Bạn có hay mang công việc về nhà không?
Hello mọi người, đúng như tiêu đề câu hỏi thì mình muốn biết: Liệu mọi người có hay mang công việc về nhà không? Tại sao bạn lại mang công việc về nhà trong khi đã dành đến 8 tiếng (thời gian làm việc trung bình 1 ngày) cho công việc rồi và đáng ra thời gian đó bạn nên dành cho bản thân và gia đình. Điều đó có khiến bạn gặp trở ngại gì không?
công việc
,chuyện công sở
,kỹ năng mềm
Mình không thích và cũng không hay mang công việc về nhà vì mình không muốn quỹ thời gian cuả mình bị đảo lộn vì ngoài công việc thì mình còn có khá nhiều thứ để bận tâm. Đương nhiên là cũng có ngoại lệ khi chạy dự án, công việc nhiều, thực sự không thể hoàn thành trong khỏang thời gian làm việc trên công ty hay những gì mình đã lên kế hoạch thì mình vẫn buộc phải mang việc về nhà để kịp tiến độ thôi. Và đúng là điều đó khiến mình khá căng thẳng, không có thời gian thực sự quan tâm đến gia đình và cả sở thích riêng của bản thân.
Còn với những công việc vẫn diễn ra bình thường mà bạn vẫn phải đem công việc về nhà thì chỉ còn cách tăng năng suất làm việc và bạn sẽ có một cuộc sống cân bằng. Bạn cũng có thể tham khảo những tips này:
Lên kế hoạch các công việc cần làm theo thứ tự ưu tiên
Với một bản kế hoạch như vậy, bạn hoàn toàn có thể nắm được các công việc mình cần làm một cách cụ thể, chi tiết nhất, tránh bị bỏ sót việc. Sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên khiến não bộ của bạn tiếp nhận và xử lí công việc một cách nhanh hơn, hiệu quả hơn, không bị rối giữa các công việc cần làm. Cùng đó, áp lực thời gian đòi hỏi sự tập trung cao, và bạn sẽ thấy bản danh sách kia hoàn toàn có thể được xử lý.
2. Đừng lãng phí thời gian
Đương nhiên, không muốn mang việc về nhà thì hãy dành trọn thời gian của công việc chỉ để làm việc và chỉ cho công việc, việc gì không quan trọng, bỏ qua. Xác định thứ tự ưu tiên, dành toàn bộ thời gian để hoàn tất phần việc phải làm. Hãy nhớ những việc không cần thiết, hoặc việc bạn muốn làm có thể đang “đánh cắp” của bạn những giờ làm việc vàng ngọc.
Thay vì tập trung vào bản kế hoạch, bạn lại thấy mình đang lướt Facebook hay chat chit với bạn bè, điều này sẽ khiến cán cân công việc – cuộc sống của bạn luôn trong tình trạng mất cân bằng, bởi không điều gì bạn làm cho thấu đáo.
3. Học cách từ chối
Việc này không chỉ giúp bạn kiểm soát tốt hơn quỹ thời gian của mình, mà còn cho bạn khoảng thời gian tự do để làm những việc mình thích.
Mình để đường link này, mọi người sẽ tham khảo nhiều hơn từ mọi người về cách từ chối:
4. Tìm sự trợ giúp
Tìm kiếm sự giúp đỡ đôi khi cũng khó khăn chẳng kém việc từ chối, nhưng điều này vô cùng hữu ích. Hãy nhờ người thân, bạn bè chia sẻ việc nhà khi bạn phải làm thêm giờ hay đi công tác, kết nối với các đồng nghiệp trong trường hợp bạn cần hỗ trợ.
Vì một tương lai không mang việc về nhà, chúc mọi người áp dụng thành công😄
Lưu Phương Mai
Mình không thích và cũng không hay mang công việc về nhà vì mình không muốn quỹ thời gian cuả mình bị đảo lộn vì ngoài công việc thì mình còn có khá nhiều thứ để bận tâm. Đương nhiên là cũng có ngoại lệ khi chạy dự án, công việc nhiều, thực sự không thể hoàn thành trong khỏang thời gian làm việc trên công ty hay những gì mình đã lên kế hoạch thì mình vẫn buộc phải mang việc về nhà để kịp tiến độ thôi. Và đúng là điều đó khiến mình khá căng thẳng, không có thời gian thực sự quan tâm đến gia đình và cả sở thích riêng của bản thân.
Còn với những công việc vẫn diễn ra bình thường mà bạn vẫn phải đem công việc về nhà thì chỉ còn cách tăng năng suất làm việc và bạn sẽ có một cuộc sống cân bằng. Bạn cũng có thể tham khảo những tips này:
Lên kế hoạch các công việc cần làm theo thứ tự ưu tiên
Với một bản kế hoạch như vậy, bạn hoàn toàn có thể nắm được các công việc mình cần làm một cách cụ thể, chi tiết nhất, tránh bị bỏ sót việc. Sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên khiến não bộ của bạn tiếp nhận và xử lí công việc một cách nhanh hơn, hiệu quả hơn, không bị rối giữa các công việc cần làm. Cùng đó, áp lực thời gian đòi hỏi sự tập trung cao, và bạn sẽ thấy bản danh sách kia hoàn toàn có thể được xử lý.
2. Đừng lãng phí thời gian
Đương nhiên, không muốn mang việc về nhà thì hãy dành trọn thời gian của công việc chỉ để làm việc và chỉ cho công việc, việc gì không quan trọng, bỏ qua. Xác định thứ tự ưu tiên, dành toàn bộ thời gian để hoàn tất phần việc phải làm. Hãy nhớ những việc không cần thiết, hoặc việc bạn muốn làm có thể đang “đánh cắp” của bạn những giờ làm việc vàng ngọc.
Thay vì tập trung vào bản kế hoạch, bạn lại thấy mình đang lướt Facebook hay chat chit với bạn bè, điều này sẽ khiến cán cân công việc – cuộc sống của bạn luôn trong tình trạng mất cân bằng, bởi không điều gì bạn làm cho thấu đáo.
3. Học cách từ chối
Việc này không chỉ giúp bạn kiểm soát tốt hơn quỹ thời gian của mình, mà còn cho bạn khoảng thời gian tự do để làm những việc mình thích.
Mình để đường link này, mọi người sẽ tham khảo nhiều hơn từ mọi người về cách từ chối:
Làm thế nào để nói lời "từ chối"?
www.noron.vn
4. Tìm sự trợ giúp
Tìm kiếm sự giúp đỡ đôi khi cũng khó khăn chẳng kém việc từ chối, nhưng điều này vô cùng hữu ích. Hãy nhờ người thân, bạn bè chia sẻ việc nhà khi bạn phải làm thêm giờ hay đi công tác, kết nối với các đồng nghiệp trong trường hợp bạn cần hỗ trợ.
Vì một tương lai không mang việc về nhà, chúc mọi người áp dụng thành công😄
Thảo Hoang
Minh Minh
Thời gian đầu thì do lính mới, chưa quen việc nên gần như ngày nào cũng mang việc về nhà làm, cảm thấy bị stress nặng luôn ấy. Sau quen dần thì việc mang về nhà cũng ít đi đôi chút. Như vậy mình có thời gian để học những thứ khác, care đến bản thân cũng như gia đình nữa. Nhưng mình vẫn cảm thấy mình vẫn hay bị mang việc về nhà ấy. Có bác nào có cách hạn chế không chứ dần già như thế cũng chán việc sớm:(((