Bạn có phải là một echoist - kiểu người bỏ bê bản thân?

  1. Phong cách sống

Mình thấy bản thân đôi khi rất khó hiểu, không biết có phải mình đang quá quan tâm đến người khác mà bỏ bê bản thân hay không. Nhưng đôi khi gặp chuyện buồn hay tủi thân, mình lại nghĩ lại rằng sao mình không nghĩ cho bản thân nhiều hơn, mà cứ phải sống vì người khác thế nhỉ? Nhưng rồi sau đó thì lại đâu vào đấy.

Từ khóa: 

phong cách sống

Mình hiểu cảm giác này của bạn. Vì mình cũng từng là một người như thế, kiểu như rất để tâm chuyện người khác, rồi nếu thấy họ gặp bất hạnh, đau khổ thì rất buồn cho họ, day dứt vì chuyện của họ, dành hết thời gian, tâm tư lo nghĩ cách để giúp đỡ họ. Dù họ có thể cũng chả phải người thân, hay bạn bè thân thiết gì của mình cả...Kiểu bị quá mẫn cảm và hay động lòng. Trong khi quên mất bản thân mình cũng đang không thuận lợi, cần được giúp đỡ, mình cần dành thời gian để giải quyết vấn đề của chính mình. Để rồi, sau đó nhiều lúc giật mình nghĩ, liệu mình có phải thần thánh, chẳng qua vô tình lạc xuống nhân gian, để cứu độ chúng sinh hay không :D.

Trong cuộc sống có khái niệm "vị kỷ, vị nhân sinh". Vị kỷ nghĩa là vì bản thân mình, vị nhân sinh là vì người khác, vì nhân loại. Thường thì người thường, ai cũng vị kỷ trước, rồi mới vị nhân sinh. Những người sinh ra mang trên mình sứ mệnh lớn thì thường họ là người vị nhân sinh, vì nhân loại. Những người truyền đạo, thuyết giảng đạo pháp, giác ngộ chúng sinh, các nhà yêu nước,...là ví dụ tiêu biểu cho những người vị nhân sinh. Và cũng có có 1 lớp người nằm giữa ranh giới vị kỷ và vị nhân sinh. Nghĩa là không thoát hẳn được khỏi vị kỷ, không thoát hẳn được khỏi những ham muốn, mưu cầu cá nhân đời thường để trở thành vị nhân sinh (ví dụ gia nhập giới tu hành, sống cuộc sống đơn giản, giúp đời, đẹp đạo..); nhưng cũng không sống một đời sống đời thường của người vị kỷ.

Lớp người ranh giới này thường luôn cảm thấy mâu thuẫn trong chính bản thân họ. Họ luôn nghĩ cho người khác, hành động cho người khác, cảm thương cho người khác trước tiên mà quên đi bản thân mình. Nhưng họ lại không quên hẳn được bản thân mình, để rồi luôn nhìn lại và tự vấn bản thân, day dứt bản thân sao lại ngốc nghếch bỏ bê bản thân đến vậy, nhìn lại thì bản thân chả được cái gì.

Mình nghĩ cần phải thoát ra khỏi ranh giới này càng sớm càng tốt. Hoặc là dũng cảm từ bỏ mọi thứ mưu cầu, ham muốn đời thường để trở thành những bậc vị nhân sinh (vô danh hoặc hữu danh). Hoặc xác định là người thường thì cần điều chỉnh lại, mình phải sống vì bản thân mình trước tiên. Cổ nhân có câu mình sống mà không vì mình thì trời chu đất diệt.

Vị kỷ, vì mình ở đây không có nghĩa là ích kỷ, chỉ biết nghĩ cho bản thân, không biết nghĩ cho người khác. Mà chỉ là mình được quyền dành thời gian, tâm trí, sức lực của mình để lo cho mình trước tiên, để đáp ứng các mưu cầu, nguyện vọng của bản thân mình trước tiên. Rồi nếu dư thừa mới lo đến người khác. Mình có nghĩa vụ làm cho mình vui trước tiên. Chỉ khi mình vui vẻ, hạnh phúc thì mới giúp đỡ, làm cho người khác cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc được. Khi bản thân mình cũng đang gặp vấn đề, mình được quyền từ chối ôm đồm chuyện người khác, khiến bản thân mệt mỏi, quá tải, cuối cùng không việc nào ra việc nào. Nếu mỗi cá nhân tự biết lo cho bản thân mình để sao cho mình vui (mà không xâm phạm đến lợi ích của người khác), thì tự nhiên cả gia đình, cộng đồng, xã hội... mọi người đều vui.

Suy nghĩ tạo nên hành động. Hành động tạo nên thói quen. Thói quen tạo nên tính cách. Vì vậy, nếu muốn thay đổi con người bạn hiện tại thì đầu tiên bản thân bạn phải tư duy thông suốt, chấp nhận cách nghĩ vị kỷ ở trên là đúng đắn. Dần dần tự khắc bạn sẽ hành động theo cái suy nghĩ mà bạn cho là đúng đắn, và sẽ hình thành thói quen hành động mới cho bạn.

Chúc bạn thành công.

Trả lời

Mình hiểu cảm giác này của bạn. Vì mình cũng từng là một người như thế, kiểu như rất để tâm chuyện người khác, rồi nếu thấy họ gặp bất hạnh, đau khổ thì rất buồn cho họ, day dứt vì chuyện của họ, dành hết thời gian, tâm tư lo nghĩ cách để giúp đỡ họ. Dù họ có thể cũng chả phải người thân, hay bạn bè thân thiết gì của mình cả...Kiểu bị quá mẫn cảm và hay động lòng. Trong khi quên mất bản thân mình cũng đang không thuận lợi, cần được giúp đỡ, mình cần dành thời gian để giải quyết vấn đề của chính mình. Để rồi, sau đó nhiều lúc giật mình nghĩ, liệu mình có phải thần thánh, chẳng qua vô tình lạc xuống nhân gian, để cứu độ chúng sinh hay không :D.

Trong cuộc sống có khái niệm "vị kỷ, vị nhân sinh". Vị kỷ nghĩa là vì bản thân mình, vị nhân sinh là vì người khác, vì nhân loại. Thường thì người thường, ai cũng vị kỷ trước, rồi mới vị nhân sinh. Những người sinh ra mang trên mình sứ mệnh lớn thì thường họ là người vị nhân sinh, vì nhân loại. Những người truyền đạo, thuyết giảng đạo pháp, giác ngộ chúng sinh, các nhà yêu nước,...là ví dụ tiêu biểu cho những người vị nhân sinh. Và cũng có có 1 lớp người nằm giữa ranh giới vị kỷ và vị nhân sinh. Nghĩa là không thoát hẳn được khỏi vị kỷ, không thoát hẳn được khỏi những ham muốn, mưu cầu cá nhân đời thường để trở thành vị nhân sinh (ví dụ gia nhập giới tu hành, sống cuộc sống đơn giản, giúp đời, đẹp đạo..); nhưng cũng không sống một đời sống đời thường của người vị kỷ.

Lớp người ranh giới này thường luôn cảm thấy mâu thuẫn trong chính bản thân họ. Họ luôn nghĩ cho người khác, hành động cho người khác, cảm thương cho người khác trước tiên mà quên đi bản thân mình. Nhưng họ lại không quên hẳn được bản thân mình, để rồi luôn nhìn lại và tự vấn bản thân, day dứt bản thân sao lại ngốc nghếch bỏ bê bản thân đến vậy, nhìn lại thì bản thân chả được cái gì.

Mình nghĩ cần phải thoát ra khỏi ranh giới này càng sớm càng tốt. Hoặc là dũng cảm từ bỏ mọi thứ mưu cầu, ham muốn đời thường để trở thành những bậc vị nhân sinh (vô danh hoặc hữu danh). Hoặc xác định là người thường thì cần điều chỉnh lại, mình phải sống vì bản thân mình trước tiên. Cổ nhân có câu mình sống mà không vì mình thì trời chu đất diệt.

Vị kỷ, vì mình ở đây không có nghĩa là ích kỷ, chỉ biết nghĩ cho bản thân, không biết nghĩ cho người khác. Mà chỉ là mình được quyền dành thời gian, tâm trí, sức lực của mình để lo cho mình trước tiên, để đáp ứng các mưu cầu, nguyện vọng của bản thân mình trước tiên. Rồi nếu dư thừa mới lo đến người khác. Mình có nghĩa vụ làm cho mình vui trước tiên. Chỉ khi mình vui vẻ, hạnh phúc thì mới giúp đỡ, làm cho người khác cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc được. Khi bản thân mình cũng đang gặp vấn đề, mình được quyền từ chối ôm đồm chuyện người khác, khiến bản thân mệt mỏi, quá tải, cuối cùng không việc nào ra việc nào. Nếu mỗi cá nhân tự biết lo cho bản thân mình để sao cho mình vui (mà không xâm phạm đến lợi ích của người khác), thì tự nhiên cả gia đình, cộng đồng, xã hội... mọi người đều vui.

Suy nghĩ tạo nên hành động. Hành động tạo nên thói quen. Thói quen tạo nên tính cách. Vì vậy, nếu muốn thay đổi con người bạn hiện tại thì đầu tiên bản thân bạn phải tư duy thông suốt, chấp nhận cách nghĩ vị kỷ ở trên là đúng đắn. Dần dần tự khắc bạn sẽ hành động theo cái suy nghĩ mà bạn cho là đúng đắn, và sẽ hình thành thói quen hành động mới cho bạn.

Chúc bạn thành công.