẽ ghi nhớ mọi hình ảnh và cảm xúc tiêu cực, sau đó, chúng sẽ tự động tái hiện lại khi bạn ngủ.
Nguồn : elle.vn
Vậy nên mình nghĩ nếu hôm nay bạn tiêu cực và thiếu sức sống, nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của ngày hôm sau. Và cứ thế lặp đi lặp lại. Có những cách sau để khắc phục tình trạng ấy mà mình thường dùng để giúp cuộc sống có ý nghĩa và năng lượng mỗi ngày :
•Viết việc đã hoàn thành mỗi ngày ra giấy
Chuyên gia tâm lý Martin Seligman trong quyển sách Flourish của mình đã chỉ ra một số cách để giúp bạn nhanh chóng và dễ dàng vực dậy tinh thần và làm giảm những phiền muộn. Cách đơn giản nhất là mỗi tối trước khi ngủ, hãy dành ra 10 phút để nghĩ lại những điều bạn đã làm tốt trong ngày qua. Viết ra giấy 3 điều bạn cho đã làm tốt và lý do. Cách này sẽ giúp cải thiện đáng kể tâm trạng của bạn từng ngày.
•Thay đổi bản thân
Theo tác giả Sonja Lyubomirsky trong cuốn The How of Happiness (tạm dịch: Cách để hạnh phúc), có đến 40% sự hạnh phúc nằm trong khả năng thay đổi bản thân.
Hãy học cách biết ơn, nhận trách nhiệm, bớt đổ lỗi, học cách tha thứ, nói đồng ý, sống tử tế mỗi ngày… sẽ giúp mang lại nhiều hạnh phúc.
•Nhận thức được điều khiến bạn căng thẳng.
Tương tự như trên, quá trình tìm hiểu bản thân bao gồm cả thời gian tìm hiểu những điều khiến bạn không vui. Đôi khi nguyên nhân rất đơn giản và rõ ràng. Ví dụ, không ai thích tắc đường. Nhưng dành thời gian suy nghĩ về mảnh đời của bạn có thể sẽ tác động rõ rệt đến hạnh phúc của bản thân.
•Ở cạnh những người lạc quan.
Tâm trạng vui vẻ có thể truyền từ người này sang người kia vậy nên sự bi quan cũng vậy. Nếu bạn muốn vui vẻ hơn thì hãy thử dành nhiều thời gian ở cạnh những người vui vẻ. Hãy ở cạnh gia đình, bạn bè hay người đồng nghiệp lạc quan.
Chúc bạn luôn vui vẻ mỗi ngày, ko còn những áp lực, căng thẳng nữa. Và chúc bạn có những giấc mơ đẹp về cuộc sống 💛
Solitary
Khi mình lo lắng đặc biệt là stress mình mơ nhiều và ngủ không ngon chút nào. Nó như kiểu cài đặt vào não í, cố tỏ ra lạc quan nhưng nó vẫn nhức nhối, nó vẫn nằm ở đó khiến ta phải mệt mỏi và khó chịu.
Nên con người càng buông bỏ được bao nhiêu, càng sống an nhiên bấy nhiêu!
Huyền Trân
Mình không để ý nữa, nằm mơ là nằm mơ thôi.
Mới đây, mình mơ thấy thằng bạn cùng lớp hồi cấp hai đi chuyển giới....