Bạn có thể giải mã cách đặt tên đường ở Hà Nội không?
Hà Nội 36 phố phường, trước kia, nhiều người khi nhớ về phố phường Hà Nội vẫn mặc định với con số ấy. Thế nhưng ngày nay, trên mảnh đất Thủ đô, mỗi năm vẫn mọc lên nhiều con đường mới với những tên gọi mới.
Những tên gọi ấy liệu có được đặt, sắp xếp một cách ngẫu nhiên hay tuân theo một quy luật, nguyên tắc nào đó?
văn hóa
,xã hội
Ở Hà Nội, phần lớn tên đường phố đều được đặt bằng tên các danh nhân có đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Mới đầu t cũng nghĩ, tên đường phố ở Hà Nội được sắp xếp ngẫu nhiên. Những thực ra chúng luôn tuân theo một quy tắc cụm, trong đó, mỗi cụm ứng với một triều đại, giai đoạn lịch sử nhất định.
Còn một quy tắc khác là, tên những con đường lớn thường ứng với người có công lớn và đường nhỏ hơn là tên các vị quan thần có công trong từng triều đại, thời kỳ lịch sử nhằm phản ánh vị trí của các "nhân thần" trong tâm lý người Việt, và gắn bó với yếu tố Đất.
Ví dụ như các phố Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ đều là những con đường lớn nằm gần mạn hồ Gươm lịch sử. Tản mác ven đó là những cái tên như Đinh Liệt, Đinh Lễ...Các con phố gợi nhắc "hào khí Đông A" thời nhà Trần cũng được sắp xếp cùng nhau. Ví như đường Trần Hưng Đạo, Trần Thái Tông nằm sát ngay phố Yết Kiêu, Dã Tượng, Đỗ Hành...
Xuôi về quận Cầu Giấy, các con đường ở đây lại gắn liền với tên các vị danh nhân thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước. Gần đường Xuân Thủy - Cầu Giấy có phố Trần Đăng Ninh. Đường Xuân Thủy (tên của cố bộ trưởng Bộ ngoại giao, người có công góp phần làm nên thắng lợi của việc ký kết hiệp định Paris) nằm cạnh ngay đường Phạm Văn Đồng (vị cố Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao lỗi lạc, từng tham gia các cuộc đàm phán về Hiệp định Giơnevơ).
Tuấn Anh
Ở Hà Nội, phần lớn tên đường phố đều được đặt bằng tên các danh nhân có đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Mới đầu t cũng nghĩ, tên đường phố ở Hà Nội được sắp xếp ngẫu nhiên. Những thực ra chúng luôn tuân theo một quy tắc cụm, trong đó, mỗi cụm ứng với một triều đại, giai đoạn lịch sử nhất định.
Còn một quy tắc khác là, tên những con đường lớn thường ứng với người có công lớn và đường nhỏ hơn là tên các vị quan thần có công trong từng triều đại, thời kỳ lịch sử nhằm phản ánh vị trí của các "nhân thần" trong tâm lý người Việt, và gắn bó với yếu tố Đất.
Ví dụ như các phố Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ đều là những con đường lớn nằm gần mạn hồ Gươm lịch sử. Tản mác ven đó là những cái tên như Đinh Liệt, Đinh Lễ...Các con phố gợi nhắc "hào khí Đông A" thời nhà Trần cũng được sắp xếp cùng nhau. Ví như đường Trần Hưng Đạo, Trần Thái Tông nằm sát ngay phố Yết Kiêu, Dã Tượng, Đỗ Hành...
Xuôi về quận Cầu Giấy, các con đường ở đây lại gắn liền với tên các vị danh nhân thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước. Gần đường Xuân Thủy - Cầu Giấy có phố Trần Đăng Ninh. Đường Xuân Thủy (tên của cố bộ trưởng Bộ ngoại giao, người có công góp phần làm nên thắng lợi của việc ký kết hiệp định Paris) nằm cạnh ngay đường Phạm Văn Đồng (vị cố Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao lỗi lạc, từng tham gia các cuộc đàm phán về Hiệp định Giơnevơ).