Bạn có là một người thường cho tiền người ăn xin Bạn có giải pháp nào cho việc triệu tiêu đường dây bóc lột siêu lợi nhuận?

  1. Tin Tức

Hình ảnh người ăn xin với đầu tóc bù xù, áo quần rách rưới vốn không xa lạ gì với mọi người. Người ăn xin càng ở trong tình trạng không-bình-thường (khuyết tật, đi đứng không vững...) bao nhiêu thì càng có nhiều người rủ lòng thương mà cho tiền bấy nhiêu.

Đây không là phóng sự đầu tiên về "tổ chức" ăn xin mình được đọc nhưng đây là phóng sự tiếp cận gần nhất với người đứng đầu tổ chức này. Vì vậy, nó cũng cho thấy một cách rõ ràng hơn về hoạt động của những người ăn xin. 

Một mặt, mình... tạm thỏa hiệp với cách tổ chức hoạt động: người ăn xin cũng sẽ được trả lương và nơi ở như người làm việc. Một mặt, mình không đồng ý với sự ra đời tổ chức này: đánh vào lòng thương người mà kiếm tiền phi pháp + hình thành đường dây người ăn xin sẽ có thể tạo "trào lưu" ngày sau + những người ăn xin thực sự không được đảm bảo chất lượng cuộc sống và bị đánh đập dã man nếu không hoàn thành "chỉ tiêu". 

Mình không cho tiền người ăn xin từ rất lâu mà chỉ góp hiện vật như thức ăn nước uống nếu có thể. Đây quả thực là vấn đề nhức nhối mà chính quyền khó giải quyết. 

Bạn có hay cho tiền người ăn xin? Bạn có giải pháp nào chấm dứt tình trạng này? 

Từ khóa: 

ăn xin

,

cho tiền người ăn xin

,

vấn nạn chăn người ăn xin

,

tin tức

Hi Văn, cảm ơn về câu hỏi của e. Bản thân a ngày xưa cũng hay cho tiền người ăn xin, nhưng về sau đổi dần sang 2 hình thức: mua vé số hay kẹo chewing gum (kiểu như mình đang trả tiền cho 1 dịch vụ thôi), hoặc cho họ hiện vật (đồ ăn đồ uống...). Như vậy có lẽ tạm tránh được việc cho không biếu không các nhóm "chăn dắt".

Còn để đưa ra giải pháp thì quả thực rất khó. A nghĩ giáo dục & đào tạo các kỹ năng chuyên môn cho họ có vẻ là giải pháp hợp lý nhất, về mặt đường dài. Kiểu như cho họ chiếc cần câu, thay vì liên tục cho cá. Nhưng giải pháp này cần sự đầu tư lâu dài.

Còn kiểu tạo công ăn việc làm dựa trên khả năng sẵn có của họ thì chỉ hiệu quả được nhất thời thôi (nhưng vẫn tốt hơn việc cho tiền), bởi những nghề họ có thể làm chủ yếu cũng chỉ là công việc tay chân. Những công việc này ở nước ta thì đồng lương rẻ mạt, mà về lâu dài cũng sẽ dần bị máy móc thay thế.

Trả lời

Hi Văn, cảm ơn về câu hỏi của e. Bản thân a ngày xưa cũng hay cho tiền người ăn xin, nhưng về sau đổi dần sang 2 hình thức: mua vé số hay kẹo chewing gum (kiểu như mình đang trả tiền cho 1 dịch vụ thôi), hoặc cho họ hiện vật (đồ ăn đồ uống...). Như vậy có lẽ tạm tránh được việc cho không biếu không các nhóm "chăn dắt".

Còn để đưa ra giải pháp thì quả thực rất khó. A nghĩ giáo dục & đào tạo các kỹ năng chuyên môn cho họ có vẻ là giải pháp hợp lý nhất, về mặt đường dài. Kiểu như cho họ chiếc cần câu, thay vì liên tục cho cá. Nhưng giải pháp này cần sự đầu tư lâu dài.

Còn kiểu tạo công ăn việc làm dựa trên khả năng sẵn có của họ thì chỉ hiệu quả được nhất thời thôi (nhưng vẫn tốt hơn việc cho tiền), bởi những nghề họ có thể làm chủ yếu cũng chỉ là công việc tay chân. Những công việc này ở nước ta thì đồng lương rẻ mạt, mà về lâu dài cũng sẽ dần bị máy móc thay thế.

Cái bang là cái nghề có cả ngàn năm.

Có 2 trường hợp ăn xin:

1. Không tim được, không có khả năng lao động nên đi ăn xin.

2. Lười lao động, chỉ muốn ngồi 1 chỗ xin tiền.


Với mỗi TH sẽ có cách xử lý khác nhau:

1. Chính phủ phải có biện pháp giúp cho mọi người dân đều có được 1 công việc cụ thể nào đó có thể kiếm ra tiền.


2. Song song với việc trên thì cần triệt bỏ những đường dây/nhóm bóc lột, quy vào thành tội lừa đảo đối với người cầm đầu. Những người bị bắt đi ăn xin thì xử lý như TH 1.


Nhưng đây là lý thuyết và hình như chưa có quốc gia nào có thể xử lý được cái bang cả.  🙄🙄🙄

Hay thật, hôm tê trên đường về công ty thì thấy 1 ng chở 1 ng phía sau, ôm theo cái loa, ngồi trên xe rit thuốc lãng tử lắm. Lúc vào công ty thì thấy 2 ng dừng xe trc công ty (bên cạnh công ty là bãi đất trống, văn phòng đi hết đóng cửa và đầu giờ chiều nên khá vắng, có lẽ do vậy mà dừng trc cổng văn phòng mình). Văn phòng ở sâu bên trong nên đứng xem mà ko ai để ý. Thì thấy 2 ng đó cười nói vui vẻ, ng hút thuốc, cũng lớn tuổi, vác cái loa cười nói xong bật lên thử loa thì là 1 bài kinh Phật. Xong, hiểu luôn vì trc đường thường hay có ng ăn xin bật kinh lắm. Hôm nay, thấy cũng ng đó nhưng đổi kiểu và ôm 1 cái loa có vỏ ngoài là cái thùng sơn ngồi ngay góc ngã tư xin tiền.

Nên đang định hỏi câu y chang vậy.

Thực tế thì mình cũng thường cho lắm, mới nãy vừa cho xong, tất nhiên là 1 ng khác.

Thật tình thấy tội thì vài ngàn lẻ mình cho. Nhưng đôi lúc cảm thấy như mình đang tiếp tay cho tội ác (nếu có thể gọi là vậy) việc cho họ chỉ làm cho họ có động lực để lừa lọc thêm nữa. Nhưng ko cho thì sợ lọt những ng thực sự đói khổ.

Chia sẻ vài điều như vậy.

Còn nạn chăn dắt, thực sự thì khi đã siêu lợi nhuận thì sẽ có nhiều giới nhúng tay vào và tất nhiên ko có chống lưng thì khó mà duy trì lâu dài đc. Nếu muốn dẹp thì phải có sự chấp thuận và quyết liệt từ cấp cao nhất. 

Như bài học từ Đà Nẵng, đưa ra mục tiêu thành phố 5 không và quyết liệt thi hành, cách đây mười mấy năm với việc ko xin ăn là 1 trong 5 cái ko đó. Chỉ cần trình báo để thành phố đưa ng xin ăn vào nhà nuôi dưỡng riêng thì ng trình báo (nghe nói) đc thưởng và ng xin ăn đc đưa vào nơi nuôi dưỡng. Thực tế thì vẫn còn đâu đó vài trường hợp nhưng rất hiếm, và vài trường hợp trong cả triệu dân thì khó gặp lắm.

Vì vậy, muốn dẹp cần sự chỉ đạo quyết liệt và hành động đi kèm (nói ko mà ko cấp ngân quỹ thì ai đi làm ko công) từ cấp cao nhất của địa phương, thì vấn nạn trên mới đc giải quyết, ko thì cũng như ông cựu "sếp" phó quận Nhứt với trận chiến lối đi bộ thôi. Đơn giản cứ nghĩ ví dụ Thủ Tướng tuyên bố, tỉnh thành nào để có ng hoặc đường dây giả danh xin ăn thì từ quận, huyện cho đến tỉnh, thành, ban lãnh đạo đó chuẩn bị thành "bao lãnh đạn". Thử hỏi chắc tầm 1 tháng cả nước kiếm ko ra ng xin ăn nữa đâu. 😂😂

Cái này mình biết lâu rồi nên chả bao giờ cho. Mong là các cơ quan công an vào cuộc để giải quyết dứt điểm vấn đề này, giờ ở HN chỗ nào cũng thấy có, đang ngồi ăn cứ bị làm phiền thực sự rất khó chịu.

Trước kia ngày còn là một sinh viên, dù khá "đói rách", đi làm thêm chẳng được bao nhiêu thì mình vẫn giữ quan điểm: cần phải giúp người lúc khó khăn, nên lúc nào gặp mình cũng cho tiền. Thường mình sẽ cho các tờ tiền lẻ có trong ví (ngày đó mình quan niệm những tờ dưới 10k được gọi là tiền lẻ).

Ngày đó cũng nghe bạn bè nói về chuyện ăn xin này cơ bản là lừa đảo, và ở Thanh Hoá thậm chí có làng làm giầu (xây nhà tầng) bằng nghề đi ăn xin này; vì thế họ khuyên mình đừng nên cho tiền nữa. Mình hay gặp ở cổng kts Bách Khoa một đội tàn tật (có người tật thật, có người giả) cứ bò lê lết quanh đó để xin tiền. Thường mình sẽ cố gắng tránh tối đa những đội cố định, chuyên nghiệp này. Còn nếu đang ăn uống hoặc đi chơi mà có người tới xin thì mình vẫn cho. Ngày đó quan niệm rằng dù có thể là có thể sẽ bị lừa, nhưng cho đi là việc của mình, và mình cảm thấy đủ vui từ hành động đó là được. Cho đi là đạt được từ phía mình (thanh thản, niềm vui nho nhỏ), vậy là đủ rồi. Có thể bạn thấy khó hiểu nhưng đơn giản nó là một dạng “tự lợi vị tha” -  enlightened self-interest của mình.

Chuyện sẽ cứ tiếp diễn như thế, mình vẫn sẽ cứ dùng số tiền lẻ của mình để cho đi, dù sẽ bị “lừa” hay không, miễn là mình vẫn thấy vui, thấy đúng với quan điểm của mình,là được. Thế nhưng có một cú sốc đã xảy ra mà từ đó đến nay mình cực kỳ hạn chế cho tiền ăn xin.

Đó là một hôm, mình đang ăn tối cùng một người bạn, sau khi đi đá bóng về. Mình vẫn nhớ rất rõ hôm đó mình ăn món cơm rang dưa bò, được tặng thêm một bát canh lõng bõng (nước + lá hành hoa) để cho dễ nuốt. Hai thanh niên vừa ăn, vừa chém gió tung trời thì bỗng đâu có 1 bàn tay đột ngột suất hiện . Thanh niên trước mặt, độ 3x tuổi, đẹp trai, quần tây, áo trắng, sơ vin. Cơ thể cao lớn, cân đối, có chút hơi thừa cân do lười vận động. Gương mặt lạnh lùng, không nói không rằng. Bàn tay trắng, đẹp, từng ngón tay dài, mập tung ra trước mặt, ném cho mình một đòn stun nặng nề. Có một sự mất logic nặng nề giữa bàn tay xoè ra và hình dáng của than niên đấy. Và mình, một thanh niên gầy tong có lẽ phải kém bạn ấy cỡ 15-20 kg, người ngợm lấm lem (do mới đi đá bóng về), và cũng hiếm khi ăn mặc được đẹp như thế. Đó là lần mình kiên quyết từ chối không cho tiền. Thanh niên nhân lạnh lùng rời đi hệt như lúc đến, vẫn không nói một lời.

Sau vụ đó quan điểm của mình bị lung lay dữ dội. Đúng là mình có thể mặc kệ thiên hạ nghĩ gì, miễn mình thấy đúng thì vẫn làm. Nhưng sự “đúng đắn” trước kia đã không còn nữa. Có lẽ lòng tốt của mình và của xã hội đã bị một số kẻ lợi dụng một cách quá đà. Từ sau hôm đó mình dứt khoát chỉ giúp đỡ có điều kiện. Mình chỉ mua hàng (sổ số, kẹo cao su, tăm) chứ không cho thẳng tiền nữa. Ít nhất trong hành động đó, mình còn thấy có chút công sức lao động của họ.