Bạn có nghĩ chúng ta đang dần rơi vào tình trạng "ô nhiễm khái niệm"?
Con người tạo ra quá nhiều khái niệm để cố gắng giải thích mọi thứ, kể cả những thứ dù là đang tồn tại hay chưa biết sự tồn tại. Đôi khi mình còn cảm thấy có những người lạm dụng khái niệm để biện minh cho hành vi của mình, phức tạp hóa mọi chuyện.
xã hội
Đúng như bạn nói, khái niệm đã tồn tại kể từ khi loài người có khả năng nhận thức và suy tư về thực tại mà họ đang sống. Khái niệm cũng như là tên gọi của mỗi cá nhân, nó là quy ước để mọi người đều có thể nắm bắt và hiểu được những sự vật-sự việc được gọi tên.
Ở thời điểm hiện tại, khi việc thu nạp kiến thức không còn bị giới hạn ở một số tầng lớp xã hội nhất định, tất cả mọi người đều có thể tiếp cận với rất nhiều nguồn thông tin, những hệ lý tưởng (ideologies) khác nhau tại nhiều thời điểm khác nhau trong lịch sử tri giác của loài người. Điều này cho phép một chúng ta, bất kể hoàn cảnh sống hay trình độ học thức, đều có thể dễ dàng nắm lấy một "khái niệm" từ một cuốn sách, bài diễn thuyết nào đó rồi thêm vào "cuốn từ điển tri giác" của mình. Đây là một bước đi đơn giản hơn rất nhiêu so với khi ai đó tự mình khám phá các hiện tượng và suy đoán. Cho ví dụ, một người có thể học toàn bộ hệ tư tưởng triết học từ thời Cổ đại đến Hậu hiện đại mà không cần trải qua những quá trình suy tư và đúc kết như bản thân các triết gia. (They're reading philosophy, not doing philosophy.)
"Ô nhiễm khái niệm" là một hiện tượng khi con người quá phụ thuộc vào nguồn tri thức có sẵn mà không có sự thấu hiểu nào sâu hơn bề nổi khái niệm. Tức là họ bỏ băng bước "tư duy và đúc kết" - vốn là cách để sâu hóa và rèn luyện trí tuệ của mình. Lấy ví dụ đơn giản trong việc học toán, không khó để học thuộc lòng tất cả các công thức và khái niệm có sẵn, nhưng khó là ở cách một cá nhân tư duy từ điểm A đến điểm B trong một vấn đề toán học. Giới trẻ (và cả những cá nhân thuộc hế thệ trước) hiện nay có rất nhiều cơ hội để tiếp nhận những khái niệm mới, dù là về đời sống vật chất - tinh thần, xã hội, giải trí, đến toán học, hóa học, tâm lý học, v.v. Đây không phải là một điều xấu, bởi nó giúp chúng ta dần dần tiệm cận hơn với bản chất của xã hội và tự nhiên. Nhưng, xấu ở cách chúng ta dùng các khái niệm có sẵn để phô trương và che đậy sự nông cạn trong tư duy và nhân sinh quan của mình.
Ở một khía cạnh khác, "ô nhiễm khái niệm" cũng là hệ quả của việc chúng ta đang dần có những mong cầu lớn hơn trong việc thấu hiểu bản thân và thế giới xung quanh. Tuy nhiên, đấy là một hành trình gian nan, và không phải ai cũng sẵn sàng để bỏ ra quá nhiều nguồn lực trong việc khám phá thế giới đó. Thay vào đấy, họ tận dụng những khám phá trước đó và nội hóa vào trong nhân sinh quan của mình.
Ông Rùa
Đúng như bạn nói, khái niệm đã tồn tại kể từ khi loài người có khả năng nhận thức và suy tư về thực tại mà họ đang sống. Khái niệm cũng như là tên gọi của mỗi cá nhân, nó là quy ước để mọi người đều có thể nắm bắt và hiểu được những sự vật-sự việc được gọi tên.
Ở thời điểm hiện tại, khi việc thu nạp kiến thức không còn bị giới hạn ở một số tầng lớp xã hội nhất định, tất cả mọi người đều có thể tiếp cận với rất nhiều nguồn thông tin, những hệ lý tưởng (ideologies) khác nhau tại nhiều thời điểm khác nhau trong lịch sử tri giác của loài người. Điều này cho phép một chúng ta, bất kể hoàn cảnh sống hay trình độ học thức, đều có thể dễ dàng nắm lấy một "khái niệm" từ một cuốn sách, bài diễn thuyết nào đó rồi thêm vào "cuốn từ điển tri giác" của mình. Đây là một bước đi đơn giản hơn rất nhiêu so với khi ai đó tự mình khám phá các hiện tượng và suy đoán. Cho ví dụ, một người có thể học toàn bộ hệ tư tưởng triết học từ thời Cổ đại đến Hậu hiện đại mà không cần trải qua những quá trình suy tư và đúc kết như bản thân các triết gia. (They're reading philosophy, not doing philosophy.)
"Ô nhiễm khái niệm" là một hiện tượng khi con người quá phụ thuộc vào nguồn tri thức có sẵn mà không có sự thấu hiểu nào sâu hơn bề nổi khái niệm. Tức là họ bỏ băng bước "tư duy và đúc kết" - vốn là cách để sâu hóa và rèn luyện trí tuệ của mình. Lấy ví dụ đơn giản trong việc học toán, không khó để học thuộc lòng tất cả các công thức và khái niệm có sẵn, nhưng khó là ở cách một cá nhân tư duy từ điểm A đến điểm B trong một vấn đề toán học. Giới trẻ (và cả những cá nhân thuộc hế thệ trước) hiện nay có rất nhiều cơ hội để tiếp nhận những khái niệm mới, dù là về đời sống vật chất - tinh thần, xã hội, giải trí, đến toán học, hóa học, tâm lý học, v.v. Đây không phải là một điều xấu, bởi nó giúp chúng ta dần dần tiệm cận hơn với bản chất của xã hội và tự nhiên. Nhưng, xấu ở cách chúng ta dùng các khái niệm có sẵn để phô trương và che đậy sự nông cạn trong tư duy và nhân sinh quan của mình.
Ở một khía cạnh khác, "ô nhiễm khái niệm" cũng là hệ quả của việc chúng ta đang dần có những mong cầu lớn hơn trong việc thấu hiểu bản thân và thế giới xung quanh. Tuy nhiên, đấy là một hành trình gian nan, và không phải ai cũng sẵn sàng để bỏ ra quá nhiều nguồn lực trong việc khám phá thế giới đó. Thay vào đấy, họ tận dụng những khám phá trước đó và nội hóa vào trong nhân sinh quan của mình.
Huyền Trân
Mình mới coi Chương trình hẹn hò cùng Cát Tường.
Có cô A (mình quên tên cô ấy rồi) sau một thời gian hẹn hò, thì phát hiện bạn trai của mình đã có bạn gái ( cô B)
Cô B bị bệnh nặng sắp chết,nên bạn trai nói cô A cho cho phép ông ấy tiếp tục hẹn hò và chăm sóc cho cô B, cho đến khi cô ấy chết.
Thế là cô A chấp nhận làm người thứ 3. Cho đến một ngày, cô B phát hiện ra bạn trai mình bắt cá hai tay.
Cô B ghen lồng lộn gọi điện cho cô A, nói ông kia và cô A lén lút quen nhau sau lưng cô B.
Cô B trả lời đại khái là: "Chúng tôi đâu có lén lút quen nhau, chúng tôi đâu có giấu. Do chị TÔN TRỌNG cưng, nên mới không cho cưng biết".
Từ lén lút quen nhau mà vặn vẹo một hồi thành TÔN TRỌNG luôn.
Một pha đánh tráo khái niệm ngoạn mục.
Nguyễn Duy Thiên
Mình thích những khái niệm. Chúng giúp mình sắp xếp và hệ thống hóa rõ ràng mọi thứ.
Việc người ta sử dụng khái niệm để biện minh cho hành vi đơn giản là lỗi ngụy biện. Lỗi nằm ở người nói, không ở khái niệm.
Nguyenphuhoang Nam
Chào bạn, mình nghĩ điều này bắt nguồn từ sự khủng hoảng niềm tin bên trong kèm theo hệ lụy của việc tư duy thụ động.
Do đó, "người biết thì không nói, mà người nói thì không biết".
Trần Huyền
Theo mình đó có thể gọi như kiểu ô nhiễm thông tin, có quá nhiều thứ thông tin mà không có kiểm chứng do đó người nghe, người đọc bị hỗn loạn.
Khái niệm cũng là một loại thông tin, người phát ra thông tin đó sẽ là người có nghiên cứu, có hiểu biết, có bằng chứng về nó, nhưng mọi thứ đều sẽ có hạn chế, qua thời gian khái niệm cũ không còn đúng và không còn chính xác nữa.
Do vậy theo mình mọi thứ nên có tính thời điểm, bối cảnh để đánh giá mức độ đúng sai tương đối, không nên là căn cứ để vin vào đó so chiếu tất cả.