Bạn có kinh nghiệm gì trong việc phân chia thời gian học tập và làm việc hiệu quả không?

  1. Kỹ năng mềm

Từ khóa: 

kynangmem

,

kynang

,

quanlythoigian

,

thoigian

,

kinhnghiem

,

kỹ năng mềm

Chia nhỏ công việc ra cho phù hợp. nếu giảm giờ làm học tập xuống từ 10 tiếng xuống 8 tiếng thay vì làm việc 1 tuần 5 ngày thì bạn hãy làm việc 6 ngày vừa đủ thời gian làm việc mà hiệu suất làm việc của bạn sẽ tăng lên rõ.
Cần dành thời gian nghỉ trưa mỗi ngày để phục hồi năng lượng. Sau 1 giấc ngủ trưa bạn sẽ cảm thấy đầu óc tỉnh táo, khỏe khoắn.
Trả lời
Chia nhỏ công việc ra cho phù hợp. nếu giảm giờ làm học tập xuống từ 10 tiếng xuống 8 tiếng thay vì làm việc 1 tuần 5 ngày thì bạn hãy làm việc 6 ngày vừa đủ thời gian làm việc mà hiệu suất làm việc của bạn sẽ tăng lên rõ.
Cần dành thời gian nghỉ trưa mỗi ngày để phục hồi năng lượng. Sau 1 giấc ngủ trưa bạn sẽ cảm thấy đầu óc tỉnh táo, khỏe khoắn.

Việc phân chia thời gian học tập và làm việc hiệu quả thực sự rất là khó khăn, chúng ta phải cân bằng được việc học và việc làm đặc biệt là đối với những bạn sinh viên nó càng trở nên khó khăn hơn. Trước hết để phân chia thời gian, bạn cần lên 1 cái plan công việc nào ưu tiên hơn thì sắp xếp trước để dễ dàng thực hiện theo.

lên kế hoạch chi tiết nhưng đừng quá tự gây áp lực cho mình, điều đó làm bạn stress hơn đấy ^^

Mình nghĩ nên phân chia công việc của mình theo thứ tự ưu tiên và điều đặc biệt là không trì hoãn

Sau đây là cách giúp mình quản lý thời gian cho công việc & học tập mà bạn có thể tham khảo:
* Liệt kê những công việc cần phải làm: Bạn có thể ghi vào giấy note hoặc điện thoại tất cả công việc & nhiệm vụ mà bạn cần hoàn thành theo ngày/tuần/tháng.
* Sắp xếp công việc/nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên: Việc học đối với sinh viên là rất quan trọng. Vì thế, ngoài thời gian học chính bạn hãy tận dụng và sắp xếp công việc vào những khung giờ rảnh như chiều, tối hoặc lúc sáng sớm để hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất.
* Lên timeline cụ thể (thời khóa biểu theo tuần/tháng): Lập một timeline bằng Google Sheet sẽ giúp hạn chế thời gian “chết” và nó cũng thôi thúc bạn phải tiếp tục hoàn thành các nhiệm vụ tiếp theo.
* Tổng kết và thống kê thời gian: Ở tuần đầu, bạn hãy cân nhắc về thời gian của mỗi công việc mà bạn đã thực hiện. Tìm hiểu xem những công việc nào chiếm thời gian lớn hơn. Sau đó chọn lọc và sắp xếp chúng một cách hợp lý.
* Tính kỷ luật và thói quen: Hãy rèn luyện tính kỷ luật về thời gian để tránh việc trì hoãn từ ngày này qua ngày khác. Đôi lúc bạn có thể cảm thấy hơi “stress” khi deadline ngày một gần hơn. Nhưng tin mình đi, khi kỷ luật trở thành thói quen sẽ giúp bạn rất nhiều cho tương lai sau này.
* Kiên trì: Mình đã bắt đầu kiên trì rèn luyện kỹ năng này trong 3 tháng gần đây và thật sự nó đã tăng hiệu quả công việc lên đáng kể. Đặc biệt, mỗi sáng mình đều lướt timeline để theo dõi tiến trình + nhiệm vụ mà mình đã đề ra. Vì thế, để quản lý thời gian ngoài những yếu tố trên thì hãy trau dồi thêm tính kiên trì bạn nhé!