Bạn có phê bình thế nào về cách phân cấp nhu cầu của Maslow khi giải thích động lực của con người?
Hệ thống phân cấp nhu cầu của Abraham Maslow là một trong những lý thuyết nổi tiếng nhất về động lực. Lý thuyết của ông nói rằng hành động của chúng ta được thúc đẩy bởi những nhu cầu sinh lý và tâm lý nhất định tiến triển từ cơ bản đến phức tạp. Bạn có thể xem cái hình dưới đây để hiểu rõ nhé. Mình mong nhận được các ý kiến, phê bình từ các bạn về điều này!
tháp nhu cầu maslow
,động lực
,con người
,tâm lý học
Mình khá đồng tình với tháp này, tuy nhiên mình lại có một góc nhìn so le một chút với tháp này.
Giả dụ mỗi tầng tháp được đặt con số là 10 điểm, theo như giải thích của Maslow thì khi được thỏa mãn tầng dưới thì người ta sẽ bắt đầu có nhu cầu ở tầng kế tiếp, tương đương với 10 điểm.
Góc nhìn của mình như sau: Với mỗi người, nhu cầu ở mỗi tháp đó có số điểm khác nhau, không có nghĩa là đánh đồng đều 10 điểm giống nhau. Như vậy khi họ thỏa mãn được thang điểm của mỗi tầng phía dưới thì nhu cầu ở tầng phía trên sẽ xuất hiện.
Bởi vậy, nên sẽ xảy ra các trường hợp như: Một thanh niên có nhu cầu bất chấp tính mạng để đua xe. Điều này có thể hình dung như là: tầng số 2 - an toàn của anh ta có thể là 1 điểm là đủ thỏa mãn rồi, và anh ta có nhu cầu 5 - thể hiện bản thân lên tới 10 điểm chẳng hạn.
Hay một người nông dân, nhu cầu tầng 1 - nhu cầu thiết yếu của họ chỉ là 4 điểm (tạm coi là ăn no mặc ấm đi), nhu cầu tâng 2 - an toàn của họ là 6 điểm. Vậy thì không có nghĩa họ cần phải ăn uống sung túc họ mới nghĩ tới vấn đề an toàn.
Tôi lấy ví dụ không biết có dễ hiểu không ta?
Lấy một cái nữa cho chắc nè.
Ví dụ một nhà văn, có thể nhu cầu tầng 1 - ăn uống, chỉ cần có cái ăn sống qua ngày (điểm 2); tấng 2 - an toàn, chỉ cần có chỗ mà ngồi viết (điểm 2), tầng 3 - hòa hợp, họ chỉ cần một tri kỷ thôi là đủ (coi như 3 điểm nhé) nhưng lên tâng 4, 5 có thể thang điểm của họ sẽ là 9 là 10, bởi nhu cầu ở đây của họ cao và muốn tập trung vào tầng này.
Có lẽ hình này sẽ không phải hình kim tự tháp như vậy, mà mỗi người nó sẽ được tạo thành từ cách thanh dài ngắn khác nhau, phụ thuộc vào thang điểm cho từng tầng
Nguyễn Thị Thu Hương
Mình khá đồng tình với tháp này, tuy nhiên mình lại có một góc nhìn so le một chút với tháp này.
Giả dụ mỗi tầng tháp được đặt con số là 10 điểm, theo như giải thích của Maslow thì khi được thỏa mãn tầng dưới thì người ta sẽ bắt đầu có nhu cầu ở tầng kế tiếp, tương đương với 10 điểm.
Góc nhìn của mình như sau: Với mỗi người, nhu cầu ở mỗi tháp đó có số điểm khác nhau, không có nghĩa là đánh đồng đều 10 điểm giống nhau. Như vậy khi họ thỏa mãn được thang điểm của mỗi tầng phía dưới thì nhu cầu ở tầng phía trên sẽ xuất hiện.
Bởi vậy, nên sẽ xảy ra các trường hợp như: Một thanh niên có nhu cầu bất chấp tính mạng để đua xe. Điều này có thể hình dung như là: tầng số 2 - an toàn của anh ta có thể là 1 điểm là đủ thỏa mãn rồi, và anh ta có nhu cầu 5 - thể hiện bản thân lên tới 10 điểm chẳng hạn.
Hay một người nông dân, nhu cầu tầng 1 - nhu cầu thiết yếu của họ chỉ là 4 điểm (tạm coi là ăn no mặc ấm đi), nhu cầu tâng 2 - an toàn của họ là 6 điểm. Vậy thì không có nghĩa họ cần phải ăn uống sung túc họ mới nghĩ tới vấn đề an toàn.
Tôi lấy ví dụ không biết có dễ hiểu không ta?
Lấy một cái nữa cho chắc nè.
Ví dụ một nhà văn, có thể nhu cầu tầng 1 - ăn uống, chỉ cần có cái ăn sống qua ngày (điểm 2); tấng 2 - an toàn, chỉ cần có chỗ mà ngồi viết (điểm 2), tầng 3 - hòa hợp, họ chỉ cần một tri kỷ thôi là đủ (coi như 3 điểm nhé) nhưng lên tâng 4, 5 có thể thang điểm của họ sẽ là 9 là 10, bởi nhu cầu ở đây của họ cao và muốn tập trung vào tầng này.
Có lẽ hình này sẽ không phải hình kim tự tháp như vậy, mà mỗi người nó sẽ được tạo thành từ cách thanh dài ngắn khác nhau, phụ thuộc vào thang điểm cho từng tầng
long hva
Vĩnh Luân
Thêm nữa, đọc thì đúng là rất thuyết phục, nhưng để mà nói thực tế thì không phải lúc nào chúng ta cũng tuân thủ theo cái tháp này, hay gọi mĩ miều hơn thì nhu cầu kp ai cũng tuân theo hệ thống phân cấp này, hoặc nhu cầu này quan trọng hơn nhu cầu khác.
Mạnh Cương
Thuật ngữ "thể hiện bản thân" có thể không truyền đạt được những gì như là quan sát của Maslow, động lực này đề cập đến việc tập trung vào việc trở thành người giỏi nhất mà người ta có thể phấn đấu để phục vụ cả bản thân và người khác. Thuật ngữ tự thể hiện của Maslow có thể không mô tả một cách đầy đủ, trọn vẹn phạm vi của cấp độ nhu cầu này. Bởi vì thường khi một người ở cấp độ nhu cầu này, càng nhiều những gì họ thực hiện được càng đem lại nhiều lợi ích đến cho người khác, nói cách khác đóng góp cho nhân nhân loại, phát triển cộng động, những lợi ích to lớn hơn.
Anh Dũng
Nguyễn Việt Cường
Có sự phê bình về lý thuyết của ông:
Phương pháp
Sửa đổi
Maslow đã nghiên cứu ở những người mà ông cho là bậc thầy như: Albert Einstein, Jane Addams, Eleanor Roosevelt và Frederick Douglass hơn là chọn những người bị bệnh tâm thần hoặc thần kinh. Vì ông cho rằng "nghiên cứu về các người có bộ não bình thường, chưa trưởng thành và không lành mạnh chỉ mang lại sự tê liệt trong triết lý." Nên Maslow đã nghiên cứu 1% người khỏe mạnh nhất trong số sinh viên đại học.
Trích wiki tiếng Việt.
Có một lỗi trong phân tích của ông là sự lựa chọn các mẫu nghiên cứu nó chỉ tập trung nhỏ ở một nhóm người rất nhỏ nên không thể chính xác cho rất nhiều người khác nhau, nhưng không có nghĩa là nghiên cứu được cho là sai.
Vĩnh Luân