Bạn có thể nói không, ngay cả khi điều đó khiến bạn không được yêu thích?

  1. Phong cách sống

Bạn có sẵn sàng nói ra những điều mà bạn cho là đúng ngay cả khi bạn biết khi nói ra, bạn sẽ không được yêu thích và có thể bị chỉ trích.

Từ khóa: 

phong cách sống

Nói CÓ thì không đúng mà nói KHÔNG thì cũng không hoàn toàn. Với mình thì điều đó còn tùy vào đối tượng, hoàn thành cụ thể nữa bạn ạ.

Thứ nhất, mình sẽ nói "KHÔNG", ngay cả khi nếu nói ra, mình không được yêu thích khi trong một tình huống, ai cũng có quyền bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình về một vấn đề nào đó. Ví dụ trong một cuộc họp về việc lên và thực hiện 1 kế hoạch cụ thể, bí thư có đưa ra cho chúng mình bản kế hoạch đã được lên và hỏi ý kiến mọi người. Ngay cả khi tất cả đều đồng ý và cho nó là perfect mà mình lại thấy có lỗ hổng hay nhiều vấn đề không được giải quyết, mình sẵn sàng nêu ra. Đương nhiên, nêu ra thì lại sinh việc để làm, nhiều người sẽ không thích. Nhưng chịu thôi, mình không muốn thực hiện 1 kế hoạch khi biết nó không khả thi và không đem lại hiệu quả cao.

Thứ hai, mình sẽ nói "CÓ" ngay cả khi mình làm điều mình không thích, không phải để lấy lòng người khác. Bạn sẽ cần vận dụng điều này khi mẹ bạn dành dụm để mua cho bạn 1 chiếc áo màu hồng thay vì màu đen bạn thích, hãy nói "Có" vì điều đó thể hiện sự trân trọng, biết ơn của bạn với mẹ và mẹ bạn cũng sẽ hạnh phúc. Mình không thích nếu như có ai đó làm phiền mình trong khoảng thời gian nghỉ ngơi nhưng mình cũng sẽ nói "có" nếu như có ai đó cần mình giúp,.....

Cuối cùng, mình sẽ nói quan điểm, những gì mình cho là đúng khi và chỉ khi bản thân đã có sự tìm hiểu, lắng nghe và đặt bản thân mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ.

Trả lời

Nói CÓ thì không đúng mà nói KHÔNG thì cũng không hoàn toàn. Với mình thì điều đó còn tùy vào đối tượng, hoàn thành cụ thể nữa bạn ạ.

Thứ nhất, mình sẽ nói "KHÔNG", ngay cả khi nếu nói ra, mình không được yêu thích khi trong một tình huống, ai cũng có quyền bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình về một vấn đề nào đó. Ví dụ trong một cuộc họp về việc lên và thực hiện 1 kế hoạch cụ thể, bí thư có đưa ra cho chúng mình bản kế hoạch đã được lên và hỏi ý kiến mọi người. Ngay cả khi tất cả đều đồng ý và cho nó là perfect mà mình lại thấy có lỗ hổng hay nhiều vấn đề không được giải quyết, mình sẵn sàng nêu ra. Đương nhiên, nêu ra thì lại sinh việc để làm, nhiều người sẽ không thích. Nhưng chịu thôi, mình không muốn thực hiện 1 kế hoạch khi biết nó không khả thi và không đem lại hiệu quả cao.

Thứ hai, mình sẽ nói "CÓ" ngay cả khi mình làm điều mình không thích, không phải để lấy lòng người khác. Bạn sẽ cần vận dụng điều này khi mẹ bạn dành dụm để mua cho bạn 1 chiếc áo màu hồng thay vì màu đen bạn thích, hãy nói "Có" vì điều đó thể hiện sự trân trọng, biết ơn của bạn với mẹ và mẹ bạn cũng sẽ hạnh phúc. Mình không thích nếu như có ai đó làm phiền mình trong khoảng thời gian nghỉ ngơi nhưng mình cũng sẽ nói "có" nếu như có ai đó cần mình giúp,.....

Cuối cùng, mình sẽ nói quan điểm, những gì mình cho là đúng khi và chỉ khi bản thân đã có sự tìm hiểu, lắng nghe và đặt bản thân mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ.

Nói "KHÔNG" cũng là cả một nghệ thuật đó bạn ạ. Nói như thế nào để phải phép, đúng mực, không làm mất lòng người ta là một việc cần phải luyện tập. Đối với mình, nói "KHÔNG" cũng là một cách tôn trọng bản thân. Ít ra, chúng ta biết lắng nghe bản thân, rằng mình không thích thì nói không thích, không muốn làm thì sẵn sàng từ chối, không muốn chấp nhận ý kiến đó thì phản biện lại,...Nói "CÓ" chỉ khiến bạn trở nên mệt mỏi, gượng ép mà thôi. Với cả, chấp nhận và gật đầu quá nhiều sẽ khiến bạn bận rộn hơn rất nhiều vì những thứ không cần thiết trong khi bạn đã quá bộn bề trong cuộc sống rồi. Vậy nên là, đôi khi chúng ta phải nói không, để biết yêu thương bản thân nữa. 

Bạn có thể tham khảo cách nói KHÔNG ở đây nhé:

 

Điều mình cho là đúng nhưng nó phải đúng, phải là sự thật thì có thể sẽ nói. Tại sao lại là "có thể"? Vì lớn rồi chứ có phải trẻ con đâu mà cái gì cũng nói toạch ra. Phải suy nghĩ trước sau, xem xét từng trường hợp nên hay không, lợi hay hại rồi hẵng nói.

Nếu trong một buổi thuyết trình, thấy các bạn nói sai thì phản biện lại là hoàn toàn nên. Không phản biện lại chỉ có thiệt cho mình và rồi người khác cũng thấy được lỗi sai đó nhưng mạnh dạn hơn nên nói ra có khi lại còn được cả lớp ngưỡng mộ. 

Còn khi nói chuyện với sếp chẳng hạn, thấy sếp vô lý quá nhưng cũng không nên nói thẳng ra, mất việc như chơi. Hay đồng nghiệp cạnh tranh, ai đời lại chỉ rõ là anh đang chơi xấu? Có thể dùng biện pháp nói giảm nói tránh, lựa lời mà nói. Điều này nó còn thể hiện văn hóa ứng xử và kỹ năng của từng người nữa đấy

Vì chỉ là người bình thường như bao người khác nên với câu hỏi này của bạn, mình không thể khẳng định là có thể, nó tùy thuộc vào từng trường hợp và cả người đang giao tiếp với mình

mình sẽ sẵn sàng nói ra những điều mà mình cho là đúng ngay cả khi nói ra sẽ không được yêu thích và có thể bị chỉ trích. Vì chúng ta có quyền tự do ngôn luận, chúng ta có thể nói ra những điều mình đúng và mình thấy những điều đúng thì không việc gì mà không được nói cũng như những điều đúng thì chẳng việc gì sợ bị không thích hay bị chỉ trích cả. Có khi học chỉ trích mình khi mình nói đúng là họ có phần gì đó ngang ngược với ý kiến của họ hoặc họ đang ghen tị với mình điều gì đó. cứ làm những điều mình cho là đúng mặc kệ họ có không yêu thích hay là có thể bị chỉ trích đi nữa. đó là quan điểm riêng của mình.