Bạn có phải người sống theo tư tưởng "Người không vì mình, trời tru đất diệt"?

  1. Phong cách sống

Tự dưng hôm qua mình nằm suy nghĩ, có phải bản tính của ai cũng ích kỉ, sẽ yêu bản thân và nghĩ cho bản thân trước tiên không? Mình là người như vậy. Không phải vì bản thân mà mưu hại người khác (đó là xấu tính, nham hiểm) nhưng chắc luôn tìm mọi cách để bản thân cảm thấy vui vẻ nhất, và trong đời sống sẽ đặt ưu tiên bản thân trước nhất, nuông chiều cảm xúc chính mình. Có những người sống rất hi sinh vì người khác, kể cả những điều nhỏ nhặt, dành toàn bộ thời gian cho người khác hay cho công việc, chăm sóc gia đình mà hoàn toàn bỏ quên bản thân, có thể họ nhân danh tình yêu, lý tưởng,... nhưng nhìn vào mình thấy họ thật khổ. Hay chỉ là do mình ích kỉ nên thấy như vậy là khổ nhỉ?

Từ khóa: 

cá nhân

,

chủ nghĩa cá nhân

,

phong cách sống

Hi bạn, cảm ơn vì đã chia sẻ một câu hỏi thú vị!

Cá nhân mình cho rằng vũ trụ này giống như một trường học vậy. Và cái bài học, cái bài "luận văn tốt nghiệp" dành cho tất cả chúng ta, trong vòng luân hồi vô tận này, chính là học cách yêu thương bản thân yêu thương vạn vật xung quanh (cả cây cỏ, động vật, con người...) một cách vô điều kiện.

Chữ "vô điều kiện" tưởng chừng là một khái niệm đơn giản, nhưng để thực hiện được nó, bạn cần phải có khả năng buông bỏ các tham, sân, si cố hữu của con người - đây tất nhiên là một việc khó!

Cá nhân mình lựa chọn một cuộc sống tối giản, như một cách để loại bỏ hết mức có thể những tham, sân, si trong cuộc sống của mình vậy. Việc này vừa giúp mình chăm sóc tốt cho bản thân, vừa hạn chế tối đa việc gây ảnh hưởng tiêu cực đến những người xung quanh.

Trong vũ trụ có luật nhân quả, chúng ta gieo nhân nào ắt sẽ gặt quả nấy, thế nên sống theo kiểu "thà phụ người chứ không để người phụ" như Tào Tháo thì sớm muộn tai hoạ cũng vận vào mình. Cái "tai hoạ" ở đây không nhất thiết phải là cái chết hoặc một tai nạn thê thảm nào đó, mà là chúng ta sẽ vĩnh viễn mắc kẹt trong hồng trần cuồn cuộn này, vĩnh viễn không thoát ra được, không tốt nghiệp khỏi trường học này.

undefined

Thân. :D

Trả lời

Hi bạn, cảm ơn vì đã chia sẻ một câu hỏi thú vị!

Cá nhân mình cho rằng vũ trụ này giống như một trường học vậy. Và cái bài học, cái bài "luận văn tốt nghiệp" dành cho tất cả chúng ta, trong vòng luân hồi vô tận này, chính là học cách yêu thương bản thân yêu thương vạn vật xung quanh (cả cây cỏ, động vật, con người...) một cách vô điều kiện.

Chữ "vô điều kiện" tưởng chừng là một khái niệm đơn giản, nhưng để thực hiện được nó, bạn cần phải có khả năng buông bỏ các tham, sân, si cố hữu của con người - đây tất nhiên là một việc khó!

Cá nhân mình lựa chọn một cuộc sống tối giản, như một cách để loại bỏ hết mức có thể những tham, sân, si trong cuộc sống của mình vậy. Việc này vừa giúp mình chăm sóc tốt cho bản thân, vừa hạn chế tối đa việc gây ảnh hưởng tiêu cực đến những người xung quanh.

Trong vũ trụ có luật nhân quả, chúng ta gieo nhân nào ắt sẽ gặt quả nấy, thế nên sống theo kiểu "thà phụ người chứ không để người phụ" như Tào Tháo thì sớm muộn tai hoạ cũng vận vào mình. Cái "tai hoạ" ở đây không nhất thiết phải là cái chết hoặc một tai nạn thê thảm nào đó, mà là chúng ta sẽ vĩnh viễn mắc kẹt trong hồng trần cuồn cuộn này, vĩnh viễn không thoát ra được, không tốt nghiệp khỏi trường học này.

undefined

Thân. :D

Về cơ bản thì tất cả chúng ta đều ích kỷ, mọi hành động hay suy nghĩ của chúng ta làm hằng ngày cũng chỉ đều là hướng đến cái tôi sâu thẳm bên trong mỗi người:

  • Khi chúng ta có một quan điểm nào đó, chúng ta thấy có người cũng giống như vậy, chúng ta sẽ có xu hướng khen ngợi và ủng hộ người đó. Hành động khen ngợi người khác thực chất không phải là để nâng cao người đó mà thực chất là chúng ta đang đi tìm kiếm sự đồng thuận, muốn có nhiều người giống mình và muốn cho người khác biết là mình đúng.
  • Chúng ta làm việc thiện không phải vì người khác, thực chất chúng ta làm là để cảm thấy hạnh phúc và thanh thản bên trong tâm hồn của mình.
  • Chúng ta yêu thương con cái vì nó giống mình. Chúng ta luôn có xu hướng nghĩ mình là đặc biệt là tài giỏi là duy nhất và chúng ta muốn để lại di sản cho đời sau và thế là chúng ta sinh con. Chúng ta dạy dỗ nó thành gần như là bản sao của chính mình. Cái gì bạn thấy sai, bạn sẽ bảo với con bạn đó là sai. Cái gì bạn thấy đúng, bạn sẽ bảo con bạn như vậy là đúng. Nếu con cái không tốt chúng ta sẽ thất vọng, chúng ta sợ người khác chê cười con mình thì ít mà sợ người ta chê cười bản thân mình thì nhiều. Nếu con cái tài giỏi chúng ta sẽ lại càng tự hào, vì nó là do chúng ta dạy dỗ, nó mang dòng máu của chúng ta, chúng ta muốn cho thế giới thấy là nếu chúng ta được sinh ra trong một nền giáo dục tốt chúng ta cũng sẽ thành công, thế là nhiều người mang thành tích học tập của con ra để khoe khoang, làm đẹp cho cái nhân phẩmthấp kém của mình.
  • Chúng ta nói là cống hiến nhưng thực chất là làm việc vì đam mê, là làm cho chính mình. Nhiều người nói tôi đi tu để này nọ nhưng thực chất họ làm thế là vì chính họ, họ cảm thấy chán ghét cuộc sống trần tục nên muốn thoát ly, họ tìm hướng khác thực chất mục đích vẫn là để làm thay đổi người khác theo quan điểm của cá nhân họ. Chỉ là họ muốn mượn danh này nọ và học thêm để tăng khả năng thuyết phục mà thôi.
  • Trong tình yêu, chúng ta yêu và quan tâm không phải vì họ là ai mà vì chúng ta muốn thể hiện bản thân là người tốt, là người biết chăm sóc, lo lắng, quan tâm đến người khác. Bản thân mình trong nhiều cuộc tình, tán gái cũng chỉ để như vậy chứ không hề thật lòng yêu thương người con gái đó. Chúng ta không tìm một người đáng thương để lo lắng mà chúng ta tìm một người khi ở bên cạnh khiến mình cảm thấy bình yên, thấy hạnh phúc, chúng ta quan tâm lo lắng nói là yêu vô điều kiện nhưng khi họ vô tâm hay ngoại tình chúng ta đau khổ dằn vặt trách móc, tất cả cũng chỉ vì cái tôi của chúng ta đã bị tổn thương.
  • Chúng ta học tập, là vì chúng ta muốn thỏa mãn cái đam mê bên trong con người của chúng ta, chứ không phải vì nhân loại cần chúng ta học tập, hay nghiên cứu.
  • Chúng ta giúp đỡ bạn bè, vì chúng ta muốn thể hiện mình là người hào phóng, rộng lượng, và phần nữa là chúng ta hy vọng sau này những người bạn đó sẽ giúp đỡ lại mình khi khó khăn. Nếu biết chắc chắn họ không giúp đỡ lại mình sau này thì có ai dám tự nguyện giúp người khác khi khó khăn hay không?
  • Còn vô số ví dụ khác nữa, cái TÔI là độc tôn, là duy nhất và mọi hành vi của chúng ta đều xoay quanh nó mà thôi.

Con người có bản năng sinh tồn, chính bản năng này thôi thúc chúng ta tập trung thoả mãn những nhu cầu của cá nhân mình trước. Không ít trong số đó là những nhu cầu rất thiết yếu như ăn uống, nghỉ ngơi, bảo tồn sinh mạng bản thân...

Cho nên nếu cho những điều trên là ích kỷ, thì chắc cả nhân loại này chẳng có ai không ích kỷ cả. Và nếu trên đời này ai cũng ích kỷ, thì lại thành ra chẳng có ai ích kỷ cả. Bạn hiểu ý mình chứ.

Điều quan trọng ở đây là biết linh động, biết cân bằng. Biết hi sinh cho những người thân yêu xung quanh là rất đáng quý và đáng tuyên dương, tuy nhiên cần tự hỏi bản thân nên hi sinh đến mức độ nào. Làm người tốt không khó, cái khó là biết khi nào cần tốt, và khi nào cần tỉnh táo, thực tế kìa.

Mình đọc các ý kiến của các bạn khác, thấy không cần nói thêm nữa. Chỉ muốn nói rõ một xíu về khái niệm: như thế nào là "vì mình"?

Ngẫm kỹ thì đó là một khái niệm mập mờ. Vài ví dụ thế này:

1. Một người làm từ thiện, vì họ nghĩ rằng kiếp sau họ sẽ tiếp tục có cuộc sống thoải mái. Như vậy là người đó là "vì người khác" (cho tiền từ thiện) hay là "vì mình" (ở kiếp sau).

2. Một người lập công ty, để trở thành chủ và kiếm nhiều tiền từ nó. Vậy người đó có phải "vì mình" không? Nhưng công ty đó tuyển nhiều nhân viên, mang lại cơ hội việc làm cho nhiều người khác. Vậy người đó có phải "vì người khác" không? Tiếp tục, người đó yêu cầu nhân viên phải làm việc vất vả. Vậy là "vì mình" đúng không? Nhưng nhờ có nhiều người làm việc vất vả mà công ty có lời, và chia tiền lương/phúc lợi cho nhân viên nhiều hơn, tuyển nhiều người hơn nữa. Vậy là "vì người khác"? Vân vân...

Xác định cái ranh giới này trước rồi mới có thể thảo luận một cách khoa học được, chứ không thì ai nói sao cũng đúng cả, và cuối cùng cũng không rút ra được điều gì... Tất nhiên, mỗi người có một cái ranh giới của mình, nhưng cần phải hiểu cái ranh giới này trước khi đọc quan điểm của người khác.

Đó là cách mình tìm hiểu. Hi vọng giúp được các bạn...

Chào bạn,

Mĩnh nghĩ, mỗi người trong chúng ta, khi được sinh ra, đều đang trên hành trình đi tìm hạnh phúc, và đi tìm bản ngã của chính mình.

Mình khá thích 1 câu nói của Bruce Lee ( bắt nguồn từ Lão Tử ) : " Hãy biến đổi, như nước. Khi bạn đổ nước vào một cái cốc, nó sẽ có hình cái cốc. Khi bạn đổ nước vào cái chai, nó sẽ có hình cái chai. Khi bạn rót nước vào ấm trà, nó sẽ có hình ấm trà. Nước có thể nhẹ nhàng, nhưng cũng có thể mạnh mẽ. Hãy sống như một dòng nước. "

Bản chất của cuộc sống, của hạnh phúc, không hẳn là khi cái tôi được thoả mãn, đôi khi điều đó đúng, vì hạnh phúc cũng là 1 trạng thái cảm xúc, và khi chúng ta cảm thấy vui vẻ, đó cũng là hạnh phúc. Giờ, bạn hãy thử nghĩ : " Khi lần đầu tiên trong đời bạn đạt được thành tựu nào đó thoả mãn cái tôi của mình, bạn cảm thấy thật hạnh phúc" Nhưng khi điều đó lặp đi lặp lại, đến lần thứ 100, đứng trên bục vinh quang, một mình, liệu bạn có cảm thấy hạnh phúc như lần đầu tiên ấy. Liệu có đôi lúc, bạn cảm thấy trống rỗng, và hoài nghi. Bạn lại khao khát nhiều hơn thế, yêu và được yêu, lại bắt đầu cuộc hạnh trình " Mình là ai, mình sinh ra để làm gì, có phải mình sinh ra chỉ vì những điều đó. "

Ví như, ngay khi đặt câu hỏi này, bạn có đang thật sự hạnh phúc, hay bạn đang hoài nghi.

Bản chất của cuộc sống, là sự cân bằng. Chúng ta đi 1 chặng đường dài, nhưng khi kết thúc, mọi thứ quay trở về những điều ban sơ. Hạnh phúc là khi bạn tìm được điểm cân bằng cho chính mình, cân bằng giữa cái tôi và xã hội, cân bằng giữa phần con và phần người, cân bằng giữa nhận lại và cho đi.Như dòng nước.

Sống vì mình, miễn ko làm tổn hại và ảnh hưởng tiêu cực đến ai là đã là 1 phần sống cho người khác rồi :D

Những người sống hy sinh vì người khác... mình nhìn vô thấy họ thật khổ, nhưng thực chất họ có khổ hay không thì mình không biết/hiểu rõ được. Bà nội mình là 1 người như thế, sống cả đời hy sinh vì người khác, lo từ cái nhỏ xíu xiu cho tới cái việc to đùng cho những người thân trong gia đình, người quen thân và thậm chí là người mà Nội yêu quý. Mình đã từng có rất nhiều lần nói Nội đừng như thế nữa, thậm chí đã từng giận Nội luôn. Và sau này, khi mình trải nghiệm qua 1 số chuyện thì mình nhận ra rằng nếu Nội sống ko hy sinh thì đó ko phải là Nội nữa. Nội đã nói với mình 1 câu "nội vui vì những điều đó" và mình chưa từng thấy nội oán trách hay than phiền khi Nội làm những việc đó cho người khác. Kể từ đó, thay vì mìnhlo lắng bực dọc khi Nội cứ vậy thì mình lại hỏi để hiểu những việc Nội làm và quan tâm đến cảm xúc của Nội nhiều hơn. Nội chỉ cần mình như thế thôi :D

Câu này xuất phát từ trong đạo Phật. Bản chất chữ "vì mình" thường bị hiểu lầm là ích kỉ, làm việc phục vụ lợi ích của chính mình nhưng trong đạo Phật "vì mình" ở đây có nghĩa là làm những việc phục vụ sự tăng tiến tâm tính của bản thân. Điều đó có nghĩa là làm việc tốt, việc thiện, không đố kị ... là vì mình còn những hành động tàn ác, phạm tội, tổn hại người khác ... đều là không vì mình.

trước đây thì có nhưng nghĩ lại h thì ko vì trên đời này. mỗi ng 1 cá thể riêng, ko ai có nghĩa vụ phải vì ai cả. nhưng nếu mình có thể vì người thì thường đa phần người cũng sẽ vì mình ít nhiều.
- Để minh chứng cho câu nói trên là sai hoàn toàn, tôi có thể đơn cử một ví dụ đó là Bác Hồ. Nhìn xem Bác Hồ có giây phút nào Bác sống vì bản thân Bác không!? Không hề! Cả cuộc đời bác hi sinh cho dân tộc, cho đất nước. Và sự hi sinh đó mới khiến Bác trở thành vị Cha già của cả một dân tộc, được tưởng nhớ, kính trọng và biết ơn cho dù Bác đã đi xa lâu rồi. 
- Hàm nghĩa chân chính của câu này phải được hiểu là: “Một người mà không mà tu dưỡng bản thân thì ắt sẽ không thể có được chỗ đứng trong trời đất”. Vì thế, hôm nay tôi cũng mạn phép mà chỉnh sửa lại câu trên rằng: "Làm người mà sống chỉ biết vì bản thân mình, thì trời tru đất diệt!"
Bạn hỏi theo ý sống VỊ KỶ, hay theo ý này:
【Câu tục ngữ vốn xuất phát từ chương thứ 24 trong “Phật thuyết thập thiện nghiệp đạo kinh”, nguyên văn là: “Nhân sinh vi kỷ, thiên kinh đích nghĩa; nhân bất vi kỷ, thiên tru đích diệt”. Nghĩa là: “Đời người cần phải sửa mình, đó là Đạo lý của Trời Đất. Người không sửa mình thì Trời không dung đất không tha”】