Bạn có cảm nhận thế nào khi nghe ca khúc Chú Đại Bi (Vô Lượng) của Masew, Khoi Vu?

  1. Âm nhạc

  2. Tâm linh

Mình gửi link để các bạn tiện lắng nghe trước khi chia sẻ cảm nhận:

Từ khóa: 

âm nhạc

,

tâm linh

Nghe hài hài thật, tiếng Phạn mà hát như tiếng Việt. Hết chủ đề rồi nên phổ nhạc luôn cho Kinh :)))

Nhưng cũng phải nói, Chú Đại Bi khó thuộc cực, việc phổ nhạc giúp dễ thuộc hơn, dễ phổ biến hơn. Nói chung, phát âm đúng 1 số chữ thì bài này ổn, vì nó là tiếng Phạn chứ ko phải tiếng Việt, phát âm sai có thể khiến nghĩa bị sai, đọc thần chú mà sai 1 chữ thì cũng ko có tác dụng rồi :)))

Với cá nhân mình thì thấy nhạc thế này phù hợp với bài chú, nhưng ko phù hợp với lỗ tai của mình. Nên mình vẫn chọn các trì chú bản gốc hơn :D

Trả lời

Nghe hài hài thật, tiếng Phạn mà hát như tiếng Việt. Hết chủ đề rồi nên phổ nhạc luôn cho Kinh :)))

Nhưng cũng phải nói, Chú Đại Bi khó thuộc cực, việc phổ nhạc giúp dễ thuộc hơn, dễ phổ biến hơn. Nói chung, phát âm đúng 1 số chữ thì bài này ổn, vì nó là tiếng Phạn chứ ko phải tiếng Việt, phát âm sai có thể khiến nghĩa bị sai, đọc thần chú mà sai 1 chữ thì cũng ko có tác dụng rồi :)))

Với cá nhân mình thì thấy nhạc thế này phù hợp với bài chú, nhưng ko phù hợp với lỗ tai của mình. Nên mình vẫn chọn các trì chú bản gốc hơn :D

Ý kiến cá nhân mình thôi nhé. Có thể lấy cảm hứng từ kinh Phật, hoặc thậm chí Đức Phật để sáng tác, tất nhiên khi đụng đến chủ đề thiêng liêng này thì phải nghiêm túc, không bỡn bợt, tôn kính. Mình không hiểu lời bài hát, nếu là tác giả tự sáng tác và đáp ứng những tiêu chí mình nói ở trên thì không có vấn đề gì. Còn nếu ca sĩ lấy nguyên si lời kinh, thêm nhạc vào thì mình nghĩ không nên. Mình cũng không ủng hộ ý kiến cho rằng bài hát mang Phật Giáo đến với công chúng hơn. Nếu nói mang Phật Giáo đến với công chúng, mình kính trọng những cuốn sách như "An lạc trong từng bước chân" hơn nhiều. Đạo Công Giáo không thiếu những bài hát về Thiên Chúa rất hay nhưng tuyệt đối không phổ nhạc cho kinh kệ.
Chỉ cần truyền đạo đúng đắn thì việc giảng kinh theo cách nào cũng thành tựu. Mình thấy đây cũng là một hình thức hay để Chú Đại Bi tiếp cận gần gũi với người trẻ và cũng dễ nghe dễ thuộc hơn nhiều so với bản truyền thống. 84 câu chú đều là tiếng Phạn nên để thuộc không phải đơn giản, bản phối này có thể là một cách hiệu quả. Chắc chắn đây sẽ là bài hát bền vững, được nghe đi nghe lại nhiều lần.
Tuy nhiên mình mong là Masew đừng bao giờ mang bản phối này ra đi diễn, sẽ làm mất đi sự tôn nghiêm vốn có. 
Nhưng mình thích Chú Đại Bi trong bản phối 1 Điếu của Wowy hơn:

K cảm thụ được, nghe mất đi sự tôn nghiêm của Phật chú phổ biến nhất tại VN. Âm tiết này k thích hợp để trì tụng, có 1 sự kích động tâm não nhẹ
Khen cho tinh thần phổ nhạc hiện đại, lan tỏa tư tưởng đạo Phật, nhưng sai ý chỉ. Phản bác cách làm này. 

Chú Đại Bi khó thuộc, đó cũng là một phần gian nan ý nghĩa. Chứ Chú Đại Bi mà chạy vào trong đầu như lời bài hát, trên con beat nào đấy thì tôi cứ thấy nó cấn cấn. Rồi thứ vang vang trong đầu người ta là cái cách anh ca sĩ hát bài này chứ có phải Chú Đại Bi đâu?

Nghe bản remake này thì liệu có tác dụng như bản gốc là tránh được tà ma, hung khí, an thần, dễ ngũ, tốt cho tinh thần hay không? Hay là để nghe cho vui tai thôi nhỉ? 

Lời hơi khó hiểu nhưng nếu tĩnh tâm để lắng nghe thì cảm thấy khá thoải mái và thư giãn

Cá nhân mình thích Vô Lượng bản ngắn hơn. Beat khá bắt tai, phần lời thì vì cố gắng nhồi 84 câu vào một bài nhạc có vài ba phút nên phần nào làm mất đi sự trang nghiêm và an nhiên thư thái vốn có của Chú Đại Bi.

Nghe nó cứ bị làm sao í anh :)) Hơi khó nghe, mặc dù đã dược remix 🤯